Kiến thức cơ bản về thị trường dầu thô Quốc tế

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Muốn biết giá dầu thế giới đang ở mức nào? Cao hay thấp thì ít nhất cần phải biết đến thước đo cho tiêu chuẩn giá dầu quốc tế.

Có 3 loại dầu được dùng làm thước đo cho tiêu chuẩn giá dầu quốc tế là Brent, WTI và Dubai/Oman.

Trong hơn 1 năm nay, giá dầu là một thông tin khá “hot” trên các mặt báo cũng như trang tin truyền thông. Độc giả thường ấn tượng với số liệu giá dầu lao dốc xuống dưới ngưỡng kháng cự hay tăng mạnh nhất trong bao lâu.

thuoc-do-tieu-chuan-gia-dau-quoc-te-image2.jpg

Tuy nhiên, trên thực tế giá dầu thô có nhiều loại khác nhau và tất nhiên giá mỗi loại dầu thô này cũng không hề giống nhau.

Ví dụ loại dầu thô ngọt thường có giá cao hơn các loại dầu thô có nồng độ lưu huỳnh cao khác bởi chúng dễ lọc và sản xuất ra các sản phẩm như xăng hay diesel. Điều này cũng đúng cho loại dầu nhẹ khi chúng dễ sản xuất ra các thành phẩm hơn so với dầu nặng.

Ngoài ra, nơi khai thác dầu cũng khiến giá dầu thô khác nhau. Người mua sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những mỏ dầu dề dàng vận chuyển sau khi khai thác.

Nếu đứng trên khí cạnh chi phí vận chuyển, các mỏ dầu ngoài khơi có lợi thế hơn so với những mỏ trên đất liền do không tốn chi phí xây dựng đường ống cũng như dung lượng vận chuyển qua các hệ thống đường ống này.

Bởi sự đa dạng của các loại dầu mà người mua và đặc biệt là những nhà đầu tư, những người không thực sự lọc dầu thô, cần một tiêu chuẩn để dễ dàng tính giá loại hàng hóa này dựa trên chất lượng và vị trí khai thác.

Vì vậy, những giá dầu thô tiêu chuẩn như Brent, WTI và Dubai/Oman đã ra đời.

Khi giá dầu Brent được nhắc đến trong hợp đồng, mọi người đều hiểu được chất lượng loại dầu này như thế nào và được khai thác ở đâu.

Hiện nay hầu hết hợp đồng dầu thô được giao dịch trên thị trường kỳ hạn và đều được gắn với giá một loại dầu tiêu chuẩn nhất định.

Do sự biến động liên tục của cung cầu nên giá chuẩn của từng loại dầu cũng liên tục thay đổi. Tính trong dài hạn, giá dầu có thể được bán với giá cao trong phiên và được bán với giá thấp hơn rất nhiều ngay sau đó tùy thuộc vào giao dịch trên thị trường kỳ hạn.

Các chỉ số chính

Trên thế giới hiện có nhiều loại dầu được đem ra làm tiêu chuẩn định giá trong hợp đồng, nhưng phần lớn thị trường dầu mỏ toàn cầu được giao dịch dựa vào giá 3 loại dầu chính là Brent, WTI và Dubai/Oman.

1. Brent

Khoảng 2/3 hợp đồng dầu thô trên thế giới hiện nay được giao dịch theo giá dầu Brent và đây cũng là loại dầu được công nhận là tiêu chuẩn giá cho các hợp đồng toàn cầu.

Dầu Brent hiện nay trong các hợp đồng thường ám chỉ giá dầu thô khai thác ở vùng Biển Bắc bởi mỏ dầu mang tên Brent là 1 trong 4 mỏ dầu lớn nhất tại đây (Brent, Forties, Oseberg, Ekofisk).

Dầu thô khai thác từ khu vực này thường là loại ngọt nhẹ, đạt tiêu chuẩn lý tưởng cho việc lọc và sản xuất những sản phẩm từ dầu. Hơn nữa các mỏ dầu ở đây là ở ngoài khơi nên việc vận chuyển cũng dễ dàng hơn.

2. WTI
Dầu WTI trong các hợp đồng kỳ hạn ám chỉ loại dầu thô được khai thác tại Mỹ, vùng phía Tây bang Texas và được vận chuyển đến vùng Oklahoma. Tuy nhiên hầu hết những mỏ khai thác này nằm trên đất liền nên sẽ tốn chi phí vận chuyển qua các đường ống. Đặc biệt giá loại dầu này sẽ bị nâng lên nếu muốn vận chuyển đến một số vùng xa xôi.

