Rất dễ hiểu khi cây xăng đầu tiên của liên doanh Idemitsu Kosan (Nhật Bản) và Dầu khí Quốc tế Kuwait (Kuwait) là Idemitsu Q8 (IQ8) vừa chính thức mở cửa tại Hà Nội đã tạo nên sự háo hức cho một bộ phận người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình trên thị trường xăng dầu sẽ thấy, không nhiều người có cơ hội mua xăng kiểu Nhật khi IQ8 không dễ phát triển mạng lưới.
IQ8, một nhà đầu tư nước ngoài được phân phối xăng dầu ở Việt Nam (gồm bán buôn, bán lẻ với việc phát triển chuỗi cửa hàng) đã là một ngoại lệ trong bối cảnh thị trường xăng dầu Việt Nam không cam kết mở cửa khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự ngoại lệ này là do hai công ty tạo nên liên doanh IQ8 là hai đối tác lớn, góp vốn trong dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Để hiện thực hóa kế hoạch bán lẻ ở thị trường xăng dầu Việt Nam, IQ8 đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội – nơi tập trung nhiều công ty Nhật Bản. Mục tiêu của liên doanh này, như chia sẻ với báo giới, sẽ là mở thêm nhiều cửa hàng ở dọc quốc lộ 5 nối Hà Nội với cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu logistics. Bên cạnh đó, IQ8 cũng sẽ lần lượt xuất hiện tại các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, theo những người trong ngành xăng dầu, thật không dễ để IQ8 phát triển mạng lưới như mong muốn khi việc mở một cây xăng ở thời điểm hiện tại, không hề đơn giản.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì, theo Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất ở lĩnh vực xăng dầu, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, cửa hàng phải đáp ứng bốn điều kiện. Trong đó, điều kiện tiên quyết là phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp thẩm quyền ở đây là ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Các bản quy hoạch này, thường có độ dài 10 đến 15 năm và công khai để các doanh nghiệp trong ngành được biết. Nguyên tắc của quy hoạch này là số lượng cửa hàng xăng dầu được mở mới phải phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu…
Như tại TPHCM, theo Quyết định 6050 (phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) thì từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm 372 cây xăng mới được mở. Trong số này, các quận huyện được ưu tiên mở mới nhiều cây xăng chủ yếu là các quận, huyện vùng ven, ngoại thành như quận 2 (thêm 22 cây), quận 12 (26 cây), quận Bình Tân (17 cây), quận Gò Vấp (11 cây), huyện Bình Chánh (51 cây), huyện Củ Chi (53 cây), huyện Cần Giờ (21 cây), huyện Nhà Bè (20 cây) và huyện Hóc Môn (16 cây). Lý do rất đơn giản là các quận trung tâm như 1, 3, 4, 5… đã không còn chỗ.
Nếu nhìn vào những con số này thì rõ ràng, các doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ phải cạnh tranh không ít để có thể mở một cây xăng. Trong khi đó, mức đầu tư cho một cây xăng đạt chuẩn rất lớn, có thể lên tới 20 tỉ đồng với diện tích 2.000 mét vuông (ở khu vực ngoại thành TPHCM). Vấn đề là, những vị trí có thể mở mới, nói như nhiều người trong ngành, lại nằm ở những khu vực mật độ dân cư chưa dày đặc, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế không cao. Chính vì vậy, việc có đầu tư theo đúng quy hoạch hay không, lại là chuyện cần cân nhắc kỹ càng.
