Liên doanh AMECC – CECO làm tổng thầu EPC

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Hợp đồng EPC có trị giá hơn 600 tỷ đồng và thi công trong vòng 24 tháng kể từ ngày ký.

Mới đây, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVN) chủ đầu tư đã quyết định chọn Liên doanh nhà thầu AMECC – CECO làm tổng thầu EPC (thiết kế; mua sắm, lắp đặt, chạy thử và chuyển giao) dự án mở rộng, nâng cấp NM Đạm Cà Mau.

Theo đó, hợp đồng EPC có trị giá hơn 600 tỷ đồng và thi công trong vòng 24 tháng kể từ ngày ký. AMECC được biết đến là nhà thầu có năng lực vượt trội, chuyên nghiệp với đội ngũ lao động có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiệt điện đốt than, lọc hóa dầu, hóa chất đã từng làm tổng thầu EPC nhiều dự án nhiệt điện, hóa chất, lọc dầu. Còn CECO lại nổi trội với năng lực, kinh nghiệm trong việc thiết kế các dự án hóa chất. Ông Bùi Minh Tiến, TGĐ Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết: “Chọn Liên doanh AMECC – CECO, chúng tôi hoàn toàn yên tâm”.

lien-doanh-amecc--ceco-lam-tong-thau-epc_30614179.jpg

Trước đó, AMECC và Công ty JEL (Singapore) đã ký hợp đồng trị giá 1,5 triệu USD "Lắp đặt kho than khô - hệ thống vận chuyển và chứa than" cho NM nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, công suất 688 MW. Ngoài hạng mục trên, AMECC còn chế tạo, lắp đặt trên 3.000 tấn ống nước tuần hoàn, lắp đặt các thiết bị quay, áp lực, hệ thống vận chuyển than, hệ thống ống BOP cho NM nhiệt điện Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 cùng công suất 2x600 MW.

AMECC cũng ký hợp đồng với Tập đoàn PECI (Singapore) cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng cho NM Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Điều này đánh dấu mốc quan trọng trong việc phát huy thế mạnh sửa chữa, bảo dưỡng NM lọc hoá dầu, hoá chất đặc biệt các thiết bị quay, thiết bị cơ khí. PECI cho biết: Họ đã khảo sát hơn 10 công ty, sát hạch trên 2.500 ứng viên để chọn ra 200 thợ có chất lượng, AMECC là đơn vị có số người đạt chuẩn cao nhất (trên 60 người) đặc biệt là thợ thiết bị quay, thợ cơ khí và thợ hàn.

Trên một bình diện khác, nhằm mở rộng thị trường, tăng cường năng lực sản xuất, Amecc hợp tác với MS (Myanmar Shipyard) đầu tư NM chế tạo thiết bị trên diện tích 38 ha tại TP Yangon, công suất 30.000 tấn/ năm với tổng giá trị vốn góp là 42 triệu USD.

Với vị trí rất thuận lợi, các sản phẩm chủ lực như kết cấu thép, spool ống công nghệ, thiết bị trao đổi nhiệt, đóng tàu có thể vận chuyển theo đường thuỷ, đường bộ. Hiện Liên danh MS- AMECC đang khẩn trương lắp đặt dây truyền công nghệ, tuyển dụng và đào tạo nguồn lực người Myanmar và người Việt Nam để đưa NM vào sản xuất. Hạng mục đầu tiên là vận hành dây chuyền sơ chế tôn với công suất 20.000 tấn/năm, công nghệ Hàn Quốc nhằm đưa công nghệ đóng tàu tại Myanmar vươn ra quốc tế. Với dây chuyền công nghệ hiện đại này, các chi tiết sẽ được làm sạch, phun sơn tự động, được sấy khô trước khi xuất ra khỏi dây chuyền…

Đi vào hoạt động 8 năm, song AMECC đã nỗ lực vươn lên trong thị trường xây lắp Việt Nam và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhằm đưa Công ty lên tầm cao mới và đáp ứng công việc ngày càng nhiều, AMECC không ngừng đào tạo nhân sự cùng quản trị, sắp xếp doanh nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và cấp chứng chỉ cho 11 cán bộ nòng cốt người Myanmar.

Đầu năm nay, AMECC đã đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn UPCoM với mã chứng khoán là AMS. AMS dự kiến trình phương án tăng vốn từ 150 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ SXKD. Theo ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT AMECC: Năm 2017, Công ty đề ra mục tiêu sản lượng 1.450 tỷ đồng, doanh thu 1.250 tỷ đồng, lãi ròng 25 tỷ đồng, tăng trưởng từ 30% - 60%. Các năm tiếp theo, AMS đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng trên dưới 20% và lãi ròng tăng trưởng trên 50%, cổ tức tăng dần từ 7% lên 15% vào năm 2020.


Trần Thị Sánh
Báo Đất Việt
 

Việc làm nổi bật

Top