Vì vậy dù dầu WTI là loại dầu ngọt nhẹ rất thích hợp cho việc sản xuất các loại thành phẩm nhưng giá loại dầu này thường thấp hơn dầu Brent.

Tất nhiên, giá dầu Brent là tiêu chuẩn cho các hợp đồng giao dịch tại Mỹ.

3. Dubai/Oman

Loại dầu này chủ yếu được khai thác ở Trung Đông và có chất lượng thấp hơn một chút so với dầu Brent cũng như WTI.

Những mỏ khai thác chính ở Dubai, Oman hay Abu Dhabi cho ra loại dầu thô nặng hơn và có nhiều lưu huỳnh hơn so với dầu Brent hay WTI.

Tuy nhiên, đây lại là loại dầu chính được cung cấp cho thị trường Châu Á.

thuoc-do-tieu-chuan-gia-dau-quoc-te-image3.jpg

Thị trường kỳ hạn

Trước đây, thị trường dầu là thị trường giao ngay khi người mua và bên bán chấp nhận giá dầu tại thời điểm ký hợp đồng và chấp nhận giao hàng sau vài tuần.

Tuy vậy, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 70, chính phủ và các nhà lọc dầu đã cố gắng tìm ra một phương án nhằm giảm thiếu rủi ro khi giá dầu đột ngột tăng giá.

Đây là lý do cho sự ra đời của thị trường kỳ hạn. Theo đó, giá dầu sẽ được giao dịch theo giá giao sau vài tháng, thậm chí vài năm với một tiêu chuẩn giá riêng khác với giá dầu hiện tại.

Ví dụ, mặc dù giá dầu hiện tại là 30 USD/thùng nhưng giá dầu giao tháng 12/2016 lại là 50 USD/thùng, vậy người mua sẽ trả 50 USD/thùng khi nhận hàng vào tháng 12 năm nay dù hợp đồng đã được ký kết hiện tại.

Bằng phương pháp này, những nhà đầu tư có thể lường trước được giá dầu trên thị trường. Dù giá dầu hiện tại có biến động nhưng hợp đồng đã được ký kết.

Thông thường bên mua sẽ thanh toán băng tiền mặt trong hợp đồng dầu kỳ hạn, nhưng cũng có trường hợp thanh toán bằng các loại hàng hóa khác.

Thị trường kỳ hạn của những loại dầu khác nhau sẽ được giao dịch tại các àn khác nhau. Dầu Brent thường được giao dịch trên sàn kỳ hạn ICE Futures Europe của Châu Âu, còn dầu WTI giao dịch trên sàn NYMEX của Mỹ. Trong khi đó, dầu Dubai/Oman được giao dịch trên sàn Dubai Mercantile Exchange kể từ năm 2007.

Đặc biệt, do sự khác biệt về chất lượng dầu được khai thác tại mỗi mỏ nên các hợp đồng kỳ hạn không chỉ ghi rõ nơi dầu thô được sản xuất mà còn đề cập đến chất lượng dầu được bán.

Thị trường phái sinh

Ngoài thị trường kỳ hạn, nhà đầu tư và người mua có thể tham gia thị trường phái sinh trong giao dịch dầu mỏ. Phương thức giao dịch này cũng làm giảm tỷ lệ rủi ro khi giá dầu biến động quá mạnh.

Ví dụ, khách hàng mua quyền mua (Call Option) 500 thùng dầu với giá 35 USD/thùng dù giá dầu đang ở mức 30 USD/thùng, thời hạn 3 tháng. Sau đó 1 tháng, giá dầu bật tăng lên 40 USD/thùng. Lúc này, bên mua có quyền yêu cầu bên bán thức hiện Call Option với mức giá 35 USD/thùng.

Dẫu vậy, Call Option này không phải là nghĩa vụ với bên mua nên nếu giá dầu sau 1 tháng không tăng mà lại giảm tiếp xuống 29 USD/thùng, bên mua có quyền chờ tiếp cho đến hết 3 tháng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, thị trường phái sinh dầu mỏ còn là nơi tụ tập của các nhà đầu cơ khi đánh cược rằng giá dầu sẽ cao hơn giá quyền mua (Call Option) hoặc thấp hơn giá quyền bán (Put Option).
Việc giao dịch trên thị trường phái sinh dầu mỏ đặc biệt sôi động khi giá dầu có biến động mạnh. Ví dụ thị trường phái sinh dầu mỏ trên sàn NYMEX-New York đã có khối lượng giao dịch kỷ lục trong khoảng 2011-2013 nhờ sự bùng nổ khai thác dầu đá phiến Mỹ khiến giá dầu WTI ngày càng rẻ so với giá dầu Brent.

tindachieu.com​
 

Việc làm nổi bật

Top