Trong khi Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vẫn đang rối bời các dự án đình trệ, phá sản chưa tìm ra hướng khắc phục, thì công tác đấu thầu cũng đang là vấn đề được dư luận quan tâm bởi hàng loạt sai phạm đã được UB Kiểm tra T.Ư chỉ rõ tại đơn vị này. Nổi bật là nghi án khuất tất trong việc thẩm định thầu, điển hình là vụ “gà cùng một mẹ đá nhau” tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Chỉ định nhiều gói thầu lớn không đúng quy định
Tại kỳ họp thứ 14, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thông báo những sai phạm tại PVN, nổi cộm nhất lại là vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt là chỉ định thầu. PVN đã “ban hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Thông báo cũng đề cập tới việc TCty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được ưu ái, “miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho TCty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005”.
Những tắc trách và sai phạm trong công tác đấu thầu đã đẩy hàng loạt dự án của PVN rơi vào bế tắc và mới đây nhất, hai dự án Ethanol Phú Thọ và Nhà máy đóng tàu Dung Quất được đề xuất “khai tử” cho phá sản khi còn chưa thành hình hài đầy đủ.
Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố hồi cuối năm 2016, chỉ ra sai phạm trong chỉ định thầu tại PVN: Liên danh PVC - Alfa Laval thực hiện gói thầu EPC Dự án Ethanol Phú Thọ, Liên danh PTSC - Alfa Laval (Ấn Độ) thực hiện gói thầu EPC Dự án Ethanol Dung Quất, nhưng năng lực hạn chế. Ngoài việc Ethanol Phú Thọ chắc chắn chết “yểu”, tới nay hai dự án Ethanol Dung Quất và Ethanol Bình Phước cũng đang trong tình trạng “hấp hối” bởi năng lực quản trị yếu kém, năng lực tài chính cạn kiệt.
“Gà cùng mẹ đá nhau” và dấu hiệu khuất tất
Bài học về công tác đấu thầu dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh với PVN và các đơn vị thành viên khi mới đây, tại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 lại làm cộm lên nghi vấn thiếu minh bạch trong công tác đấu thầu.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư và ký Hợp đồng tổng thầu với TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), tổng mức đầu tư ban đầu hơn 34.295 tỉ (tương đương 1,7 tỉ USD). Tuy nhiên, dự án này hiện đã chậm 2 năm so với kế hoạch và đội giá thêm hơn 6.000 tỉ đồng.
Trong gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, có giá trị khoảng 60 tỉ đồng, Hội đồng quản trị (HĐQT) của PVC đã hai lần gạt bỏ tư cách dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX (PVEIC là Tổng công ty sửa chữa - bảo dưỡng công trình dầu khí thuộc PVN), khiến ngay chính những lãnh đạo cấp cao của PVC cũng không thấy thuyết phục.
Theo đó, tháng 3.2016, HĐQT PVC ra quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Ngày 19.10.2016, Tổ công tác đấu thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có báo cáo số 3141/BC-TCTB2-INS đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT) lên PVC với đề xuất 3 nhà thầu vượt qua kỹ thuật bao gồm: Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX; liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Chấp thuận đề xuất của Tổ công tác, ngày 25.10.2016, Tổng GĐ PVC có tờ trình số 3652/TTr-XLXK về việc phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT, đề nghị HĐQT của PVC phê duyệt. Song, 3 ngày sau, HĐQT ban hành quyết định số 860/QĐ-XLDK phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT lại chỉ còn 2 nhà thầu là: Liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Như vậy, liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX đã bị chính “người anh em cùng huyết thống PVN” loại bỏ khỏi cuộc chơi mà không rõ lý do (!). Phải đến 3 ngày sau, HĐQT PVN mới ban hành văn bản số 868/XLDK-HĐQT nêu lý do do... PVEIC - TBDST - TEMEX không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu (!).
Trao đổi với Lao Động, ông Chu Tiến Dũng, Trưởng Ban Kinh tế Thương Mại, Tổ phó Tổ công tác đấu thầu Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khẳng định: “Tổ công tác thấy rằng liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX đủ điều kiện để tham gia đấu thầu gói thầu. Chính vì thế, ngày 9.11.2016 tiếp tục đưa ra bản báo cáo rà soát kết quả đánh giá HSĐXKT của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX.
Trong đó kiến nghị giữ nguyên như kết quả đã trình tại Báo cáo số 3141 ngày 19.10.2016 với 3 nhà thầu vượt qua kỹ thuật. Báo cáo này tiếp tục được Tổng giám đốc PVC đồng thuận và báo cáo giải trình ý kiến của HĐQT tại văn bản số 868/XLDK-HĐQT. Nhưng một lần nữa, ngày 23.11.2016, HĐQT PVC ra văn bản số 940/XLDK - HĐQT không chấp nhận với giải trình của TGĐ và yêu cầu khẩn trương tổ chức mở Hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu vượt qua kỹ thuật.
