Phiên IPO PV Power kết thúc với mức giá đấu thành công bình quân là 14.938 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3,7% so với giá khởi điểm. Công ty dự kiến 15/3/2018 sẽ niêm yết trên sàn UpCom. Nhà đầu tư không khỏi băn khoăn mức giá nào hợp lý cho PV Power?
Tiếp nối đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu thành công của BSR và PV Oil, đợt IPO của PV Power đã thành công với việc bán hết hoàn toàn 468,37 triệu cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 284,44 triệu cổ phần, chiếm 60% lượng đấu giá.
Mức giá đấu thành công bình quân là 14.938 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị chào bán gần 7.000 tỷ đồng. Được biết, PV Power dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch UpCom vào ngày 15/3/2018 với mã chứng khoán POW. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên chưa được công bố chính thức.
Lợi thế đến từ thị trường và quy mô hấp dẫn
Ngành năng lượng được dự báo tiếp tục tăng trưởng 10% - 11%/năm. Đây được coi là lĩnh vực hấp dẫn do mức thiếu hụt ngày càng cao khi công suất lắp đặt chưa được mở rộng tương ứng với nhu cầu tiêu thụ điện.
PV Power là Tổng công ty sản xuất điện lớn thứ 2 ở Việt Nam với công suất 4.208 MW, cung cấp 11% - 12% nhu cầu điện cả nước, tiềm năng tăng trưởng của PV Power được đánh giá cao dựa trên xu hướng phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, 64% công suất tập trung ở phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam và mức độ thiết hụt năng lượng điện ngày càng cao. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho PV Power trong hoạt động kinh doanh của các nhà máy hiện hữu cũng như phát triển các dự án mới Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2017 dự kiến tăng trưởng mạnh 50% đạt 2,283 tỷ đồng nhờ nhà máy Vũng Áng 1 dần hoạt động ổn định. Giai đoạn 2018 – 2022, MBS dự phóng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ bình quân đạt lần lượt 9% và 12%/năm, tương ứng 46,263 tỷ đồng và 3,016 tỷ đồng vào năm 2022.
Trong đó, sản lượng điện dự kiến tăng mạnh 15% trong năm 2021 và 10% trong 2022 từ việc vận hành thương mại Nhơn Trạch 3 (2021) và Nhơn Trạch 4 (2022).
Từ các quan điểm trên, MBS nhận định giá trị hợp lý của cổ phiếu PV Power được xác định ở mức 19.400 đồng/cổ phiếu.
Rủi ro đầu tư vào PV Power
Rủi ro tỷ giá với cơ cấu vay ngoại tệ 81% trong tổng nợ vay - Mặc dù đòn bẩy tài chính PV Power ở mức an toàn, bình quân qua các năm là 61%/Tổng tài sản, nhưng với 81% nợ vay bằng ngoại tệ, đây được coi là rủi ro khá lớn với lợi nhuận Công ty. Theo báo cáo tài chính 2016, tổng nợ vay PV Power gần 43.000 tỷ đồng, thì Vay bằng Đô la Mỹ và Vay bằng Euro lên đến hơn 24.000 tỷ đồng
Cùng với đó, PV Power phải đối mặt với rủi ro tăng giá chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào khi giá than và giá khí đang dần tiệm cận với thị trường thế giới và có xu hướng gia tăng.
Nguyên liệu chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 70% tổng chi phí sản xuất kinh doanh PV Power. Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu với mức giá cao hơn 60% - 100% so với giá khí hiện tại của Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2.
Giá khí Cà Mau 1&2 có khả năng tăng khi khai thác hết trữ lượng khí PM3-CAA hiện hữu và phải bổ sung nguồn khí từ phía Malaysia hoặc kỳ vọng vào nguồn khí Lô B – Ô Môn có thể cung cấp từ cuối 2021.
Ngoài ra, rủi ro về các dự án được chuyển giao từ PVN chưa rõ hiệu quả, có thể làm gia tăng đáng kể chi phí khấu hao và chi phí lãi vay của công ty.
Tiếp nối đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu thành công của BSR và PV Oil, đợt IPO của PV Power đã thành công với việc bán hết hoàn toàn 468,37 triệu cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 284,44 triệu cổ phần, chiếm 60% lượng đấu giá.
Mức giá đấu thành công bình quân là 14.938 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị chào bán gần 7.000 tỷ đồng. Được biết, PV Power dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch UpCom vào ngày 15/3/2018 với mã chứng khoán POW. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên chưa được công bố chính thức.
Lợi thế đến từ thị trường và quy mô hấp dẫn
Ngành năng lượng được dự báo tiếp tục tăng trưởng 10% - 11%/năm. Đây được coi là lĩnh vực hấp dẫn do mức thiếu hụt ngày càng cao khi công suất lắp đặt chưa được mở rộng tương ứng với nhu cầu tiêu thụ điện.
PV Power là Tổng công ty sản xuất điện lớn thứ 2 ở Việt Nam với công suất 4.208 MW, cung cấp 11% - 12% nhu cầu điện cả nước, tiềm năng tăng trưởng của PV Power được đánh giá cao dựa trên xu hướng phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, 64% công suất tập trung ở phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam và mức độ thiết hụt năng lượng điện ngày càng cao. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho PV Power trong hoạt động kinh doanh của các nhà máy hiện hữu cũng như phát triển các dự án mới Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2017 dự kiến tăng trưởng mạnh 50% đạt 2,283 tỷ đồng nhờ nhà máy Vũng Áng 1 dần hoạt động ổn định. Giai đoạn 2018 – 2022, MBS dự phóng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ bình quân đạt lần lượt 9% và 12%/năm, tương ứng 46,263 tỷ đồng và 3,016 tỷ đồng vào năm 2022.
Trong đó, sản lượng điện dự kiến tăng mạnh 15% trong năm 2021 và 10% trong 2022 từ việc vận hành thương mại Nhơn Trạch 3 (2021) và Nhơn Trạch 4 (2022).
Rủi ro đầu tư vào PV Power
Rủi ro tỷ giá với cơ cấu vay ngoại tệ 81% trong tổng nợ vay - Mặc dù đòn bẩy tài chính PV Power ở mức an toàn, bình quân qua các năm là 61%/Tổng tài sản, nhưng với 81% nợ vay bằng ngoại tệ, đây được coi là rủi ro khá lớn với lợi nhuận Công ty. Theo báo cáo tài chính 2016, tổng nợ vay PV Power gần 43.000 tỷ đồng, thì Vay bằng Đô la Mỹ và Vay bằng Euro lên đến hơn 24.000 tỷ đồng
Cùng với đó, PV Power phải đối mặt với rủi ro tăng giá chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào khi giá than và giá khí đang dần tiệm cận với thị trường thế giới và có xu hướng gia tăng.
Nguyên liệu chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 70% tổng chi phí sản xuất kinh doanh PV Power. Dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 dự kiến sử dụng nguồn khí LNG nhập khẩu với mức giá cao hơn 60% - 100% so với giá khí hiện tại của Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2.
Giá khí Cà Mau 1&2 có khả năng tăng khi khai thác hết trữ lượng khí PM3-CAA hiện hữu và phải bổ sung nguồn khí từ phía Malaysia hoặc kỳ vọng vào nguồn khí Lô B – Ô Môn có thể cung cấp từ cuối 2021.
Ngoài ra, rủi ro về các dự án được chuyển giao từ PVN chưa rõ hiệu quả, có thể làm gia tăng đáng kể chi phí khấu hao và chi phí lãi vay của công ty.
Theo Nhà đầu tư
Relate Threads