30 tuổi, là người Việt đầu tiên thay thế chuyên gia nước ngoài đảm nhận vị trí kỹ sư trưởng trên tàu Bình Minh 02.
Đó là Mai Văn Phương, chief gun - kỹ sư trưởng bộ phận vận hành nguồn nổ trên tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (Công ty dịch vụ khảo sát công trình ngầm - PTSC G&S thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN).
Việc 10 năm làm trong 3 năm
Bình Minh 02 là con tàu khảo sát địa chấn 2D đầu tiên của VN. Trong những năm đầu, toàn bộ nhân sự trên tàu đều là người nước ngoài, kể cả hàng hải.
Tháng 8-2009, Mai Văn Phương là một trong sáu người được công ty gửi xuống Bình Minh 02 thực tập. Chỉ một năm sau, anh trở thành ca trưởng người Việt đầu tiên trong bộ phận vận hành nguồn nổ.
Không lâu sau đó, bộ phận này lại khuyết vị trí kỹ sư trưởng (chief gun), phải thuê một chief gun người Philippines, rồi người này vì lý do sức khỏe phải chuyển về bờ. Phương khi đó mới chỉ là ca trưởng nhưng phải tạm thời đảm nhiệm vị trí thực tập kỹ sư trưởng, cùng với lãnh đạo tàu xử lý sự cố khi bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp (tháng 5-2011).
Sau đó công ty thuê một chief gun người Anh rồi người Scotland. Nhưng tất cả nhanh chóng xin nghỉ việc vì quá lo lắng sau vụ cắt cáp.
Đứng trước tình huống khó khăn, thử thách về tinh thần, Mai Văn Phương mạnh dạn và tự tin đảm nhận công việc thực tập kỹ sư trưởng. Khi đó Phương 30 tuổi.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, anh đã được các quản lý người nước ngoài trên tàu đánh giá cao và đề xuất lên làm chief gun của bộ phận vận hành nguồn nổ từ ngày 5-2-2012.
Ở vị trí này, không phải duy nhất Công ty PTSC G&S (đơn vị quản lý trực tiếp tàu Bình Minh 02) quyết định mà đầu tiên phải là “sếp” trực tiếp người nước ngoài trên tàu và cả ban lãnh đạo các công ty liên quan chấp nhận.
Phương đã trở thành kỹ sư trưởng người VN đầu tiên trên tàu Bình Minh 02 với thời gian kỷ lục: gần ba năm, vì theo tiêu chuẩn của Công ty CGG Veritas (Pháp) mà Công ty PTSC đang liên kết làm khảo sát địa chấn, từ một kỹ sư bình thường lên trưởng ca phải mất năm năm và năm năm nữa mới lên kỹ sư trưởng.
Để làm được điều đó, Phương không ngại những khó khăn mình phải vượt qua. Giai đoạn đầu mới xuống tàu vô cùng khó khăn vì Bình Minh 02 như một “Liên Hiệp Quốc thu nhỏ” với môi trường đa văn hóa.
Trên tàu, người Việt chỉ có sáu kỹ sư thực tập. Phương thẳng thắn nói: “Có những người nước ngoài sợ mình làm được việc, thay thế được họ thì họ mất việc nên tìm cách giao những việc như lau chùi, dọn dẹp, quét dọn... để mình không học được nghề, sai những việc không phải của kỹ sư làm.
Nhưng nếu tự ti, không suy nghĩ tích cực sẽ dễ nản, dễ chống lại, sẽ tạo ra sự bất đồng trong mối quan hệ và không thể học việc được. Khó khăn nữa là thói quen sinh hoạt của người Việt không phù hợp với người nước ngoài.
Rào cản nữa là ngoại ngữ. Lúc đó mới ra trường, giao tiếp chưa lưu loát, môi trường làm việc nhiều lúc ồn ào có người nói tiếng Anh không chuẩn, họ bảo lấy cái kìm mình lấy cái búa. Lại chịu khó học tiếng Anh của từng dụng cụ. Chịu khó để ý và nhớ. Bắt đầu từ những bước nhỏ nhất như vậy”.
