Từ chỗ thừa cung, thiếu thị trường, đến nay nguồn cung cồn ethanol để phối trộn thành xăng E5 lại trở nên khan hiếm do các nhà máy đóng cửa hàng loạt
Theo lộ trình mới nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ ngày 1-6, 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại 8 tỉnh, TP lớn và 50% cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương còn lại phải bán xăng sinh học (xăng E5) thay thế xăng RON 92.
Luẩn quẩn cung - cầu
Để phục vụ lộ trình đưa xăng sinh học vào đời sống với kỳ vọng thay thế được xăng khoáng, đã có 7 dự án nhà máy sản xuất cồn ethanol hình thành. Tuy nhiên, số phận của các nhà máy này lại vô cùng gian truân khi nơi thì ngừng hoạt động, nơi bị bỏ dở dang.
Sự kiện Nhà máy Bio ethanol Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) do Công ty CP Sinh học dầu khí Miền Trung (PCB) đầu tư phải tạm dừng hoạt động không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, Nhà máy ethanol Bình Phước (tỉnh Bình Phước) do Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông làm chủ đầu tư cũng phải tạm ngừng sau khi vận hành thử nghiệm. Dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) cũng dừng lại ở giai đoạn xây dựng dở dang.
Đến nay, theo thông tin chính thức, chỉ còn một doanh nghiệp trụ vững để sản xuất cồn ethanol là Công ty TNHH Tùng Lâm (Đồng Nai). Song, để bám trụ, công ty này đã phải linh hoạt trong phương thức kinh doanh cũng như đa dạng mặt hàng, tức là không chỉ chăm chăm sản xuất duy nhất loại cồn cho xăng. Với quy mô công suất 60.000 MT/năm sản xuất từ sắn tại tỉnh Đồng Nai, nhà máy này đã sản xuất cả cồn 99 % pha xăng và cồn 95% dùng trong thực phẩm và công nghiệp.
Tình trạng này dẫn đến thực tế, nguồn cung cồn ethanol không còn thừa mứa như những năm trước mà đang rất hạn chế. “Đây là vòng luẩn quẩn. Xuất phát ban đầu là đầu tư lớn nhưng không có thị trường tiêu thụ dẫn đến các nhà máy thua lỗ, ngân hàng không cho vay vốn, không tìm được lối ra nên phải đóng cửa. Đến nay, khi lộ trình bán rộng rãi xăng E5 sắp triển khai thì các nhà máy sản xuất cồn đã dừng hoạt động. Thế nên, từ dư thừa lại trở thành khan hiếm nguồn cung. Khan hiếm nguồn cung thì nhà nước sẽ khó quyết định ngừng hẳn xăng RON 92 bởi lỡ Công ty TNHH Tùng Lâm gặp sự cố thì không lấy đâu ra nguồn thay thế” - đại diện Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) nhận định.
Ông Nguyễn Văn Tiu, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xăng dầu Tự Lực 1 (Hà Nội), cho biết công ty đã ngừng bán xăng E5 do một phần không hiệu quả kinh tế nhưng cái chính là không nhập được hàng. “Tại Hà Nội hiện chỉ còn vài cây xăng bán xăng E5, chủ yếu nhập từ 2 đầu mối lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng lượng tiêu thụ rất ít. Hiện tại, lo nguồn cung căng thẳng hơn là lo không có khách mua hàng” - ông Tiu ngao ngán.
Cần dừng bán xăng RON 92
Đại diện các đầu mối xăng dầu đều nhận định mục tiêu đưa xăng E5 vào sử dụng đại trà là phù hợp xu thế bởi xăng khoáng chắc chắn sẽ cạn kiệt trong tương lai và vấn đề bảo vệ môi trường đang là bài toán cần giải khẩn cấp. Do đó, doanh nghiệp không có lý do gì từ chối bán xăng E5, cũng không hề ngần ngại tuyên truyền với khách hàng về những ưu điểm của loại xăng này. “Muốn làm tốt việc đưa xăng E5 thay thế RON 92 thì không thể trông chờ thị trường sẽ thay đổi dần. Với giá bán chênh lệch không đáng kể, nếu bán song song 2 loại, chắc chắn khách hàng sẽ chọn RON 92. Mỗi tháng, Saigon Petro bán ra chỉ khoảng 1.200 m3 xăng E5, trong khi xăng RON 92 lên tới 30.000 m3. Nếu không có chế tài thì chắc chắn không thể đạt được mục tiêu” - đại diện Saigon Petro phân tích.
