Đại diện PVN cho rằng Tập đoàn không có công văn ép buộc các đơn vị phải thực hiện sử dụng dịch vụ của OceanBank, mà chỉ có khuyến nghị, mang tính đề nghị, việc này hoàn toàn mang tính tự nguyện...
Theo hồ sơ vụ án OceanBank thể hiện năm 2009 – 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) có văn bản yêu cầu các Tổng công ty, các công ty con phải thực hiện giao dịch qua tài khoản tại OceanBank. Việc này cũng được chính ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) xác nhận khi bị TAND thành phố Hà Nội triệu tập đến phiên tòa xét xử vụ án OceanBank ngày 11/09/2017.
Theo ông Giang, “PVN đã vài lần gửi công văn yêu cầu các công ty thành viên phải gửi tiền vào OceanBank, là một đơn vị thuộc PVN nên Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phải thực hiện chủ trương này”.
Ông Hoàng Văn Dũng, đại diện theo ủy quyền của PVN tại phiên tòa.
Trao đổi sau đó với các phóng viên sau phát biểu trên của ông Nguyễn Hoài Giang, Thẩm phán Trương Việt Hoàng, Thẩm phán HĐXX vụ án OceanBank cho rằng việc PVN chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào OceanBank là đã vi phạm Luật Cạnh tranh.
Trên thực tế, việc vi phạm Luật Cạnh tranh đã tồn tại từ rất lâu tại các Tập đoàn, Tổng Công ty có vốn nhà nước. Đơn cử như tại chính PVN, việc thành lập hãng taxi Dầu khí buộc các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ taxi Dầu khí; các dịch vụ vận tải biển trong ngành dầu khí cũng sử dụng dịch vụ của CTCP Vận tải Dầu khí,…
TS. Phan Đăng Tuất khi còn làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) từng cảnh báo về điều này khi thấy Vinashin hoạt động theo một chu trình khép kín, làm mất cơ hội tham gia thị trường của các doanh nghiệp tư nhân.
Trở lại với phiên tòa xét xử, ông Hoàng Văn Dũng, người đại diện theo ủy quyền của PVN trả lời HĐXX về việc này khi cho rằng khi PVN trở thành cổ đông chiếc lược của OceanBank, một trong những nghĩa vụ của cổ đông chiến lược là hỗ trợ hoạt động kinh doanh của OceanBank. Tuy nhiên, ông Dũng phủ nhận việc PVN ra văn bản ép buộc các đơn vị thành viên.
“Tại phiên tòa này, tôi với tư cách là đại diện của PVN khẳng định rằng PVN không có văn bản nào mang tính ép buộc các đơn vị phải thực hiện sử dụng dịch vụ của OceanBank, mà chỉ có khuyến nghị, mang tính đề nghị, việc này hoàn toàn mang tính tự nguỵện, không mang tính ép buộc. Căn cứ của chúng tôi là căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên”, ông Hoàng Văn Dũng nói.
Tuy nhiên, ông Đào Hữu Cường, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đưa ra 1 văn bản được ban hành ngày 22/6/2009 do Tổng Giám đốc PVN ký. Theo văn bản này, Tổng Giám đốc PVN yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện giao dịch thông qua OceanBank. HĐXX đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý nào để PVN làm việc này.
“Theo tôi hiểu văn bản hành chính này là bắt buộc, và việc yêu cầu bắt buộc tập trung giao dịch, mọi nguồn lực vào tổ chức tín dụng, như vậy ông cảm nhận tính tự chủ của các doanh nghiệp , và có tiềm ẩn rủi ro?”, Kiểm sát viên Đào Hữu Cường đặt câu hỏi đối với đại diện PVN.
Trả lời câu hỏi trên, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng PVN không có văn bản nào mang tính hành chính bắt buộc các đơn vị thành viên phải sử dụng dịch vụ nên yếu tố bắt buộc là không có.
“Vì mang tính đề nghị cho nên tự chủ là hoàn toàn thuộc về các đơn vị, có sử dụng hay không sử dụng là quyền tự quyết của các đơn vị. Còn việc sau đó họ sử dụng thế nào đấy là quan hệ của đơn thành viên với ngân hàng”.
Tuy nhiên, ông Đào Hữu Cường cho rằng trong văn bản hành chính này, các đơn vị thành viên có quan hệ lệ thuộc. PVN cũng yêu cầu các đơn vị phải thực hiện và báo cáo kết quả. Do đó, văn bản này được hiểu là 1 văn bản hành chính mang tính chất bắt buộc, dẫn đến rủi ro. Trên thực tế đã có số lượng tiền khổng lồ từ PVN và các đơn vị thành viên tập trung vào OceanBank.
Ông Phạm Xuân Quang, Kế toán trưởng BSR thừa nhận có thời điểm lượng tiền gửi của đơn vị này vào OceanBank lên đến 1.100 tỷ đồng. Hợp đồng tiền gửi thấp nhất cũng lên tới 200 tỷ đồng. Trước đó, ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng PVN xác nhận có thời điểm PVN gửi đến 25.000 tỷ đồng vào OceanBank.