Những sáng kiến hàng tỉ
Bốn năm đã trôi qua kể từ khi đảm nhiệm vị trí chief gun, kỹ sư Mai Văn Phương luôn gây ngạc nhiên với chính quản lý người nước ngoài và các đồng nghiệp trên tàu bởi sự quan sát tinh tế và khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Những sáng kiến của anh khi áp dụng đều thành công với hiệu quả cao, góp phần tránh hư hỏng thiết bị, giảm thiểu sự cố kỹ thuật, giảm thiểu tai nạn lao động và nâng cao độ an toàn làm việc trên tàu, giúp công ty tiết kiệm chi phí đến hàng chục tỉ đồng và góp phần đem lại thành công trong các dự án.
Ví dụ ý tưởng nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của umbilical (dây giữ súng hơi). Dây này thường xuyên bị hỏng. Nếu làm lại phải tốn mấy chục ngàn USD và phải thuê chuyên gia nước ngoài sang làm, nếu mua mới một dây phải mất khoảng 300.000 USD.
Với ý tưởng cải tiến của mình, umbilical không bị hỏng thường xuyên như trước và giúp công ty giảm thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi năm.
Thậm chí có lỗi mà các đời kỹ sư trưởng vận hành nguồn nổ người nước ngoài trước đó đều không khắc phục được. Mỗi chuyến đi làm, lỗi này xảy ra 3-4 lần, mỗi lần gây thiệt hại hàng chục ngàn USD chỉ riêng tàu Bình Minh 02, chưa kể chi phí của hàng chục con tàu bảo vệ và đặc biệt là ảnh hưởng uy tín dịch vụ, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện những dự án trong tương lai...
Ca đầu tiên làm chief gun, anh Phương đã áp dụng sáng kiến của mình và kết quả ngoài mong đợi. Sự cố đó không xảy ra lần nào nữa. Giải pháp này đã giúp công ty giảm thiệt hại hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Sáng kiến gần nhất anh đang làm là việc bảo dưỡng, sửa chữa bốn dãy súng hơi. Trước đó, kỹ sư trưởng người nước ngoài phải tháo ra từng chi tiết nhỏ, thời gian tháo rồi vận chuyển và đặc biệt khi ráp lại rất lâu, phải huy động nhiều người, thuê cẩu, thuê container, thuê công nhân, thuê bãi cất... với thời gian ít nhất 12 ngày, chi phí rất cao.
“Họ cứ tháo ra rồi mới ráp lại, giống như đập cái nhà rồi xây lại. Tôi không tháo ra mà cẩu toàn bộ, chỉ làm nửa ngày là xong, tổng thời gian mọi khâu chỉ mất bốn ngày, giảm được một nửa nhân công mà độ an toàn trong lao động cao hơn rất nhiều” - anh Phương cho hay.
Khẳng định khả năng người Việt
Anh Khôi Phạm, đội trưởng đội khảo sát địa chấn người Canada gốc Việt, luôn tự hào về đội ngũ kỹ sư VN trên tàu Bình Minh 02 và khẳng định: “Anh em người Việt rất giỏi, thông minh, luôn có nhiều ý tưởng cải tiến giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. Phương là một người như vậy. Tôi đã làm việc với nhiều người nước ngoài nhưng khi hỏng cái gì là họ đề xuất mua chứ không chịu khó mày mò, nghiên cứu và khắc phục như kỹ sư người Việt”.
Cứ miệt mài, âm thầm làm việc, kỹ sư trưởng Mai Văn Phương cũng không nghĩ đến một ngày mình sẽ nhận danh hiệu Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2013, Gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2013, có bằng Lao động sáng chế (năm 2015) của Tổng liên đoàn Lao động VN, đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014 do Trung ương Đoàn tổ chức...
