Dẫu biết rằng đây là một công việc nhiều gian khổ, thậm chí sẽcó sự trả giá không hề nhỏ nhưng với trái tim nhiệt huyết,đam mê, họ vẫn bám biển, bám giàn miệt mài đem dòng dầu về cho đất nước. Họ là tập thể những cán bộ kỹ sư, công nhân vận hành đến người đầu bếp ở giàn công nghệ trung tâm 2 của Liên doanh Vietsopetro.
Ở nơi không có ngày và đêm
Được nghe nhiều và đọc nhiều về những người lao động, những người thợ trên những giàn khoan dầu khí, tôi luôn ước ao có một ngày được đến với giàn khoan dầu dùchỉ một lần để được nghe, được thấy và cảm nhận về người lao động ngành Dầu khí. Tôi nghĩ rằng cho dù đọc hết 3 tập dày giới thiệu lịch sử ngành Dầu khí tôi cam đoan mình vẫn chưa thể nào hiểu hết những con người, những công trình và những gì diễn ra trên biển khơi xa, trên giàn khoan ngoài đó. Và chẳng thể nào biết được giếng khoan như thế nào? Thật may mắn, ước ao của tôi một ngày được toại nguyện.
Nơi đây đẹp tuyệt chính là thời khắc về đêm và sự cô quạnh cũng được cảm nhận rõ ràng nhất
Sau 1h đồng hồ bay, trực thăng hạ cánh xuống giàn công nghệ trung tâm (CTP2) mỏ Bạch Hổ của Liên doanh Vietsovpetro. Đón chúng tôi tại cửa trực thăng là đồng chí Quyền giàn trưởng, kỹ sư Nguyễn Sơn Trường và quản trị hành chính Phạm Văn Thiện cùng các anh em trên giàn khoan. Rất nhanh chóng, sau 5 phút sắp xếp đồ vào cabin chúng tôi có mặt tại phòng làm việc của giàn trưởng, nói là phòng cho sang chứ vẻn vẹn 10m2 bao gồm nơi để giao ban, làm việc, ngủ, nghỉ. Tiếp chúng tôi, giàn trưởng Quyền, kỹ sư Nguyễn Sơn Trường sơ qua về giàn công nghệ trung tâm số 2 (CTP2). Các anh cho biết, giàn CTP2 chính thức vận hành từ năm 1986 là giàn đưa dòng dầu đầu tiên vào bờ , giàn có 1 giàn lớn và 8 giàn vệ tinh. Với chức năng giàn CTP 2 thu gom khí từ Bạch Hổ tách lỏng và chuyển cho giàn khí trung tâm, đưa về đường ống đưa về đất liền, sản lượng 4,8 -5,5 tấn dầu thô đã tách, xuất bán. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng ở đó mọi thứ đều phải tuân theo qui định nghiêm ngặt khắt khe. Bởi lẽ không thể nào lường hết nguy hiểm nếu không tuân theo những điều kiện nghiêm ngặt đó khi mà xung quanh chỉ là biển sâu thẳm, là những luồng khí đốt bùng lên bất cứ khi nào… Thế nên khi ra tới giàn điều đầu tiên tôi cảm nhận được áp lực của từng vị trí, nhiệm vụ của người thợ trên giàn khoan.
Cuộc sống trên giàn khoan giữa biển không có khái niệm ngày và đêm. Hai ca cứ chia ra liên tục vận hành, xử lý trong điều kiện phải an toàn tuyệt đối, cấm xảy ra bất cứ sai sót nào kể cả là nhỏ nhất. Về đêm giàn khoan lên đèn sáng rực cả một vùng biển, đó cũng chính là lúc giàn khoan đẹp nhất, lung linh tựa như thành phố Venice ở Đông Bắc Italia, trên bờ biển Adriatique. Ở giàn CTP2 cũng được nối liền với 2 khu xử lý khí và nước chẳng khác gì những công trình nghệ thuật độc đáo trên biển. Và ở nơi đây đẹp tuyệt chính là thời khắc về đêm và sự cô quạnh cũng được cảm nhận rõ ràng nhất. Bao la giữa biển cả, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ, tiếng máy chát chúa. Nhưng tôi nghĩ cảm nhận này có lẽ chỉ những người đến rồiđi như chúng tôi là thấy mà thôi, còn thì với các anh, các âm thanh cứ lặp đi lặp lại như lập trình sẵn có như vậy suốt chắc đã trở thành quá quen thuộc đến mức không còn để í. May mắn hơn ở CTP2 không như ở các BK nhỏ khác là có hoạt động giải trí xem tivi và ngạc nhiên hơn là ở đó có câu lạc bộ bóng chuyền, bóng bàn, có nơi tập gym ngoài trời.
Cảm phục những người con của biển
Trước khi bước lên trực thăng ra ngoài giàn chúng tôi đã được nghe về những sự cố hy hữu mà người công nhân đã từng đối mặt như: sự cố trục trặc của trực thăng, hay những câu chuyện về nếp sinh hoạt đặc biệtcủa người công nhân trên giàn khoan... Nghe thôi chúng tôi đã cảm phục sức chịu đựng, hay đúng hơn là quyết tâm của những “người lính” trên mặt trận tìm dầu giữa biển này. Vì vậy, khi ra đến giàn, được mắt thấy tai nghe, tôi càng cảm phục những người con của biển về sự chắt chiu, chịu đựng những nỗi thiệt thòi tưởng chừng khó có thể vượt qua.