Theo ông Tiu, giá sản xuất cồn ethanol hiện là 15.000 đồng/lít. Nếu tính cả chi phí vận chuyển từ miền Nam ra Hà Nội, giá mỗi lít lên đến 17.000 đồng. “Giá này không thể cạnh tranh được nếu như bán song song với xăng khoáng. Muốn khách mua thì phải giảm thuế môi trường hơn nữa. Thuế môi trường mới chỉ ưu đãi cho 5% cồn phối trộn. Đồng thời, phải kiên quyết dừng bán xăng RON 92 thì mới bán được E5. Nếu không quyết liệt thì nguy cơ vỡ trận là đương nhiên” - ông Tiu nhận định.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguồn cung đang “tê liệt” thì liệu có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. “Đây là bài toán tổng thể. Phải đồng bộ từ hoạt động của vùng nguyên liệu sản xuất cồn đến chính sách ưu đãi. Các nhà máy có kế hoạch hoạt động trở lại thì người dân vùng nguyên liệu mới trồng lại sắn. Muốn thế, phải có chính sách cụ thể để tái khởi động, trong đó nêu rõ thời hạn thực hiện” - đại diện một doanh nghiệp xăng dầu miền Bắc góp ý.
Vị đại diện này cho biết thêm doanh nghiệp của ông đã chuẩn bị sẵn một số tổng kho phối trộn tại miền Nam để thực hiện lộ trình theo chỉ đạo của nhà nước. Tuy nhiên, do chưa đi vào giai đoạn bắt buộc nên chỉ hoạt động cầm chừng, gây lãng phí, thiếu hiệu quả.
Tại TP HCM, xăng E5 được bán thí điểm từ năm 2010 và phân phối đại trà từ năm 2015 nhưng sản lượng bán ra trên tổng lượng xăng tiêu thụ vẫn chưa tới 5%. Theo mục tiêu của Sở Công Thương TP HCM, từ năm 2016, TP HCM phấn đấu 100% cửa hàng có bán xăng E5. Tuy nhiên, chủ trương này chủ yếu là vận động doanh nghiệp tự giác. Do vậy, theo khảo sát của phóng viên, hệ thống phân phối vẫn chưa mặn mà với xăng E5. Vẫn còn nhiều cửa hàng chưa bán xăng E5, nếu có cũng không ở vị trí thuận lợi để người tiêu dùng nhận biết.
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP HCM cho biết sản lượng xăng E5 bán ra thấp đã nằm trong dự báo do triển khai không đồng bộ. Hơn nữa, yêu cầu 100% cửa hàng có bán xăng E5 cũng không thể đẩy sản lượng tiêu thụ do lợi nhuận thấp. Vì vậy, doanh nghiệp phân phối vẫn chờ kéo giãn khoảng cách giá giữa xăng E5 và A92 hoặc ngưng bán xăng A92. Đối với người tiêu dùng, xăng E5 rẻ hơn A92 500 đồng/lít là chưa nhiều, trong khi họ vẫn nghi ngờ về chất lượng của xăng sinh học.
Theo lộ trình mới nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ ngày 1-6, 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại 8 tỉnh, TP lớn và 50% cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các địa phương còn lại phải bán xăng sinh học (xăng E5) thay thế xăng RON 92.
Luẩn quẩn cung - cầu
Để phục vụ lộ trình đưa xăng sinh học vào đời sống với kỳ vọng thay thế được xăng khoáng, đã có 7 dự án nhà máy sản xuất cồn ethanol hình thành. Tuy nhiên, số phận của các nhà máy này lại vô cùng gian truân khi nơi thì ngừng hoạt động, nơi bị bỏ dở dang.
Sự kiện Nhà máy Bio ethanol Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) do Công ty CP Sinh học dầu khí Miền Trung (PCB) đầu tư phải tạm dừng hoạt động không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, Nhà máy ethanol Bình Phước (tỉnh Bình Phước) do Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông làm chủ đầu tư cũng phải tạm ngừng sau khi vận hành thử nghiệm. Dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) cũng dừng lại ở giai đoạn xây dựng dở dang.
Đến nay, theo thông tin chính thức, chỉ còn một doanh nghiệp trụ vững để sản xuất cồn ethanol là Công ty TNHH Tùng Lâm (Đồng Nai). Song, để bám trụ, công ty này đã phải linh hoạt trong phương thức kinh doanh cũng như đa dạng mặt hàng, tức là không chỉ chăm chăm sản xuất duy nhất loại cồn cho xăng. Với quy mô công suất 60.000 MT/năm sản xuất từ sắn tại tỉnh Đồng Nai, nhà máy này đã sản xuất cả cồn 99 % pha xăng và cồn 95% dùng trong thực phẩm và công nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tiu, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xăng dầu Tự Lực 1 (Hà Nội), cho biết công ty đã ngừng bán xăng E5 do một phần không hiệu quả kinh tế nhưng cái chính là không nhập được hàng. “Tại Hà Nội hiện chỉ còn vài cây xăng bán xăng E5, chủ yếu nhập từ 2 đầu mối lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng lượng tiêu thụ rất ít. Hiện tại, lo nguồn cung căng thẳng hơn là lo không có khách mua hàng” - ông Tiu ngao ngán.
