Việc một liên danh bị loại khỏi gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là không có bất thường, hoàn toàn dựa trên các tiêu chí, yêu cầu về mặt kỹ thuật của hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật về đấu thầu.
Những ngày gần đây, một số cơ quan báo chí có đăng tải thông tin liên quan đến gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Theo đó, việc Tổng thầu EPC của Dự án là Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) loại Liên danh nhà thầu do Tổng công ty Bảo dưỡng sửa chữa công trình Dầu khí (PVMR) đứng đầu là “bất thường”.
Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế của phóng viên PetroTimes cho thấy, nhận định đó không đúng với bản chất sự việc.
Thượng tôn pháp luật
Ngày 11/3/2016, Hội đồng quản trị PVC ra quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc PVC. Hồ sơ mời thầu được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng các quy định của Luật Đấu thầu. Đến thời điểm đóng thầu, PVC đã nhận được 04 hồ sơ dự thầu.
Để đánh giá hồ sơ dự thầu của các đơn vị này, PVC đã thành lập Tổ công tác đấu thầu gồm các cán bộ, kỹ sư… thuộc bộ máy điều hành của PVC. Nhiệm vụ của Tổ công tác được quy định tại Quyết định thành lập tổ là đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và lập báo cáo đánh giá lựa chọn nhà thầu.
Ngày 16/8/2016, Tổ công tác tổ chức họp về việc kết quả đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của gói thầu "Vật liệu bảo ôn cách nhiệt" và đã có 3/10 thành viên của Tổ công tác bảo lưu ý kiến về việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không vượt qua bước đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
Ngày 23/8/2016, Ban điều hành dự án NMNĐ Thái Bình 2 của PVC đã có văn bản báo cáo với Ban quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 về tình huống trong quá trình đấu thầu và được Ban QLDA đề nghị “trong trường hợp chưa rõ thì PVC khẩn trương có văn bản hỏi Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn”.
Sau khi có hướng dẫn của Cục Quản lý đấu thầu (tại văn bản số 946/QLĐT-CS ngày 28/9/2016), PVC đã báo cáo Ban QLDA và Ban QLDA đã trả lời PVC tại văn bản số 5044/BĐTB2-KTKH lưu ý việc lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Luật Đấu thầu và Khoản 4, Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Ngày 19/10/2016, Tổ công tác đấu thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với đề xuất 3 nhà thầu vượt qua bước đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật bao gồm: Liên danh PVEIC (tiền thân của PVMR) - TBDST - TEMEX; liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Trên cơ sở đề xuất của Tổ công tác đấu thầu, Tổng giám đốc PVC đã báo cáo và đề xuất lên Hội đồng quản trị PVC phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
Trước tiên, phải khẳng định việc loại nhà thầu sau khi đánh giá kỹ thuật là việc làm hết sức bình thường và đúng với quy trình phân cấp thẩm quyền của Luật Đấu thầu. Đối với PVC, Hội đồng quản trị là cấp cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ về việc xét thầu các gói thầu của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Ban Tổng giám đốc và Tổ công tác chấm thầu chỉ có quyền xét duyệt hồ sơ các đơn vị dự thầu và đề xuất lên Hội đồng quản trị xem xét, tiến hành bỏ phiếu công khai để đưa ra quyết định cuối cùng về đơn vị trúng thầu.
Sau đó, ngày 28/10/2016, Hội đồng quản trị PVC ban hành Quyết định số 860/QĐ-XLDK phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với 02 nhà thầu vượt qua bước đánh giá kỹ thuật bao gồm: Liên danh ENESCO - NAM AN và Liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5. Lý giải việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không vượt qua bước đánh giá kỹ thuật tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” cũng được Hội đồng quản trị PVC trả lời tại công văn số 868/XLDK-HĐQT được ban hành cùng ngày 28/10/2016.
Cụ thể: Một số nội dung nhà thầu Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào trong hồ sơ, tuy nhiên Báo cáo đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật vẫn tiến hành đánh giá gồm: Thời gian giao hàng thì hồ sơ dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào theo Form T4 (thời gian giao hàng) và Biểu đồ cung cấp tại Mục 2 Chương 5 HSMT; Đơn dự thầu không nêu thời gian thực hiện hợp đồng; Điều kiện giao hàng cũng chỉ nêu chuyến hàng đầu tiên được giao đến nhà máy từ 4-6 tuần, không nêu thời gian tiến độ giao hàng các chuyến thứ 2 và thứ 3. Tuy nhiên báo cáo đánh giá kỹ thuật nhà thầu tại TT 1.3 lại đánh giá “Đạt” là không tuân thủ hồ sơ mời thầu.