Anh Trần Ngọc Quang (đứng giữa) cùng với các anh em nhà bếp CTP2
Trước mặt tôi là bếp trưởng Trần Ngọc Quang. Anh Quang đã có 31 năm gắn bó với giàn CTP2. Anh có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, phân phối thực phẩm cho 6 BK và chịu trách nhiệm toàn bộ về nguồn thực phẩm trên giàn CTP2. Chúng tôi vui vẻ chuyện trò hỏi thăm nhau hồi lâu, sau đó tôi mớiđược biết qua câu chuyện của anh em trên giàn, rằng anh Quang đang dấu đi một nỗiđau rất lớn, đó là khi anh vừa ra giàn khoan được 5 ngày mẹ anh mất. Không thể quay vào bờ làm nghĩa vụ của một người con khi người sinh ra mình vĩnh viễn ra đi, nỗi buồnđã lắng thật sâu vào trong tâm tưởng ngườiđàn ông ngũ tuần. Càng thương anh hơn khi biết thêm rằng cách đây 7 năm, khi anh đang ở ngoài giàn thì cậu con trai cả của anh đã không qua khỏi vì tai nạn giao thông. “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, rất có thể nếu anh Quang không chọn công việc này thì những người thân của anh cũng không tránh khỏi sự khắc nghiệt của số phận, tuy nhiên, anh đã có thể bên họ những lúc nguy nan. Và sự thiệt thòi khó nói thành lời của những con người chót gắn mình với giàn khoan chính làở chỗấy. Song cũng chính nóđã hun đúc thành ý chí kiên cường, không cúiđầu trước nguy nan của các anh.
Ngay giữa nơi chỉ có biển và trời này, chúng tôi vô cùng xúc động khi được biết thêm nhiều câu chuyện về những cuộc đời của những người thợ trên giàn khoan này. Mỗi người là một câu chuyện đời. Câu chuyện của anh Quang cũng là câu chuyện của vô số người thợ khác trên giàn khoan của Vietsovpetro nói riêng và của ngành Dầu khí nói chung. Khi họ bước chân lên trực thăng làm nhiệm vụ là họ chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận mọi nỗi đau, biến cố cuộc đời mà không tiếc nuối, vẫn kiên cường, vững vàng bám biển, bám giàn, vận hành an toàn từng công trình dầu khí giữa khơi xa. Với họ, tình yêu nghề ngấm vào máu thịt. Với họ, ra giàn làm nhiệm vụlà thói quen ăn sâu nếp nghĩ. Với họ, đó là nghề đã chọn, là nghề cha truyền con nối. Điều đặc biệt hơn nữa mà tôi mơ hồ cảm thấy từrất lâu nhưng đến hôm nay thì đã rõ ràng, đó là ngoài lòng yêu nghề, say mê với công việc thì các anh còn luôn hãnh diện về chính nhiệm vụ của mình, một nhiệm vụ rất đỗi âm thầm song vô cùng vinh quang góp phần cho đất nước thêm giàu đẹp từ những giọt dầu được khai thác lên. Niềm hãnh diện đấy cũng chính là nguồn động lực để các anh thợ khoan vượt qua được những áp lực của công việc, cũng như để các anh vượt qua được nỗi buồn xa gia đình, bạn bè, người thân của mình…
Có lẽ hiểu biết của tôi về con người, về ngành Dầu khí chưa thực sự đầy đủ, thế nhưng tôi tin bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy một phần cuộc sống thật sự của những người thợ dầu khí, về những con người là đại diện cho thế hệ của ngành Dầu khí bản lĩnh, trí tuệ.
Ngành Dầu khí Việt Nam tròn 56 năm xây dựng và phát triển, ngần ấy năm đóng góp cho quốc gia một nguồn ngân sách lớn. Cũng 56 năm qua, đối mặt với biết bao nhiêu khó khăn thách thức, người lao động Dầu khí dường như được tôi luyện thêm, ý chí đó dường như được hun đúc thêm và hôm nay họ vẫn miệt mài với nhiệm vụ được giao với suy nghĩ đơn giản rằng: Nghề đã chọn là sống chết với nghề.
Ở nơi không có ngày và đêm
Được nghe nhiều và đọc nhiều về những người lao động, những người thợ trên những giàn khoan dầu khí, tôi luôn ước ao có một ngày được đến với giàn khoan dầu dùchỉ một lần để được nghe, được thấy và cảm nhận về người lao động ngành Dầu khí. Tôi nghĩ rằng cho dù đọc hết 3 tập dày giới thiệu lịch sử ngành Dầu khí tôi cam đoan mình vẫn chưa thể nào hiểu hết những con người, những công trình và những gì diễn ra trên biển khơi xa, trên giàn khoan ngoài đó. Và chẳng thể nào biết được giếng khoan như thế nào? Thật may mắn, ước ao của tôi một ngày được toại nguyện.