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một số đầu mối kinh doanh xăng dầu từng chia sẻ, nói một cách dân dã thì những vị trí “ngon” đều đã có chủ. Vì vậy, dù có lợi thế về nguồn hàng (nhờ có chức năng xuất nhập khẩu) và cũng muốn phát triển mạng lưới bán lẻ nhưng tính đi, tính lại lại thôi. Bởi lẽ, trong kinh doanh xăng dầu, với đặc tính tiêu dùng là hết xăng mới đổ, tiện đâu đổ đó, vị trí và mạng lưới được xem là yếu tố quan trọng nhất. Kế đến mới là những yếu tố về dịch vụ khách hàng, “giao diện” của cây xăng…
Lợi thế về mạng lưới và vị trí, bên cạnh nhiều ưu đãi khác của một doanh nghiệp nhà nước đã giúp cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bao nhiêu năm qua nắm giữ được trên dưới 50% thị phần bán lẻ xăng dầu. Hiện tại, doanh nghiệp này có đến 2.500 cửa hàng trực thuộc phủ rộng trên khắp cả nước. Đó là chưa kể hàng trăm cửa hàng nhượng quyền thương hiệu.
Vấn đề là, doanh nghiệp này, trong thời gian qua, cũng đã đầu tư rất nhiều cho mảng bán lẻ, luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng (từ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, sửa chữa cửa hàng, thái độ phục vụ của nhân viên cho đến các tiện ích về thanh toán bằng thẻ ngân hàng, có ứng dụng (app) để tìm kiếm vị trí cửa hàng gần nhất…). Điều không thể phủ nhận là các cửa hàng của Petrolimex ngày càng được quy hoạch đẹp hơn, tiện lợi hơn, nhân viên phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, Petrolimex cũng đã bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Enery Việt Nam, một công ty con của Tập đoàn JX Nippon Oil, cái tên hàng đầu trên thị trường xăng dầu Nhật Bản.
Và cũng vì nắm giữ vị thế như vậy nên trên thị trường xăng dầu, Petrolimex bao nhiêu năm qua luôn được coi là “anh cả”. Đó cũng chính là lý do vì sao, dù giá bán lẻ của các mặt hàng xăng dầu được quản lý theo giá trần (cao nhất) và các doanh nghiệp trên thị trường tùy theo tình hình kinh doanh, chi phí mà quyết định giá bán của mình nhưng chưa bao giờ có đơn vị nào bán thấp hơn “anh cả” Petrolimex. Chuyện cạnh tranh bằng giá, nói như các doanh nghiệp trong ngành, gần như là không tưởng.
Trở lại chuyện IQ8 gia nhập thị trường bán lẻ, người tiêu dùng có thể háo hức và thậm chí kỳ vọng mô hình “bán xăng kiểu Nhật” này sẽ tạo nên làn gió mới trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng mua được xăng từ cửa hàng kiểu Nhật, thì vẫn còn khó lắm.
IQ8, một nhà đầu tư nước ngoài được phân phối xăng dầu ở Việt Nam (gồm bán buôn, bán lẻ với việc phát triển chuỗi cửa hàng) đã là một ngoại lệ trong bối cảnh thị trường xăng dầu Việt Nam không cam kết mở cửa khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự ngoại lệ này là do hai công ty tạo nên liên doanh IQ8 là hai đối tác lớn, góp vốn trong dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Để hiện thực hóa kế hoạch bán lẻ ở thị trường xăng dầu Việt Nam, IQ8 đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội – nơi tập trung nhiều công ty Nhật Bản. Mục tiêu của liên doanh này, như chia sẻ với báo giới, sẽ là mở thêm nhiều cửa hàng ở dọc quốc lộ 5 nối Hà Nội với cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu logistics. Bên cạnh đó, IQ8 cũng sẽ lần lượt xuất hiện tại các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, theo những người trong ngành xăng dầu, thật không dễ để IQ8 phát triển mạng lưới như mong muốn khi việc mở một cây xăng ở thời điểm hiện tại, không hề đơn giản.
Các bản quy hoạch này, thường có độ dài 10 đến 15 năm và công khai để các doanh nghiệp trong ngành được biết. Nguyên tắc của quy hoạch này là số lượng cửa hàng xăng dầu được mở mới phải phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu…
Như tại TPHCM, theo Quyết định 6050 (phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) thì từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm 372 cây xăng mới được mở. Trong số này, các quận huyện được ưu tiên mở mới nhiều cây xăng chủ yếu là các quận, huyện vùng ven, ngoại thành như quận 2 (thêm 22 cây), quận 12 (26 cây), quận Bình Tân (17 cây), quận Gò Vấp (11 cây), huyện Bình Chánh (51 cây), huyện Củ Chi (53 cây), huyện Cần Giờ (21 cây), huyện Nhà Bè (20 cây) và huyện Hóc Môn (16 cây). Lý do rất đơn giản là các quận trung tâm như 1, 3, 4, 5… đã không còn chỗ.