Trong kế hoạch đào tạo vận hành và vật tư phục vụ công tác đào tạo thì hồ sơ dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX cũng không chào theo Form C7; Đơn dự thầu không chào thời gian thực hiện hợp đồng, nhưng trong báo cáo đánh giá kỹ thuật cũng đánh giá “Đạt” cũng là một điểm không tuân thủ hồ sơ mời thầu.
Mặt khác, các nội dung nhà thầu Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào trong Hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có hồ sơ làm rõ nhưng không đảm bảo nguyên tắc “không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu” theo Nghị định 63/2014/NĐ - CP, đồng thời vi phạm quy định tại hồ sơ mời thầu.
Có thể thấy rằng, việc đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” của Tổ công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu của PVC đã xảy ra sai sót, Hội đồng quản trị PVC đã kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu. Sau đó Hội đồng quản trị PVC đã yêu cầu Tổng giám đốc PVC điều chỉnh đúng quy định pháp luật. Hơn thế nữa, tại công văn số 868/XLDK-HĐQT ngày 28/10/2016, Hội đồng quản trị PVC cũng đã yêu cầu Tổng giám đốc PVC chỉ đạo các thành viên Tổ công tác xét thầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm về các sai sót trong quá trình đánh giá các hồ sơ đề xuất kỹ thuật tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đến nay, công tác kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và các các nhân có liên quan trong Tổ công tác vẫn đang được tiếp tục làm rõ.
Luôn cầu thị, thận trọng
Thông tin thêm về vụ việc này, trong việc xét tư cách tham dự gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX, PVC đã rất thận trọng với thái độ cầu thị khi thực hiện hàng loạt văn bản, công văn xin ý kiến, Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 để xác định Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX có được tham gia đấu thầu hay không.
Cụ thể: công văn số 2470/TB2-KTHĐ ngày 23/8/2016 gửi Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 về tư cách hợp lệ của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX tham gia gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” - Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; công văn số 3223/XLDK-KTTM ngày 20/9/2016 về việc hướng dẫn thực hiện pháp luật đấu thầu xin ý kiến của Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thực hiện công văn số 5044/BDDTB2-KTKH của Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 khi lưu ý việc lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Luật Đấu thầu và Khoản 4, Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Như vậy, toàn bộ quá trình đánh giá kỹ thuật, xét tư cách tham gia gói thầu của các nhà thầu tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” - Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVC là hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, theo đúng Quy chế thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVC và có sự thỏa thuận với Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 phù hợp các thỏa thuận tại Hợp đồng EPC. Theo quy định của Luật Đấu thầu thì Hội đồng quản trị PVC là cấp có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định của mình trong việc lựa chọn nhà thầu phụ.
Những ngày gần đây, một số cơ quan báo chí có đăng tải thông tin liên quan đến gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Theo đó, việc Tổng thầu EPC của Dự án là Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) loại Liên danh nhà thầu do Tổng công ty Bảo dưỡng sửa chữa công trình Dầu khí (PVMR) đứng đầu là “bất thường”.
Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế của phóng viên PetroTimes cho thấy, nhận định đó không đúng với bản chất sự việc.
Thượng tôn pháp luật
Ngày 11/3/2016, Hội đồng quản trị PVC ra quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc PVC. Hồ sơ mời thầu được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng các quy định của Luật Đấu thầu. Đến thời điểm đóng thầu, PVC đã nhận được 04 hồ sơ dự thầu.
Để đánh giá hồ sơ dự thầu của các đơn vị này, PVC đã thành lập Tổ công tác đấu thầu gồm các cán bộ, kỹ sư… thuộc bộ máy điều hành của PVC. Nhiệm vụ của Tổ công tác được quy định tại Quyết định thành lập tổ là đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu và lập báo cáo đánh giá lựa chọn nhà thầu.
Ngày 16/8/2016, Tổ công tác tổ chức họp về việc kết quả đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của gói thầu "Vật liệu bảo ôn cách nhiệt" và đã có 3/10 thành viên của Tổ công tác bảo lưu ý kiến về việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không vượt qua bước đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
Ngày 23/8/2016, Ban điều hành dự án NMNĐ Thái Bình 2 của PVC đã có văn bản báo cáo với Ban quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 về tình huống trong quá trình đấu thầu và được Ban QLDA đề nghị “trong trường hợp chưa rõ thì PVC khẩn trương có văn bản hỏi Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn”.
Sau khi có hướng dẫn của Cục Quản lý đấu thầu (tại văn bản số 946/QLĐT-CS ngày 28/9/2016), PVC đã báo cáo Ban QLDA và Ban QLDA đã trả lời PVC tại văn bản số 5044/BĐTB2-KTKH lưu ý việc lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Luật Đấu thầu và Khoản 4, Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Ngày 19/10/2016, Tổ công tác đấu thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với đề xuất 3 nhà thầu vượt qua bước đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật bao gồm: Liên danh PVEIC (tiền thân của PVMR) - TBDST - TEMEX; liên danh ENESCO - NAM AN; liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5.