Cần dừng bán xăng RON 92
Đại diện các đầu mối xăng dầu đều nhận định mục tiêu đưa xăng E5 vào sử dụng đại trà là phù hợp xu thế bởi xăng khoáng chắc chắn sẽ cạn kiệt trong tương lai và vấn đề bảo vệ môi trường đang là bài toán cần giải khẩn cấp. Do đó, doanh nghiệp không có lý do gì từ chối bán xăng E5, cũng không hề ngần ngại tuyên truyền với khách hàng về những ưu điểm của loại xăng này. “Muốn làm tốt việc đưa xăng E5 thay thế RON 92 thì không thể trông chờ thị trường sẽ thay đổi dần. Với giá bán chênh lệch không đáng kể, nếu bán song song 2 loại, chắc chắn khách hàng sẽ chọn RON 92. Mỗi tháng, Saigon Petro bán ra chỉ khoảng 1.200 m3 xăng E5, trong khi xăng RON 92 lên tới 30.000 m3. Nếu không có chế tài thì chắc chắn không thể đạt được mục tiêu” - đại diện Saigon Petro phân tích.
Theo ông Tiu, giá sản xuất cồn ethanol hiện là 15.000 đồng/lít. Nếu tính cả chi phí vận chuyển từ miền Nam ra Hà Nội, giá mỗi lít lên đến 17.000 đồng. “Giá này không thể cạnh tranh được nếu như bán song song với xăng khoáng. Muốn khách mua thì phải giảm thuế môi trường hơn nữa. Thuế môi trường mới chỉ ưu đãi cho 5% cồn phối trộn. Đồng thời, phải kiên quyết dừng bán xăng RON 92 thì mới bán được E5. Nếu không quyết liệt thì nguy cơ vỡ trận là đương nhiên” - ông Tiu nhận định.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguồn cung đang “tê liệt” thì liệu có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. “Đây là bài toán tổng thể. Phải đồng bộ từ hoạt động của vùng nguyên liệu sản xuất cồn đến chính sách ưu đãi. Các nhà máy có kế hoạch hoạt động trở lại thì người dân vùng nguyên liệu mới trồng lại sắn. Muốn thế, phải có chính sách cụ thể để tái khởi động, trong đó nêu rõ thời hạn thực hiện” - đại diện một doanh nghiệp xăng dầu miền Bắc góp ý.
Vị đại diện này cho biết thêm doanh nghiệp của ông đã chuẩn bị sẵn một số tổng kho phối trộn tại miền Nam để thực hiện lộ trình theo chỉ đạo của nhà nước. Tuy nhiên, do chưa đi vào giai đoạn bắt buộc nên chỉ hoạt động cầm chừng, gây lãng phí, thiếu hiệu quả.
Tại TP HCM, xăng E5 được bán thí điểm từ năm 2010 và phân phối đại trà từ năm 2015 nhưng sản lượng bán ra trên tổng lượng xăng tiêu thụ vẫn chưa tới 5%. Theo mục tiêu của Sở Công Thương TP HCM, từ năm 2016, TP HCM phấn đấu 100% cửa hàng có bán xăng E5. Tuy nhiên, chủ trương này chủ yếu là vận động doanh nghiệp tự giác. Do vậy, theo khảo sát của phóng viên, hệ thống phân phối vẫn chưa mặn mà với xăng E5. Vẫn còn nhiều cửa hàng chưa bán xăng E5, nếu có cũng không ở vị trí thuận lợi để người tiêu dùng nhận biết.
Đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại TP HCM cho biết sản lượng xăng E5 bán ra thấp đã nằm trong dự báo do triển khai không đồng bộ. Hơn nữa, yêu cầu 100% cửa hàng có bán xăng E5 cũng không thể đẩy sản lượng tiêu thụ do lợi nhuận thấp. Vì vậy, doanh nghiệp phân phối vẫn chờ kéo giãn khoảng cách giá giữa xăng E5 và A92 hoặc ngưng bán xăng A92. Đối với người tiêu dùng, xăng E5 rẻ hơn A92 500 đồng/lít là chưa nhiều, trong khi họ vẫn nghi ngờ về chất lượng của xăng sinh học.
Phương Nhung - An Na (Người Lao Động)
Relate Threads