Các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo thẳng thắn rằng, các nhà máy nhiệt điện than đã được đề xuất xây dựng thêm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia sẽ làm giảm giá trị của Thỏa ước khí hậu Paris nếu chúng được phê duyệt, triển khai và đưa vào vận hành.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Jim Yong Kim cho rằng, các kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than tại các quốc gia châu Á sẽ là “thảm họa” đối với hành tinh, môi trường sống và đi ngược lại giá trị của Thỏa ước khí hậu đã được ký kết tại Paris để chống lại các biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong một cảnh báo nghiêm khắc khác, Jim Yong Kim đã nhấn mạnh bất chấp những lời hứa đã đưa ra tại Paris về cắt giảm lượng khí thải nhà kính và cùng chung tay xây dựng một nền năng lượng sạch, các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á vẫn đang lên kế hoạch xây dựng thêm hàng trăm nhà máy nhiệt điện than trong 20 năm tới.
Tại Mỹ, việc phát triển nhiệt điện than được bắt đầu từ thế kỷ 19 và cho đến nay Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người mặc dù việc sử dụng than đã, đang giảm mạnh và các công ty nhiệt điện than lớn nhất tại nước này đều đã phá sản. Tuy nhiên, không chịu rút kinh nghiệm từ Mỹ, nhu cầu sử dụng than tại các quốc gia Nam Á và Đông Á còn rất lớn.
Theo ước tính, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam chiếm khoảng ba phần tư số nhà máy nhiệt điện than mới dự kiến được xây dựng trên toàn thế giới trong 5 năm tới. Nhu cầu xây dựng nhà máy nhiệt điện than đang tăng nhanh tại Ấn Độ khi quốc gia này hiện có tới 300 triệu người (khoảng ¼ dân số) chưa được sử dụng điện.
Trong một cuộc họp 2 ngày với các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp ở Washington, Chủ tịch WB cũng cho biết thêm nếu Việt Nam triển khai các nhà máy nhiệt điện than với công suất 40 GW và nếu ngay bây giờ toàn khu vực này cũng triển khai loại nhà máy điện này thì Thỏa ước Khí hậu Paris coi như đã đi đến một hồi kết thảm hại.
Được biết, cuộc họp này diễn ra chỉ sau 2 tuần sự kiện 175 quốc gia đã tụ họp tại Paris để tái khẳng định cam kết của họ về bảo vệ môi trường và chống lại các biến đổi khí hậu do các nhà máy nhiệt điện than gây ra.
WB cho biết, trong tháng vừa qua đã dành 28% ngân sách của mình để hỗ trợ cho các dự án chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-Moon, cũng đang hối thúc các chính phủ tham gia vào Thỏa ước này và muốn tăng cường hiệu lực cho thỏa ước trước khi Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017 tới. Điều này sẽ giúp bảo vệ giá trị của thỏa ước trong trường hợp tổng thống tiếp theo của Mỹ, chẳng hạn như ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, người có nhiều khả năng sẽ từ chối hoặc nghi ngờ về các biến đổi khí hậu có thể xảy ra do ngành công nghiệp nhiệt điện than.
Cũng theo ông Ban Ki-Moon, một trong những thách thức lớn nhất chính là đầu tư mới đã được bảo vệ cho nhà máy nhiệt điện than tại châu Á. Theo đó, theo số liệu thống kê từ Platts Energy, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than có công suất 150GW vào năm 2020, giảm từ 270GW trong 5 năm qua. Tại Ấn Độ, mặc dù đã tuyên bố các kế hoạch đầy tham vọng về việc khai thác và sử dụng điện từ năng lượng mặt trời nhưng các nhà máy nhiệt điện than tại quốc gia này vẫn đang chạy với công suất 125GW. Trong khi đó, Indonesia cũng đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhà máy nhiệt điện than tại nước này vào năm 2020 để có thêm công suất khoảng 25GW.
John Roome, một chuyên gia cao cấp về biến đổi khí hậu của WB cũng có ý kiến tương tự như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Tổng thư ký LHQ khi cho rằng nếu tất cả những nhà máy nhiệt điện than này được xây dựng và đưa vào vận hành thì mọi nỗ lực bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu của thế giới gần như không có giá trị và sẽ làm nhiệt độ trung bình của thế giới tăng thêm khoảng 2 độ C.
Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện Trái đất thuộc trường Đại học Columbia thậm chí còn bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này một cách thẳng thắn hơn khi cho rằng với số lượng nhà máy nhiệt điện than như hiện nay đã là quá nhiều thì không xây dựng thêm thì lượng khí carbon trong không khí đã vượt mức cho phép tại nhiều quốc gia châu Á.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Jim Yong Kim cho rằng, các kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện than tại các quốc gia châu Á sẽ là “thảm họa” đối với hành tinh, môi trường sống và đi ngược lại giá trị của Thỏa ước khí hậu đã được ký kết tại Paris để chống lại các biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong một cảnh báo nghiêm khắc khác, Jim Yong Kim đã nhấn mạnh bất chấp những lời hứa đã đưa ra tại Paris về cắt giảm lượng khí thải nhà kính và cùng chung tay xây dựng một nền năng lượng sạch, các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á vẫn đang lên kế hoạch xây dựng thêm hàng trăm nhà máy nhiệt điện than trong 20 năm tới.
Tại Mỹ, việc phát triển nhiệt điện than được bắt đầu từ thế kỷ 19 và cho đến nay Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người mặc dù việc sử dụng than đã, đang giảm mạnh và các công ty nhiệt điện than lớn nhất tại nước này đều đã phá sản. Tuy nhiên, không chịu rút kinh nghiệm từ Mỹ, nhu cầu sử dụng than tại các quốc gia Nam Á và Đông Á còn rất lớn.
Theo ước tính, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam chiếm khoảng ba phần tư số nhà máy nhiệt điện than mới dự kiến được xây dựng trên toàn thế giới trong 5 năm tới. Nhu cầu xây dựng nhà máy nhiệt điện than đang tăng nhanh tại Ấn Độ khi quốc gia này hiện có tới 300 triệu người (khoảng ¼ dân số) chưa được sử dụng điện.
Trong một cuộc họp 2 ngày với các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp ở Washington, Chủ tịch WB cũng cho biết thêm nếu Việt Nam triển khai các nhà máy nhiệt điện than với công suất 40 GW và nếu ngay bây giờ toàn khu vực này cũng triển khai loại nhà máy điện này thì Thỏa ước Khí hậu Paris coi như đã đi đến một hồi kết thảm hại.
WB cho biết, trong tháng vừa qua đã dành 28% ngân sách của mình để hỗ trợ cho các dự án chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ, Ban Ki-Moon, cũng đang hối thúc các chính phủ tham gia vào Thỏa ước này và muốn tăng cường hiệu lực cho thỏa ước trước khi Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1/2017 tới. Điều này sẽ giúp bảo vệ giá trị của thỏa ước trong trường hợp tổng thống tiếp theo của Mỹ, chẳng hạn như ứng cử viên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, người có nhiều khả năng sẽ từ chối hoặc nghi ngờ về các biến đổi khí hậu có thể xảy ra do ngành công nghiệp nhiệt điện than.
Cũng theo ông Ban Ki-Moon, một trong những thách thức lớn nhất chính là đầu tư mới đã được bảo vệ cho nhà máy nhiệt điện than tại châu Á. Theo đó, theo số liệu thống kê từ Platts Energy, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than có công suất 150GW vào năm 2020, giảm từ 270GW trong 5 năm qua. Tại Ấn Độ, mặc dù đã tuyên bố các kế hoạch đầy tham vọng về việc khai thác và sử dụng điện từ năng lượng mặt trời nhưng các nhà máy nhiệt điện than tại quốc gia này vẫn đang chạy với công suất 125GW. Trong khi đó, Indonesia cũng đang có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhà máy nhiệt điện than tại nước này vào năm 2020 để có thêm công suất khoảng 25GW.
John Roome, một chuyên gia cao cấp về biến đổi khí hậu của WB cũng có ý kiến tương tự như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Tổng thư ký LHQ khi cho rằng nếu tất cả những nhà máy nhiệt điện than này được xây dựng và đưa vào vận hành thì mọi nỗ lực bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu của thế giới gần như không có giá trị và sẽ làm nhiệt độ trung bình của thế giới tăng thêm khoảng 2 độ C.
Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện Trái đất thuộc trường Đại học Columbia thậm chí còn bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này một cách thẳng thắn hơn khi cho rằng với số lượng nhà máy nhiệt điện than như hiện nay đã là quá nhiều thì không xây dựng thêm thì lượng khí carbon trong không khí đã vượt mức cho phép tại nhiều quốc gia châu Á.
Theo: Người Đồng Hành
Relate Threads