Nơi đây đẹp tuyệt chính là thời khắc về đêm và sự cô quạnh cũng được cảm nhận rõ ràng nhất
Cuộc sống trên giàn khoan giữa biển không có khái niệm ngày và đêm. Hai ca cứ chia ra liên tục vận hành, xử lý trong điều kiện phải an toàn tuyệt đối, cấm xảy ra bất cứ sai sót nào kể cả là nhỏ nhất. Về đêm giàn khoan lên đèn sáng rực cả một vùng biển, đó cũng chính là lúc giàn khoan đẹp nhất, lung linh tựa như thành phố Venice ở Đông Bắc Italia, trên bờ biển Adriatique. Ở giàn CTP2 cũng được nối liền với 2 khu xử lý khí và nước chẳng khác gì những công trình nghệ thuật độc đáo trên biển. Và ở nơi đây đẹp tuyệt chính là thời khắc về đêm và sự cô quạnh cũng được cảm nhận rõ ràng nhất. Bao la giữa biển cả, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ, tiếng máy chát chúa. Nhưng tôi nghĩ cảm nhận này có lẽ chỉ những người đến rồiđi như chúng tôi là thấy mà thôi, còn thì với các anh, các âm thanh cứ lặp đi lặp lại như lập trình sẵn có như vậy suốt chắc đã trở thành quá quen thuộc đến mức không còn để í. May mắn hơn ở CTP2 không như ở các BK nhỏ khác là có hoạt động giải trí xem tivi và ngạc nhiên hơn là ở đó có câu lạc bộ bóng chuyền, bóng bàn, có nơi tập gym ngoài trời.
Cảm phục những người con của biển
Trước khi bước lên trực thăng ra ngoài giàn chúng tôi đã được nghe về những sự cố hy hữu mà người công nhân đã từng đối mặt như: sự cố trục trặc của trực thăng, hay những câu chuyện về nếp sinh hoạt đặc biệtcủa người công nhân trên giàn khoan... Nghe thôi chúng tôi đã cảm phục sức chịu đựng, hay đúng hơn là quyết tâm của những “người lính” trên mặt trận tìm dầu giữa biển này. Vì vậy, khi ra đến giàn, được mắt thấy tai nghe, tôi càng cảm phục những người con của biển về sự chắt chiu, chịu đựng những nỗi thiệt thòi tưởng chừng khó có thể vượt qua.
Anh Trần Ngọc Quang (đứng giữa) cùng với các anh em nhà bếp CTP2
Ngay giữa nơi chỉ có biển và trời này, chúng tôi vô cùng xúc động khi được biết thêm nhiều câu chuyện về những cuộc đời của những người thợ trên giàn khoan này. Mỗi người là một câu chuyện đời. Câu chuyện của anh Quang cũng là câu chuyện của vô số người thợ khác trên giàn khoan của Vietsovpetro nói riêng và của ngành Dầu khí nói chung. Khi họ bước chân lên trực thăng làm nhiệm vụ là họ chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận mọi nỗi đau, biến cố cuộc đời mà không tiếc nuối, vẫn kiên cường, vững vàng bám biển, bám giàn, vận hành an toàn từng công trình dầu khí giữa khơi xa. Với họ, tình yêu nghề ngấm vào máu thịt. Với họ, ra giàn làm nhiệm vụlà thói quen ăn sâu nếp nghĩ. Với họ, đó là nghề đã chọn, là nghề cha truyền con nối. Điều đặc biệt hơn nữa mà tôi mơ hồ cảm thấy từrất lâu nhưng đến hôm nay thì đã rõ ràng, đó là ngoài lòng yêu nghề, say mê với công việc thì các anh còn luôn hãnh diện về chính nhiệm vụ của mình, một nhiệm vụ rất đỗi âm thầm song vô cùng vinh quang góp phần cho đất nước thêm giàu đẹp từ những giọt dầu được khai thác lên. Niềm hãnh diện đấy cũng chính là nguồn động lực để các anh thợ khoan vượt qua được những áp lực của công việc, cũng như để các anh vượt qua được nỗi buồn xa gia đình, bạn bè, người thân của mình…
Có lẽ hiểu biết của tôi về con người, về ngành Dầu khí chưa thực sự đầy đủ, thế nhưng tôi tin bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy một phần cuộc sống thật sự của những người thợ dầu khí, về những con người là đại diện cho thế hệ của ngành Dầu khí bản lĩnh, trí tuệ.
Ngành Dầu khí Việt Nam tròn 56 năm xây dựng và phát triển, ngần ấy năm đóng góp cho quốc gia một nguồn ngân sách lớn. Cũng 56 năm qua, đối mặt với biết bao nhiêu khó khăn thách thức, người lao động Dầu khí dường như được tôi luyện thêm, ý chí đó dường như được hun đúc thêm và hôm nay họ vẫn miệt mài với nhiệm vụ được giao với suy nghĩ đơn giản rằng: Nghề đã chọn là sống chết với nghề.
Lê Hằng
baotainguyenmoitruong.vn
baotainguyenmoitruong.vn
Relate Threads