Tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Nghị định 83 ra đời là nhân tố cơ bản giúp thị trường xăng dầu nội địa Việt Nam ổn định, đồng thời giúp các cơ quan điều hành, vận hành Nghị định (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính) có điều kiện thuận lợi để đưa Nghị định vào thị trường.
Sau hai năm thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả như: nguồn cung ổn định, đảm bảo được các nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất, kinh doanh phục vụ tốt người tiêu dùng… Tuy nhiên, Điều 31 quy định về dự trữ xăng dầu theo ý kiến của Hiệp hội đã bộc lộ những bất cập.
Theo Điều 31 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về dự trữ xăng dầu, các doanh nghiệp đầu mối đều phải tham gia thực hiện dự trữ xăng dầu quốc gia xem như điều kiện bắt buộc tối thiểu 30 ngày cung ứng. Tuy nhiên, theo quan điểm Hiệp hội, cần phải làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc dự trữ xăng dầu phục vụ an ninh năng lượng quốc gia để bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu quốc gia và cần tăng thời gian dự trữ xăng dầu quốc gia để phục vụ cho quốc phòng, an ninh, an toàn năng lượng.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP chưa lường hết được các yếu tố khi giá xăng dầu thế giới giảm liên tục. Việc dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhằm ổn định thị trường nhưng quy định thời gian dự trữ lưu thông tối thiểu 30 ngày sẽ khiến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh không hiệu quả hoặc bị lỗ (mua cao bán thấp). Vì vậy, Hiệp hội đề nghị nên rút ngắn thời gian dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp từ 30 ngày xuống 15 ngày nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp; hơn nữa, việc gia tăng số lượng các nhà máy lọc dầu trong nước sẽ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như đảm bảo nguồn dự trữ xăng dầu phục vụ thị trường.
Sau hai năm thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả như: nguồn cung ổn định, đảm bảo được các nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất, kinh doanh phục vụ tốt người tiêu dùng… Tuy nhiên, Điều 31 quy định về dự trữ xăng dầu theo ý kiến của Hiệp hội đã bộc lộ những bất cập.
Theo Điều 31 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về dự trữ xăng dầu, các doanh nghiệp đầu mối đều phải tham gia thực hiện dự trữ xăng dầu quốc gia xem như điều kiện bắt buộc tối thiểu 30 ngày cung ứng. Tuy nhiên, theo quan điểm Hiệp hội, cần phải làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc dự trữ xăng dầu phục vụ an ninh năng lượng quốc gia để bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu quốc gia và cần tăng thời gian dự trữ xăng dầu quốc gia để phục vụ cho quốc phòng, an ninh, an toàn năng lượng.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP chưa lường hết được các yếu tố khi giá xăng dầu thế giới giảm liên tục. Việc dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhằm ổn định thị trường nhưng quy định thời gian dự trữ lưu thông tối thiểu 30 ngày sẽ khiến lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh không hiệu quả hoặc bị lỗ (mua cao bán thấp). Vì vậy, Hiệp hội đề nghị nên rút ngắn thời gian dự trữ xăng dầu bắt buộc đối với doanh nghiệp từ 30 ngày xuống 15 ngày nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp; hơn nữa, việc gia tăng số lượng các nhà máy lọc dầu trong nước sẽ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như đảm bảo nguồn dự trữ xăng dầu phục vụ thị trường.
Phan Thế Ruệ – Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
Relate Threads