Nếu nhìn vào những con số này thì rõ ràng, các doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ phải cạnh tranh không ít để có thể mở một cây xăng. Trong khi đó, mức đầu tư cho một cây xăng đạt chuẩn rất lớn, có thể lên tới 20 tỉ đồng với diện tích 2.000 mét vuông (ở khu vực ngoại thành TPHCM). Vấn đề là, những vị trí có thể mở mới, nói như nhiều người trong ngành, lại nằm ở những khu vực mật độ dân cư chưa dày đặc, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế không cao. Chính vì vậy, việc có đầu tư theo đúng quy hoạch hay không, lại là chuyện cần cân nhắc kỹ càng.
Trao đổi với TBKTSG Online, đại diện một số đầu mối kinh doanh xăng dầu từng chia sẻ, nói một cách dân dã thì những vị trí “ngon” đều đã có chủ. Vì vậy, dù có lợi thế về nguồn hàng (nhờ có chức năng xuất nhập khẩu) và cũng muốn phát triển mạng lưới bán lẻ nhưng tính đi, tính lại lại thôi. Bởi lẽ, trong kinh doanh xăng dầu, với đặc tính tiêu dùng là hết xăng mới đổ, tiện đâu đổ đó, vị trí và mạng lưới được xem là yếu tố quan trọng nhất. Kế đến mới là những yếu tố về dịch vụ khách hàng, “giao diện” của cây xăng…
Lợi thế về mạng lưới và vị trí, bên cạnh nhiều ưu đãi khác của một doanh nghiệp nhà nước đã giúp cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bao nhiêu năm qua nắm giữ được trên dưới 50% thị phần bán lẻ xăng dầu. Hiện tại, doanh nghiệp này có đến 2.500 cửa hàng trực thuộc phủ rộng trên khắp cả nước. Đó là chưa kể hàng trăm cửa hàng nhượng quyền thương hiệu.
Vấn đề là, doanh nghiệp này, trong thời gian qua, cũng đã đầu tư rất nhiều cho mảng bán lẻ, luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng (từ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, sửa chữa cửa hàng, thái độ phục vụ của nhân viên cho đến các tiện ích về thanh toán bằng thẻ ngân hàng, có ứng dụng (app) để tìm kiếm vị trí cửa hàng gần nhất…). Điều không thể phủ nhận là các cửa hàng của Petrolimex ngày càng được quy hoạch đẹp hơn, tiện lợi hơn, nhân viên phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, Petrolimex cũng đã bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Enery Việt Nam, một công ty con của Tập đoàn JX Nippon Oil, cái tên hàng đầu trên thị trường xăng dầu Nhật Bản.
Và cũng vì nắm giữ vị thế như vậy nên trên thị trường xăng dầu, Petrolimex bao nhiêu năm qua luôn được coi là “anh cả”. Đó cũng chính là lý do vì sao, dù giá bán lẻ của các mặt hàng xăng dầu được quản lý theo giá trần (cao nhất) và các doanh nghiệp trên thị trường tùy theo tình hình kinh doanh, chi phí mà quyết định giá bán của mình nhưng chưa bao giờ có đơn vị nào bán thấp hơn “anh cả” Petrolimex. Chuyện cạnh tranh bằng giá, nói như các doanh nghiệp trong ngành, gần như là không tưởng.
Trở lại chuyện IQ8 gia nhập thị trường bán lẻ, người tiêu dùng có thể háo hức và thậm chí kỳ vọng mô hình “bán xăng kiểu Nhật” này sẽ tạo nên làn gió mới trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng mua được xăng từ cửa hàng kiểu Nhật, thì vẫn còn khó lắm.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads