Đây là nội dung được đại diện Bộ Tài chính đưa ra tại phiên họp báo quý I/2017. Giá xăng dầu Việt Nam đang thấp hơn so với 136 nước trên thế giới, trong đó thấp hơn Lào 4.806 đồng/lít, Campuchia 2.826 đồng/lít, Singapore 16.175 đồng/lít và Hồng Kông 26.518 đồng/lít.
Trao đổi tại phiên họp báo quý I của Bộ Tài chính diễn ra chiều nay (10/4), ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho hay, một trong những cơ sở để bộ này đề xuất nâng khung thuế suất thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng từ 1.000-4.000 đồng/lít hiện tại lên 3.000-8.000 đồng/lít là mức giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam vẫn đang nằm trong mức thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Minh chứng cho luận điểm của mình, ông Thi dẫn xếp hạng gần nhất vào ngày 3/4 cho thấy, giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện đang rất thấp. Trong số 180 quốc gia trên thế giới, giá xăng dầu ở Việt Nam xếp thứ 44 từ thấp lên cao, hay nói cách khác, có đến 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu đắt hơn Việt Nam. Trong khu vực, Philippines xếp thứ 55, Campuchia xếp thứ 58, Thái Lan xếp thứ 88.
Cập nhật đến ngày 6/4, giá xăng dầu tại Lào đang cao hơn Việt Nam 4.806 đồng/lít, Campuchia đang cao hơn 2.826 đồng/lít, Thái Lan cao hơn 1.166 đồng/lít, Philippines cao hơn 3.375 đồng/lít; Singapore cao hơn 16.175 đồng/lít và Hồng Kông cao hơn 26.518 đồng/lít.
Ông Thi cũng khẳng định rằng, tỷ trọng thuế trong giá bán xăng dầu của Việt Nam hiện đang ở mức thấp. Bởi, "giá xăng dầu và giá dầu thô là theo giá thế giới, trong khi giá bán lẻ của các nước lại cao hơn chứng tỏ các khoản thuế của họ, không biết là thuế gì song chắc chắn cao hơn Việt Nam", vị đại diện Bộ Tài chính nhận định.
Cụ thể, tỷ lệ thuế (gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức 37,24% với xăng, 21,14% với diesel, 11,5% với dầu hỏa và 18,4% với mazut. Trong khi, tỷ lệ này tại Hàn Quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40%, Lào khoảng 56%.
Còn nhớ, hồi đầu năm nay, khi đề cập đến vấn đề này, ông Vũ Khắc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cũng đã từng đưa ra nhận định: Trong bối cảnh hội nhập, thuế nhập khẩu sẽ về còn 0-5%, giá xăng dầu sẽ rất rẻ. Việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp nhằm để giá xăng dầu trong nước không thấp hơn các nước xung quanh, tránh việc buôn lậu.
Chiều 5/4 vừa qua, theo quyết định của liên Bộ Tài chính - Công Thương, sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng RON 92 đã giảm 81 đồng/lít xuống mức tối đa 17.233 đồng/lít và xăng sinh học E5 giảm 67 đồng/lít xuống 17.032 đồng/lít. Các mặt hàng dầu diesel giảm 369 đồng/lít xuống mức tối đa 13.469 đồng/lít và dầu hỏa giảm 189 đồng/lít xuống 11.988 đồng/lít. Dầu mazut được điều chỉnh giảm 234 đồng/kg xuống 10.616 đồng/kg.
Cùng việc giá cơ sở giảm, trong quý II năm 2017, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng cũng đã giảm từ 10,56% xuống 10,21 %; dầu diesel giảm từ 1,98% xuống 1,18%. Thuế nhập khẩu dầu hỏa giảm từ 0,08% xuống 0,07%; dầu mazut giữ nguyên 2,66%.
Minh chứng cho luận điểm của mình, ông Thi dẫn xếp hạng gần nhất vào ngày 3/4 cho thấy, giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện đang rất thấp. Trong số 180 quốc gia trên thế giới, giá xăng dầu ở Việt Nam xếp thứ 44 từ thấp lên cao, hay nói cách khác, có đến 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu đắt hơn Việt Nam. Trong khu vực, Philippines xếp thứ 55, Campuchia xếp thứ 58, Thái Lan xếp thứ 88.
Cập nhật đến ngày 6/4, giá xăng dầu tại Lào đang cao hơn Việt Nam 4.806 đồng/lít, Campuchia đang cao hơn 2.826 đồng/lít, Thái Lan cao hơn 1.166 đồng/lít, Philippines cao hơn 3.375 đồng/lít; Singapore cao hơn 16.175 đồng/lít và Hồng Kông cao hơn 26.518 đồng/lít.
Ông Thi cũng khẳng định rằng, tỷ trọng thuế trong giá bán xăng dầu của Việt Nam hiện đang ở mức thấp. Bởi, "giá xăng dầu và giá dầu thô là theo giá thế giới, trong khi giá bán lẻ của các nước lại cao hơn chứng tỏ các khoản thuế của họ, không biết là thuế gì song chắc chắn cao hơn Việt Nam", vị đại diện Bộ Tài chính nhận định.
Cụ thể, tỷ lệ thuế (gồm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức 37,24% với xăng, 21,14% với diesel, 11,5% với dầu hỏa và 18,4% với mazut. Trong khi, tỷ lệ này tại Hàn Quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40%, Lào khoảng 56%.
Còn nhớ, hồi đầu năm nay, khi đề cập đến vấn đề này, ông Vũ Khắc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cũng đã từng đưa ra nhận định: Trong bối cảnh hội nhập, thuế nhập khẩu sẽ về còn 0-5%, giá xăng dầu sẽ rất rẻ. Việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp nhằm để giá xăng dầu trong nước không thấp hơn các nước xung quanh, tránh việc buôn lậu.
Chiều 5/4 vừa qua, theo quyết định của liên Bộ Tài chính - Công Thương, sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng RON 92 đã giảm 81 đồng/lít xuống mức tối đa 17.233 đồng/lít và xăng sinh học E5 giảm 67 đồng/lít xuống 17.032 đồng/lít. Các mặt hàng dầu diesel giảm 369 đồng/lít xuống mức tối đa 13.469 đồng/lít và dầu hỏa giảm 189 đồng/lít xuống 11.988 đồng/lít. Dầu mazut được điều chỉnh giảm 234 đồng/kg xuống 10.616 đồng/kg.
Cùng việc giá cơ sở giảm, trong quý II năm 2017, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền đối với mặt hàng xăng cũng đã giảm từ 10,56% xuống 10,21 %; dầu diesel giảm từ 1,98% xuống 1,18%. Thuế nhập khẩu dầu hỏa giảm từ 0,08% xuống 0,07%; dầu mazut giữ nguyên 2,66%.
Bích Diệp - Dân Trí
Relate Threads