Nếu cứ kinh doanh điện độc quyền như hiện nay, hạch toán tỉ giá sẽ chỉ bất lợi cho người tiêu dùng.
Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh REE sẽ tiếp tục có những điều chỉnh trong chiến lược đầu tư vào ngành điện. Thay vì đầu tư vào nhiệt điện, REE ưu tiên rót vốn vào thủy điện và điện gió. Đó là tuyên bố của người đứng đầu tại REE.
Trao đổi với nhà đầu tư tại Hội thảo về cổ phiếu REE, do Công ty Chứng khoán HVS Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc REE cho biết thêm, đầu tư vào nhiệt điện cần vốn rất lớn. Chẳng hạn, muốn rót 20% vốn vào Nhiệt điện Hải Phòng, REE cần chi hơn 800 tỉ đồng.
Vì thế, để có tiền đầu tư, các công ty nhiệt điện đều phải vay nợ rất lớn, với tỉ lệ 70-80%. Trong đó, rất nhiều công ty vay nợ nước ngoài hàng ngàn tỉ đồng. Uớc tính, mỗi năm toàn ngành điện phải trả vài tỉ USD nợ vay. Với thực tế này, các công ty nhiệt điện luôn chịu biến động tỉ giá. Chẳng hạn, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đang có khoản nợ hơn 25 tỉ yen Nhật và đã lỗ tỉ giá gần 300 tỉ đồng trong quý III/2015. Dự kiến, lợi nhuận mỗi năm của PPC có thể tăng/giảm 500 tỉ đồng nếu đồng yen biến động +/-10%.
Tương tự, biến động đồng USD cũng khiến Nhiệt điện Ninh Bình, Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Nhiệt điện Bà Rịa Vũng Tàu… bị thiệt hại. Thậm chí, Nhiệt điện Quảng Ninh còn ghi nhận hơn 1.200 tỉ đồng lỗ tỉ giá trong thời gian xây dựng.
Bà Mai Thanh khẳng định, với tư cách cổ đông lớn và có thành viên trong Ban quản trị ở Nhiệt điện Quảng Ninh, REE đã và sẽ tìm mọi cách để khoản lỗ ở công ty này không tác động đến bức tranh kinh doanh của REE. Cụ thể, REE đang làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để phân bổ khoản lỗ tỉ giá vào giá điện hợp lý.
Tuy nhiên, vấn đề lớn của ngành điện hiện nay là nếu đưa tỉ giá vào giá bán điện sẽ đẩy giá điện lên rất cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Vì thế, hiện tại, chênh lệch tỉ giá vẫn được hạch toán sau giá thành và phải chờ Bộ Công Thương quyết định.
Các chuyên gia đều thừa nhận, hạch toán lỗ tỉ giá vào giá thành là hợp lý về nguyên tắc. Nhưng nguyên tắc này phải được áp dụng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Nếu kinh doanh điện độc quyền như hiện nay, hạch toán tỉ giá sẽ chỉ bất lợi cho người tiêu dùng. Chi tiết hơn, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: “Các con số cần phải công khai, minh bạch và đặc biệt là có cơ chế giám sát, không thể để ngành điện tự tính, tự công bố, tự xin điều chỉnh”. Trong trường hợp phải phân bổ khoản lỗ tỉ giá, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, lưu ý rằng cần phải hết sức thận trọng để tránh tình trạng giá điện tăng sốc, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Như vậy, giải quyết vấn đề rủi ro tỉ giá nhằm tạo động lực trong kinh doanh và thu hút đầu tư vào điện lại có liên quan mật thiết đến hoạt động tái cấu trúc ngành điện. Một trong những cơ sở để nhà đầu tư kỳ vọng vào sự đổi khác là ngành điện sẽ thực thi bán buôn điện cạnh tranh và tiến lên bán lẻ điện vào năm 2020. Khi đó, giá điện sẽ được tính toán, điều chỉnh theo quy luật thị trường.
Trước mắt, các công ty đầu tư vào điện như REE, Hoàng Anh Gia Lai và mới đây là Tập đoàn Sao Mai đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác để phát triển và sở hữu nguồn điện năng từ thủy điện, điện gió hay năng lượng mặt trời. Theo báo cáo thường niên 2014, REE đang đầu tư vào 4 nhà máy thủy điện. Chiến lược của REE là đầu tư có kiểm soát và tham gia vào quản trị ở các công ty. Vì thế, Thủy điện Thác Bà hiện là công ty con của REE và REE đang là cổ đông lớn thứ 2 ở Thủy điện Thác Mơ. Trong kế hoạch của mình, REE sẽ tiếp tục đầu tư vào vào thủy điện với danh mục nhắm đến bao gồm cả Thủy điện Sông Hinh. Đối với điện gió, REE đang tham gia một dự án tại Ninh Thuận với công suất khá nhỏ 24 MW và sẽ bắt đầu phát điện từ năm 2017.