Người kỹ sư trưởng tâm sự: “Tôi vui và tự hào vì mình đã làm được tốt vị trí chief gun mà không hổ thẹn so với những người tiền nhiệm. Vượt qua những khó khăn trong từng ca đi biển, tôi cảm thấy tự tin hơn. Những mệt mỏi cũng vơi đi khi đã xác định trái tim mình phải luôn hướng về quê hương, đất nước.
Bình Minh 02 như ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi yêu và rất tự hào về công việc mình đang làm. Đó là động lực để sáng tạo.
Một khi đã thật sự đam mê thì chịu để ý, tìm hiểu và luôn nghĩ ra cách làm cho đơn giản, an toàn và hiệu quả hơn. Làm việc nhẹ nhàng hơn thì mới có sức khỏe tập trung vào những việc khó hơn, thúc đẩy công việc tốt hơn. Đó là cách thể hiện tình yêu đất nước thiết thực nhất”.
Với người kỹ sư trưởng ấy, thành công là một quá trình chứ không phải là một đích đến. Anh chia sẻ: “Tôi không cho phép mình hài lòng với những gì đạt được hôm nay mà tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện mình hơn nữa. Tôi luôn ý thức vai trò tiên phong của mình để làm gương, truyền lửa cho đồng nghiệp người Việt trên tàu. Hiện tại những vị trí kỹ sư từ ca trưởng trở xuống đã được người Việt Nam đảm trách hoàn toàn”.
Là người VN đầu tiên được thử thách ở vị trí chief gun trong lĩnh vực khảo sát địa chấn, chàng kỹ sư trẻ luôn tâm niệm: “Tôi muốn khẳng định cho những đồng nghiệp nước ngoài thấy người VN không hề yếu kém như họ nghĩ, người VN không những làm được mà còn làm tốt trong lĩnh vực này.
Khi có quyết tâm, mình thật sự hăng say, muốn đi đầu, truyền lửa cho tất cả anh em người Việt để họ cũng nhìn vào mình mà tự tin hơn, tạo ra một đội ngũ “thiện chiến”. Ý thức của một người tiên phong rất cao cộng thêm ý chí, tôi muốn khẳng định: chúng ta có thể làm được. Vì thế tôi luôn cố gắng trong từng công việc nhỏ, cho nó thật hoàn hảo”.
Đó là Mai Văn Phương, chief gun - kỹ sư trưởng bộ phận vận hành nguồn nổ trên tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (Công ty dịch vụ khảo sát công trình ngầm - PTSC G&S thuộc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN).
Việc 10 năm làm trong 3 năm
Bình Minh 02 là con tàu khảo sát địa chấn 2D đầu tiên của VN. Trong những năm đầu, toàn bộ nhân sự trên tàu đều là người nước ngoài, kể cả hàng hải.
Tháng 8-2009, Mai Văn Phương là một trong sáu người được công ty gửi xuống Bình Minh 02 thực tập. Chỉ một năm sau, anh trở thành ca trưởng người Việt đầu tiên trong bộ phận vận hành nguồn nổ.
Sau đó công ty thuê một chief gun người Anh rồi người Scotland. Nhưng tất cả nhanh chóng xin nghỉ việc vì quá lo lắng sau vụ cắt cáp.
Đứng trước tình huống khó khăn, thử thách về tinh thần, Mai Văn Phương mạnh dạn và tự tin đảm nhận công việc thực tập kỹ sư trưởng. Khi đó Phương 30 tuổi.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, anh đã được các quản lý người nước ngoài trên tàu đánh giá cao và đề xuất lên làm chief gun của bộ phận vận hành nguồn nổ từ ngày 5-2-2012.
Ở vị trí này, không phải duy nhất Công ty PTSC G&S (đơn vị quản lý trực tiếp tàu Bình Minh 02) quyết định mà đầu tiên phải là “sếp” trực tiếp người nước ngoài trên tàu và cả ban lãnh đạo các công ty liên quan chấp nhận.