Theo quan điểm của HĐXX, công văn của PVN tuy chỉ có tính chất hướng dẫn, mang tính nội bộ của PVN. Một nội dung quan trọng trong công văn này là “theo quy chế quản lý vốn, một đơn vị thành viên phải sử dụng ít nhất 5 ngân hàng”, điều này giúp PVN đảm bảo nguyên tắc “trứng không bao giờ bỏ cùng 1 giỏ”. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng nếu xem xét công văn đó dưới góc độ pháp luật là đã vi phạm Luật Cạnh tranh.
Theo hồ sơ vụ án OceanBank thể hiện năm 2009 – 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) có văn bản yêu cầu các Tổng công ty, các công ty con phải thực hiện giao dịch qua tài khoản tại OceanBank. Việc này cũng được chính ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) xác nhận khi bị TAND thành phố Hà Nội triệu tập đến phiên tòa xét xử vụ án OceanBank ngày 11/09/2017.
Theo ông Giang, “PVN đã vài lần gửi công văn yêu cầu các công ty thành viên phải gửi tiền vào OceanBank, là một đơn vị thuộc PVN nên Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phải thực hiện chủ trương này”.
Ông Hoàng Văn Dũng, đại diện theo ủy quyền của PVN tại phiên tòa.
Trên thực tế, việc vi phạm Luật Cạnh tranh đã tồn tại từ rất lâu tại các Tập đoàn, Tổng Công ty có vốn nhà nước. Đơn cử như tại chính PVN, việc thành lập hãng taxi Dầu khí buộc các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ taxi Dầu khí; các dịch vụ vận tải biển trong ngành dầu khí cũng sử dụng dịch vụ của CTCP Vận tải Dầu khí,…
TS. Phan Đăng Tuất khi còn làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) từng cảnh báo về điều này khi thấy Vinashin hoạt động theo một chu trình khép kín, làm mất cơ hội tham gia thị trường của các doanh nghiệp tư nhân.
Trở lại với phiên tòa xét xử, ông Hoàng Văn Dũng, người đại diện theo ủy quyền của PVN trả lời HĐXX về việc này khi cho rằng khi PVN trở thành cổ đông chiếc lược của OceanBank, một trong những nghĩa vụ của cổ đông chiến lược là hỗ trợ hoạt động kinh doanh của OceanBank. Tuy nhiên, ông Dũng phủ nhận việc PVN ra văn bản ép buộc các đơn vị thành viên.
“Tại phiên tòa này, tôi với tư cách là đại diện của PVN khẳng định rằng PVN không có văn bản nào mang tính ép buộc các đơn vị phải thực hiện sử dụng dịch vụ của OceanBank, mà chỉ có khuyến nghị, mang tính đề nghị, việc này hoàn toàn mang tính tự nguỵện, không mang tính ép buộc. Căn cứ của chúng tôi là căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên”, ông Hoàng Văn Dũng nói.
Tuy nhiên, ông Đào Hữu Cường, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đưa ra 1 văn bản được ban hành ngày 22/6/2009 do Tổng Giám đốc PVN ký. Theo văn bản này, Tổng Giám đốc PVN yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện giao dịch thông qua OceanBank. HĐXX đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý nào để PVN làm việc này.
“Theo tôi hiểu văn bản hành chính này là bắt buộc, và việc yêu cầu bắt buộc tập trung giao dịch, mọi nguồn lực vào tổ chức tín dụng, như vậy ông cảm nhận tính tự chủ của các doanh nghiệp , và có tiềm ẩn rủi ro?”, Kiểm sát viên Đào Hữu Cường đặt câu hỏi đối với đại diện PVN.
Trả lời câu hỏi trên, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng PVN không có văn bản nào mang tính hành chính bắt buộc các đơn vị thành viên phải sử dụng dịch vụ nên yếu tố bắt buộc là không có.
“Vì mang tính đề nghị cho nên tự chủ là hoàn toàn thuộc về các đơn vị, có sử dụng hay không sử dụng là quyền tự quyết của các đơn vị. Còn việc sau đó họ sử dụng thế nào đấy là quan hệ của đơn thành viên với ngân hàng”.
Tuy nhiên, ông Đào Hữu Cường cho rằng trong văn bản hành chính này, các đơn vị thành viên có quan hệ lệ thuộc. PVN cũng yêu cầu các đơn vị phải thực hiện và báo cáo kết quả. Do đó, văn bản này được hiểu là 1 văn bản hành chính mang tính chất bắt buộc, dẫn đến rủi ro. Trên thực tế đã có số lượng tiền khổng lồ từ PVN và các đơn vị thành viên tập trung vào OceanBank.
Ông Phạm Xuân Quang, Kế toán trưởng BSR thừa nhận có thời điểm lượng tiền gửi của đơn vị này vào OceanBank lên đến 1.100 tỷ đồng. Hợp đồng tiền gửi thấp nhất cũng lên tới 200 tỷ đồng. Trước đó, ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng PVN xác nhận có thời điểm PVN gửi đến 25.000 tỷ đồng vào OceanBank.
Theo quan điểm của HĐXX, công văn của PVN tuy chỉ có tính chất hướng dẫn, mang tính nội bộ của PVN. Một nội dung quan trọng trong công văn này là “theo quy chế quản lý vốn, một đơn vị thành viên phải sử dụng ít nhất 5 ngân hàng”, điều này giúp PVN đảm bảo nguyên tắc “trứng không bao giờ bỏ cùng 1 giỏ”. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng nếu xem xét công văn đó dưới góc độ pháp luật là đã vi phạm Luật Cạnh tranh.
infonet.vn
Relate Threads