Lĩnh vực hóa - chế biến dầu khí: "Trước đây chúng ta còn chưa hiểu hết bản thân, nhưng giờ đã khác"

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong kỳ họp lần thứ IV của Tiểu ban Hóa - Chế biến Dầu khí thuộc Hội đồng Khoa học công nghệ được tổ chức vào ngày 9/1, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã nhận định: "Trước đây, chúng ta còn chưa đủ điều kiện về để hiểu hết các nhà máy của chúng ta, chỉ vận hành theo hướng dẫn, đồng nghĩa với việc chưa thể hiểu các nhà máy trên thế giới. Nhưng giờ đã khác, nhờ tiến bộ về KHCN của tập đoàn, chúng ta đã hiểu được mình và hiểu được người".

Kỳ họp lần này được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Công thương, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, lãnh đạo Viện Dầu khí, Hội Dầu khí, lãnh đạo các ban chuyên môn, các Tổng công ty khâu sau của Tập đoàn...

Tại kỳ họp, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận về tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của thế giới, của Tập đoàn cũng như các nhà máy khâu sau. Đại diện Ban Công nghệ và An toàn môi trường PVN đã có những đánh giá về kết quả tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Hóa - Chế biến Dầu khí của Tập đoàn. Cụ thể, các đề tài nghiên cứu khoa học của Tập đoàn có nhiều thành tựu, kết quả tích cực nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn.

1045_IMG_2309.jpg

Toàn cảnh kỳ họp.
Ban Công nghệ và An toàn môi trường PVN cũng đề xuất các Tiểu ban thuộc Hội đồng Khoa học khoa học Tập đoàn cần bám sát chiến lược phát triển của Tập đoàn đã được phê duyệt, đề xuất ý tưởng, các nội dung nghiên cứu phù hợp và gắn với thực tiễn hoạt động SXKD của toàn Tập đoàn. Ứng dụng các thành tựu KHKT mới vào hoạt động SXKD là một trong những hoạt động tất yếu, là chìa khóa và động lực then chốt để thúc đẩy SXKD phát triển, nâng cao năng suất lao động.

Ban Khí và Chế biến Dầu khí PVN cũng thông tin về tình hình triển khai hoạt động của các dự án CBDK cũng như các vấn đề KHCN cần giải quyết. Cụ thể, trong năm 2018, PVN sản xuất gần 9,5 triệu tấn xăng dầu các loại từ Dung Quất và Nghi Sơn; các sản phẩm hóa dầu gần 765.000 tấn; gần 1,63 triệu tấn phân urê; các NMLD, các nhà máy đạm hoạt động ổn định, an toàn, vượt mức kế hoạch. Đại diện Ban cũng nhận định, để phát huy hiệu quả hoạt động các Nhà máy chế biến Dầu khí, công tác nghiên cứu khoa học của Tập đoàn cần tập trung vào 3 nội dung chính gồm: Đa dạng hóa nguyên liệu, tìm nguồn nguyên liệu thay thế hiệu quả cho các nhà máy trong bối cảnh nguyên liệu trong nước suy giảm; nâng cao hiệu quả hoạt động các nhà máy chế biến dầu khí, tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm năng lượng; đồng thời cần đa dạng hóa sản phẩm.

Ngoài các tham luận ở tầm vĩ mô về định hướng, cung cấp thông tin tổng thể; tại kỳ họp, các đại biểu đến từ các Tổng công ty cũng trình bày những tham luận liên quan đến tình hình nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ đơn vị mình. Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty CP Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCO); Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) trình bày những nghiên cứu cũng như ứng dụng KHCN tại đơn vị mình.

1050_IMG_2405.jpg

Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng kết luận kỳ họp.

Kết luận kỳ họp, Phó Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho rằng, việc nghiên cứu KHCN cũng như ứng dụng KHCN tại Tập đoàn đã được triển khai khá hiệu quả trong thời gian qua. "Trước đây, chúng ta còn chưa đủ điều kiện về để hiểu hết các nhà máy của chúng ta, chỉ vận hành theo hướng dẫn, đồng nghĩa với việc chưa thể hiểu các nhà máy trên thế giới. Nhưng giờ đã khác, nhờ tiến bộ về KHCN của tập đoàn, chúng ta đã hiểu được mình và hiểu được người", Phó Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng nhận định.

Phó Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng cho rằng, chúng ta cũng cần rà soát, đánh giá mô hình về KHCN, chủ yếu về công tác quản trị; đánh giá lại chỉ số tối ưu hóa; bắt buộc phải có những chương trình dài hạn để có sự thay đổi trong tương lai; có sự nghiên cứu về nguồn nguyên liệu đầu vào...

Thanh Hiếu
petrotimes.vn
 

Việc làm nổi bật

Top