Phương đã trở thành kỹ sư trưởng người VN đầu tiên trên tàu Bình Minh 02 với thời gian kỷ lục: gần ba năm, vì theo tiêu chuẩn của Công ty CGG Veritas (Pháp) mà Công ty PTSC đang liên kết làm khảo sát địa chấn, từ một kỹ sư bình thường lên trưởng ca phải mất năm năm và năm năm nữa mới lên kỹ sư trưởng.
Để làm được điều đó, Phương không ngại những khó khăn mình phải vượt qua. Giai đoạn đầu mới xuống tàu vô cùng khó khăn vì Bình Minh 02 như một “Liên Hiệp Quốc thu nhỏ” với môi trường đa văn hóa.
Trên tàu, người Việt chỉ có sáu kỹ sư thực tập. Phương thẳng thắn nói: “Có những người nước ngoài sợ mình làm được việc, thay thế được họ thì họ mất việc nên tìm cách giao những việc như lau chùi, dọn dẹp, quét dọn... để mình không học được nghề, sai những việc không phải của kỹ sư làm.
Nhưng nếu tự ti, không suy nghĩ tích cực sẽ dễ nản, dễ chống lại, sẽ tạo ra sự bất đồng trong mối quan hệ và không thể học việc được. Khó khăn nữa là thói quen sinh hoạt của người Việt không phù hợp với người nước ngoài.
Rào cản nữa là ngoại ngữ. Lúc đó mới ra trường, giao tiếp chưa lưu loát, môi trường làm việc nhiều lúc ồn ào có người nói tiếng Anh không chuẩn, họ bảo lấy cái kìm mình lấy cái búa. Lại chịu khó học tiếng Anh của từng dụng cụ. Chịu khó để ý và nhớ. Bắt đầu từ những bước nhỏ nhất như vậy”.
Những sáng kiến hàng tỉ
Bốn năm đã trôi qua kể từ khi đảm nhiệm vị trí chief gun, kỹ sư Mai Văn Phương luôn gây ngạc nhiên với chính quản lý người nước ngoài và các đồng nghiệp trên tàu bởi sự quan sát tinh tế và khả năng tư duy, sáng tạo của mình.
Những sáng kiến của anh khi áp dụng đều thành công với hiệu quả cao, góp phần tránh hư hỏng thiết bị, giảm thiểu sự cố kỹ thuật, giảm thiểu tai nạn lao động và nâng cao độ an toàn làm việc trên tàu, giúp công ty tiết kiệm chi phí đến hàng chục tỉ đồng và góp phần đem lại thành công trong các dự án.
Ví dụ ý tưởng nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của umbilical (dây giữ súng hơi). Dây này thường xuyên bị hỏng. Nếu làm lại phải tốn mấy chục ngàn USD và phải thuê chuyên gia nước ngoài sang làm, nếu mua mới một dây phải mất khoảng 300.000 USD.
Với ý tưởng cải tiến của mình, umbilical không bị hỏng thường xuyên như trước và giúp công ty giảm thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi năm.
Thậm chí có lỗi mà các đời kỹ sư trưởng vận hành nguồn nổ người nước ngoài trước đó đều không khắc phục được. Mỗi chuyến đi làm, lỗi này xảy ra 3-4 lần, mỗi lần gây thiệt hại hàng chục ngàn USD chỉ riêng tàu Bình Minh 02, chưa kể chi phí của hàng chục con tàu bảo vệ và đặc biệt là ảnh hưởng uy tín dịch vụ, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện những dự án trong tương lai...
Ca đầu tiên làm chief gun, anh Phương đã áp dụng sáng kiến của mình và kết quả ngoài mong đợi. Sự cố đó không xảy ra lần nào nữa. Giải pháp này đã giúp công ty giảm thiệt hại hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Sáng kiến gần nhất anh đang làm là việc bảo dưỡng, sửa chữa bốn dãy súng hơi. Trước đó, kỹ sư trưởng người nước ngoài phải tháo ra từng chi tiết nhỏ, thời gian tháo rồi vận chuyển và đặc biệt khi ráp lại rất lâu, phải huy động nhiều người, thuê cẩu, thuê container, thuê công nhân, thuê bãi cất... với thời gian ít nhất 12 ngày, chi phí rất cao.