Trên cơ sở đề xuất của Tổ công tác đấu thầu, Tổng giám đốc PVC đã báo cáo và đề xuất lên Hội đồng quản trị PVC phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật.
Trước tiên, phải khẳng định việc loại nhà thầu sau khi đánh giá kỹ thuật là việc làm hết sức bình thường và đúng với quy trình phân cấp thẩm quyền của Luật Đấu thầu. Đối với PVC, Hội đồng quản trị là cấp cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ về việc xét thầu các gói thầu của dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Ban Tổng giám đốc và Tổ công tác chấm thầu chỉ có quyền xét duyệt hồ sơ các đơn vị dự thầu và đề xuất lên Hội đồng quản trị xem xét, tiến hành bỏ phiếu công khai để đưa ra quyết định cuối cùng về đơn vị trúng thầu.
Sau đó, ngày 28/10/2016, Hội đồng quản trị PVC ban hành Quyết định số 860/QĐ-XLDK phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật với 02 nhà thầu vượt qua bước đánh giá kỹ thuật bao gồm: Liên danh ENESCO - NAM AN và Liên danh Lilama 69-2 - Lisemco - Lilama 5. Lý giải việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không vượt qua bước đánh giá kỹ thuật tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” cũng được Hội đồng quản trị PVC trả lời tại công văn số 868/XLDK-HĐQT được ban hành cùng ngày 28/10/2016.
Cụ thể: Một số nội dung nhà thầu Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào trong hồ sơ, tuy nhiên Báo cáo đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật vẫn tiến hành đánh giá gồm: Thời gian giao hàng thì hồ sơ dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào theo Form T4 (thời gian giao hàng) và Biểu đồ cung cấp tại Mục 2 Chương 5 HSMT; Đơn dự thầu không nêu thời gian thực hiện hợp đồng; Điều kiện giao hàng cũng chỉ nêu chuyến hàng đầu tiên được giao đến nhà máy từ 4-6 tuần, không nêu thời gian tiến độ giao hàng các chuyến thứ 2 và thứ 3. Tuy nhiên báo cáo đánh giá kỹ thuật nhà thầu tại TT 1.3 lại đánh giá “Đạt” là không tuân thủ hồ sơ mời thầu.
Trong kế hoạch đào tạo vận hành và vật tư phục vụ công tác đào tạo thì hồ sơ dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX cũng không chào theo Form C7; Đơn dự thầu không chào thời gian thực hiện hợp đồng, nhưng trong báo cáo đánh giá kỹ thuật cũng đánh giá “Đạt” cũng là một điểm không tuân thủ hồ sơ mời thầu.
Mặt khác, các nội dung nhà thầu Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX không chào trong Hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có hồ sơ làm rõ nhưng không đảm bảo nguyên tắc “không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu” theo Nghị định 63/2014/NĐ - CP, đồng thời vi phạm quy định tại hồ sơ mời thầu.
Có thể thấy rằng, việc đánh giá Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” của Tổ công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu của PVC đã xảy ra sai sót, Hội đồng quản trị PVC đã kịp thời phát hiện, xử lý theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu. Sau đó Hội đồng quản trị PVC đã yêu cầu Tổng giám đốc PVC điều chỉnh đúng quy định pháp luật. Hơn thế nữa, tại công văn số 868/XLDK-HĐQT ngày 28/10/2016, Hội đồng quản trị PVC cũng đã yêu cầu Tổng giám đốc PVC chỉ đạo các thành viên Tổ công tác xét thầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm về các sai sót trong quá trình đánh giá các hồ sơ đề xuất kỹ thuật tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt” thuộc dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đến nay, công tác kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và các các nhân có liên quan trong Tổ công tác vẫn đang được tiếp tục làm rõ.
Luôn cầu thị, thận trọng
Thông tin thêm về vụ việc này, trong việc xét tư cách tham dự gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX, PVC đã rất thận trọng với thái độ cầu thị khi thực hiện hàng loạt văn bản, công văn xin ý kiến, Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2 để xác định Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX có được tham gia đấu thầu hay không.
Như vậy, toàn bộ quá trình đánh giá kỹ thuật, xét tư cách tham gia gói thầu của các nhà thầu tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” - Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVC là hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, theo đúng Quy chế thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của PVC và có sự thỏa thuận với Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 phù hợp các thỏa thuận tại Hợp đồng EPC. Theo quy định của Luật Đấu thầu thì Hội đồng quản trị PVC là cấp có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định của mình trong việc lựa chọn nhà thầu phụ.
Bùi Công - Petrotimes.vn
Relate Threads