Hoàng Anh Gia Lai tham gia đầu tư ngành điện vào năm 2008 và cũng chỉ đầu tư vào thủy điện. 7 dự án là con số mà Hoàng Anh Gia Lai đã và đang triển khai ở Việt Nam. Theo báo cáo thường niên 2014, thủy điện đã đem về cho tập đoàn này doanh thu khoảng 139 tỉ đồng năm 2012 và 122 tỉ đồng năm 2013. Riêng năm 2014 không ghi nhận nguồn thu. Đó là vì Hoàng Anh Gia Lai đã thoái vốn khỏi các dự án thủy điện tại Việt Nam.
Hoàng Anh Gia Lai không phải là đơn vị duy nhất rút khỏi thủy điện. Tập đoàn Trung Nam cũng từng nhượng bớt phần vốn trong dự án thủy điện Đồng Nai 2, Krong Nô 2 và Krong Nô 3. Sự rút lui này cho thấy tính khốc liệt trong đầu tư thủy điện. Đó là nguồn cung thủy điện phụ thuộc vào lượng mưa hằng năm, là tình trạng phát điện nhưng EVN không mua hoặc mua giá rẻ, là khả năng các dự án thủy điện nhỏ và vừa sẽ bị loại bỏ trong quy hoạch phát triển bền vững ngành năng lượng. Ngoài ra, như bà Mai Thanh cho biết, đầu tư vào điện không cho lợi nhuận hấp dẫn. REE tham gia vì mục tiêu bền vững, ổn định nhiều hơn. REE đầu tư còn là vì nhìn thấy những cơ hội dài hạn của ngành điện.
Chỉ trừ năm 2013, điện năng sản xuất của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên đến 12,6%/năm. Ở khía cạnh nhu cầu, điện năng tiêu thụ vẫn tăng trưởng 11%/năm qua các năm, theo Bộ Công Thương. Đặt giả sử 10 năm tiếp theo, dù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5%/năm, sản xuất điện năng cũng phải tăng trưởng trên mức này để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Có thể thấy triển vọng dài hạn của ngành điện là rất rõ ràng.
Đặc biệt, theo HVS Việt Nam, để đạt quy mô lớn và ít phụ thuộc vào thời tiết, xu hướng phát triển ngành điện là tập trung vào nhiệt điện, nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn năng lượng cho cả nước. Vì thế, đầu tư vào nhiệt điện dự báo sẽ tăng mạnh nếu ngành điện Việt Nam có những thay đổi theo cơ chế thị trường.
Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh REE sẽ tiếp tục có những điều chỉnh trong chiến lược đầu tư vào ngành điện. Thay vì đầu tư vào nhiệt điện, REE ưu tiên rót vốn vào thủy điện và điện gió. Đó là tuyên bố của người đứng đầu tại REE.
Trao đổi với nhà đầu tư tại Hội thảo về cổ phiếu REE, do Công ty Chứng khoán HVS Việt Nam tổ chức, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc REE cho biết thêm, đầu tư vào nhiệt điện cần vốn rất lớn. Chẳng hạn, muốn rót 20% vốn vào Nhiệt điện Hải Phòng, REE cần chi hơn 800 tỉ đồng.
Vì thế, để có tiền đầu tư, các công ty nhiệt điện đều phải vay nợ rất lớn, với tỉ lệ 70-80%. Trong đó, rất nhiều công ty vay nợ nước ngoài hàng ngàn tỉ đồng. Uớc tính, mỗi năm toàn ngành điện phải trả vài tỉ USD nợ vay. Với thực tế này, các công ty nhiệt điện luôn chịu biến động tỉ giá. Chẳng hạn, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đang có khoản nợ hơn 25 tỉ yen Nhật và đã lỗ tỉ giá gần 300 tỉ đồng trong quý III/2015. Dự kiến, lợi nhuận mỗi năm của PPC có thể tăng/giảm 500 tỉ đồng nếu đồng yen biến động +/-10%.
Tương tự, biến động đồng USD cũng khiến Nhiệt điện Ninh Bình, Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Nhiệt điện Bà Rịa Vũng Tàu… bị thiệt hại. Thậm chí, Nhiệt điện Quảng Ninh còn ghi nhận hơn 1.200 tỉ đồng lỗ tỉ giá trong thời gian xây dựng.
Tuy nhiên, vấn đề lớn của ngành điện hiện nay là nếu đưa tỉ giá vào giá bán điện sẽ đẩy giá điện lên rất cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Vì thế, hiện tại, chênh lệch tỉ giá vẫn được hạch toán sau giá thành và phải chờ Bộ Công Thương quyết định.