“Họ cứ tháo ra rồi mới ráp lại, giống như đập cái nhà rồi xây lại. Tôi không tháo ra mà cẩu toàn bộ, chỉ làm nửa ngày là xong, tổng thời gian mọi khâu chỉ mất bốn ngày, giảm được một nửa nhân công mà độ an toàn trong lao động cao hơn rất nhiều” - anh Phương cho hay.
Khẳng định khả năng người Việt
Anh Khôi Phạm, đội trưởng đội khảo sát địa chấn người Canada gốc Việt, luôn tự hào về đội ngũ kỹ sư VN trên tàu Bình Minh 02 và khẳng định: “Anh em người Việt rất giỏi, thông minh, luôn có nhiều ý tưởng cải tiến giúp tiết kiệm chi phí rất lớn. Phương là một người như vậy. Tôi đã làm việc với nhiều người nước ngoài nhưng khi hỏng cái gì là họ đề xuất mua chứ không chịu khó mày mò, nghiên cứu và khắc phục như kỹ sư người Việt”.
Cứ miệt mài, âm thầm làm việc, kỹ sư trưởng Mai Văn Phương cũng không nghĩ đến một ngày mình sẽ nhận danh hiệu Người thợ trẻ giỏi toàn quốc năm 2013, Gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2013, có bằng Lao động sáng chế (năm 2015) của Tổng liên đoàn Lao động VN, đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014 do Trung ương Đoàn tổ chức...
Người kỹ sư trưởng tâm sự: “Tôi vui và tự hào vì mình đã làm được tốt vị trí chief gun mà không hổ thẹn so với những người tiền nhiệm. Vượt qua những khó khăn trong từng ca đi biển, tôi cảm thấy tự tin hơn. Những mệt mỏi cũng vơi đi khi đã xác định trái tim mình phải luôn hướng về quê hương, đất nước.
Bình Minh 02 như ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi yêu và rất tự hào về công việc mình đang làm. Đó là động lực để sáng tạo.
Một khi đã thật sự đam mê thì chịu để ý, tìm hiểu và luôn nghĩ ra cách làm cho đơn giản, an toàn và hiệu quả hơn. Làm việc nhẹ nhàng hơn thì mới có sức khỏe tập trung vào những việc khó hơn, thúc đẩy công việc tốt hơn. Đó là cách thể hiện tình yêu đất nước thiết thực nhất”.
Với người kỹ sư trưởng ấy, thành công là một quá trình chứ không phải là một đích đến. Anh chia sẻ: “Tôi không cho phép mình hài lòng với những gì đạt được hôm nay mà tiếp tục phấn đấu, hoàn thiện mình hơn nữa. Tôi luôn ý thức vai trò tiên phong của mình để làm gương, truyền lửa cho đồng nghiệp người Việt trên tàu. Hiện tại những vị trí kỹ sư từ ca trưởng trở xuống đã được người Việt Nam đảm trách hoàn toàn”.
MY LĂNG - Báo Tuổi Trẻ
Là người VN đầu tiên được thử thách ở vị trí chief gun trong lĩnh vực khảo sát địa chấn, chàng kỹ sư trẻ luôn tâm niệm: “Tôi muốn khẳng định cho những đồng nghiệp nước ngoài thấy người VN không hề yếu kém như họ nghĩ, người VN không những làm được mà còn làm tốt trong lĩnh vực này.
Khi có quyết tâm, mình thật sự hăng say, muốn đi đầu, truyền lửa cho tất cả anh em người Việt để họ cũng nhìn vào mình mà tự tin hơn, tạo ra một đội ngũ “thiện chiến”. Ý thức của một người tiên phong rất cao cộng thêm ý chí, tôi muốn khẳng định: chúng ta có thể làm được. Vì thế tôi luôn cố gắng trong từng công việc nhỏ, cho nó thật hoàn hảo”.
Relate Threads