Mặc dù Lao Động nhiều lần chủ động đề cập tới việc đề nghị PVC cung cấp biên bản về việc loại bỏ tư cách dự thầu của liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX, nhưng tới nay PVC vẫn chưa thể cung cấp với nhiều lý do “tế nhị”. Liệu có gì khuất tất trong vụ đấu thầu này, rất cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Chỉ định nhiều gói thầu lớn không đúng quy định
Tại kỳ họp thứ 14, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thông báo những sai phạm tại PVN, nổi cộm nhất lại là vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt là chỉ định thầu. PVN đã “ban hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Những tắc trách và sai phạm trong công tác đấu thầu đã đẩy hàng loạt dự án của PVN rơi vào bế tắc và mới đây nhất, hai dự án Ethanol Phú Thọ và Nhà máy đóng tàu Dung Quất được đề xuất “khai tử” cho phá sản khi còn chưa thành hình hài đầy đủ.
Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố hồi cuối năm 2016, chỉ ra sai phạm trong chỉ định thầu tại PVN: Liên danh PVC - Alfa Laval thực hiện gói thầu EPC Dự án Ethanol Phú Thọ, Liên danh PTSC - Alfa Laval (Ấn Độ) thực hiện gói thầu EPC Dự án Ethanol Dung Quất, nhưng năng lực hạn chế. Ngoài việc Ethanol Phú Thọ chắc chắn chết “yểu”, tới nay hai dự án Ethanol Dung Quất và Ethanol Bình Phước cũng đang trong tình trạng “hấp hối” bởi năng lực quản trị yếu kém, năng lực tài chính cạn kiệt.
“Gà cùng mẹ đá nhau” và dấu hiệu khuất tất
Bài học về công tác đấu thầu dường như vẫn chưa đủ cảnh tỉnh với PVN và các đơn vị thành viên khi mới đây, tại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 lại làm cộm lên nghi vấn thiếu minh bạch trong công tác đấu thầu.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư và ký Hợp đồng tổng thầu với TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), tổng mức đầu tư ban đầu hơn 34.295 tỉ (tương đương 1,7 tỉ USD). Tuy nhiên, dự án này hiện đã chậm 2 năm so với kế hoạch và đội giá thêm hơn 6.000 tỉ đồng.
Trong gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, có giá trị khoảng 60 tỉ đồng, Hội đồng quản trị (HĐQT) của PVC đã hai lần gạt bỏ tư cách dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX (PVEIC là Tổng công ty sửa chữa - bảo dưỡng công trình dầu khí thuộc PVN), khiến ngay chính những lãnh đạo cấp cao của PVC cũng không thấy thuyết phục.
Theo đó, tháng 3.2016, HĐQT PVC ra quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Ngày 19.10.2016, Tổ công tác đấu thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có báo cáo số 3141/BC-TCTB2-INS đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT) lên PVC với đề xuất 3 nhà thầu vượt qua kỹ thuật bao gồm: Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX; liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Chấp thuận đề xuất của Tổ công tác, ngày 25.10.2016, Tổng GĐ PVC có tờ trình số 3652/TTr-XLXK về việc phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT, đề nghị HĐQT của PVC phê duyệt. Song, 3 ngày sau, HĐQT ban hành quyết định số 860/QĐ-XLDK phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT lại chỉ còn 2 nhà thầu là: Liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Như vậy, liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX đã bị chính “người anh em cùng huyết thống PVN” loại bỏ khỏi cuộc chơi mà không rõ lý do (!). Phải đến 3 ngày sau, HĐQT PVN mới ban hành văn bản số 868/XLDK-HĐQT nêu lý do do... PVEIC - TBDST - TEMEX không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu (!).
Trao đổi với Lao Động, ông Chu Tiến Dũng, Trưởng Ban Kinh tế Thương Mại, Tổ phó Tổ công tác đấu thầu Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khẳng định: “Tổ công tác thấy rằng liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX đủ điều kiện để tham gia đấu thầu gói thầu. Chính vì thế, ngày 9.11.2016 tiếp tục đưa ra bản báo cáo rà soát kết quả đánh giá HSĐXKT của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX.
Trong đó kiến nghị giữ nguyên như kết quả đã trình tại Báo cáo số 3141 ngày 19.10.2016 với 3 nhà thầu vượt qua kỹ thuật. Báo cáo này tiếp tục được Tổng giám đốc PVC đồng thuận và báo cáo giải trình ý kiến của HĐQT tại văn bản số 868/XLDK-HĐQT. Nhưng một lần nữa, ngày 23.11.2016, HĐQT PVC ra văn bản số 940/XLDK - HĐQT không chấp nhận với giải trình của TGĐ và yêu cầu khẩn trương tổ chức mở Hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu vượt qua kỹ thuật.
Mặc dù Lao Động nhiều lần chủ động đề cập tới việc đề nghị PVC cung cấp biên bản về việc loại bỏ tư cách dự thầu của liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX, nhưng tới nay PVC vẫn chưa thể cung cấp với nhiều lý do “tế nhị”. Liệu có gì khuất tất trong vụ đấu thầu này, rất cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Báo Lao Động
Relate Threads