Các chuyên gia đều thừa nhận, hạch toán lỗ tỉ giá vào giá thành là hợp lý về nguyên tắc. Nhưng nguyên tắc này phải được áp dụng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Nếu kinh doanh điện độc quyền như hiện nay, hạch toán tỉ giá sẽ chỉ bất lợi cho người tiêu dùng. Chi tiết hơn, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: “Các con số cần phải công khai, minh bạch và đặc biệt là có cơ chế giám sát, không thể để ngành điện tự tính, tự công bố, tự xin điều chỉnh”. Trong trường hợp phải phân bổ khoản lỗ tỉ giá, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, lưu ý rằng cần phải hết sức thận trọng để tránh tình trạng giá điện tăng sốc, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Như vậy, giải quyết vấn đề rủi ro tỉ giá nhằm tạo động lực trong kinh doanh và thu hút đầu tư vào điện lại có liên quan mật thiết đến hoạt động tái cấu trúc ngành điện. Một trong những cơ sở để nhà đầu tư kỳ vọng vào sự đổi khác là ngành điện sẽ thực thi bán buôn điện cạnh tranh và tiến lên bán lẻ điện vào năm 2020. Khi đó, giá điện sẽ được tính toán, điều chỉnh theo quy luật thị trường.
Trước mắt, các công ty đầu tư vào điện như REE, Hoàng Anh Gia Lai và mới đây là Tập đoàn Sao Mai đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác để phát triển và sở hữu nguồn điện năng từ thủy điện, điện gió hay năng lượng mặt trời. Theo báo cáo thường niên 2014, REE đang đầu tư vào 4 nhà máy thủy điện. Chiến lược của REE là đầu tư có kiểm soát và tham gia vào quản trị ở các công ty. Vì thế, Thủy điện Thác Bà hiện là công ty con của REE và REE đang là cổ đông lớn thứ 2 ở Thủy điện Thác Mơ. Trong kế hoạch của mình, REE sẽ tiếp tục đầu tư vào vào thủy điện với danh mục nhắm đến bao gồm cả Thủy điện Sông Hinh. Đối với điện gió, REE đang tham gia một dự án tại Ninh Thuận với công suất khá nhỏ 24 MW và sẽ bắt đầu phát điện từ năm 2017.
Hoàng Anh Gia Lai tham gia đầu tư ngành điện vào năm 2008 và cũng chỉ đầu tư vào thủy điện. 7 dự án là con số mà Hoàng Anh Gia Lai đã và đang triển khai ở Việt Nam. Theo báo cáo thường niên 2014, thủy điện đã đem về cho tập đoàn này doanh thu khoảng 139 tỉ đồng năm 2012 và 122 tỉ đồng năm 2013. Riêng năm 2014 không ghi nhận nguồn thu. Đó là vì Hoàng Anh Gia Lai đã thoái vốn khỏi các dự án thủy điện tại Việt Nam.
Hoàng Anh Gia Lai không phải là đơn vị duy nhất rút khỏi thủy điện. Tập đoàn Trung Nam cũng từng nhượng bớt phần vốn trong dự án thủy điện Đồng Nai 2, Krong Nô 2 và Krong Nô 3. Sự rút lui này cho thấy tính khốc liệt trong đầu tư thủy điện. Đó là nguồn cung thủy điện phụ thuộc vào lượng mưa hằng năm, là tình trạng phát điện nhưng EVN không mua hoặc mua giá rẻ, là khả năng các dự án thủy điện nhỏ và vừa sẽ bị loại bỏ trong quy hoạch phát triển bền vững ngành năng lượng. Ngoài ra, như bà Mai Thanh cho biết, đầu tư vào điện không cho lợi nhuận hấp dẫn. REE tham gia vì mục tiêu bền vững, ổn định nhiều hơn. REE đầu tư còn là vì nhìn thấy những cơ hội dài hạn của ngành điện.
Chỉ trừ năm 2013, điện năng sản xuất của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, với tỉ lệ tăng trưởng kép lên đến 12,6%/năm. Ở khía cạnh nhu cầu, điện năng tiêu thụ vẫn tăng trưởng 11%/năm qua các năm, theo Bộ Công Thương. Đặt giả sử 10 năm tiếp theo, dù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5%/năm, sản xuất điện năng cũng phải tăng trưởng trên mức này để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Có thể thấy triển vọng dài hạn của ngành điện là rất rõ ràng.
Đặc biệt, theo HVS Việt Nam, để đạt quy mô lớn và ít phụ thuộc vào thời tiết, xu hướng phát triển ngành điện là tập trung vào nhiệt điện, nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn năng lượng cho cả nước. Vì thế, đầu tư vào nhiệt điện dự báo sẽ tăng mạnh nếu ngành điện Việt Nam có những thay đổi theo cơ chế thị trường.
Theo Ngọc Thủy (nhipcaudautu.vn)
Relate Threads