Dự án Nhà máy điện gió Công Lý tỉnh Sóc Trăng với tổng công suất 98MW và tổng vốn đầu tư 5.392 tỷ đồng đã chính thức được khởi công ngày 30/1.
Dự án Nhà máy điện gió Công Lý tỉnh Sóc Trăng được xây dựng trên địa bàn xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Dự án có tổng công suất 98MW, được đầu tư qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 có công suất 30MW, giai đoạn 2 có công suất 30MW và giai đoạn 3 có công suất 38MW. Tổng số vốn đầu tư 3 giai đoạn là 5.392 tỷ đồng; nhu cầu sử dụng đất của dự án là 2.489ha.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, giai đoạn 1 của dự án có quy mô 15 trụ turbine gió, tổng công suất toàn dự án 30 MW, công suất mỗi turbine là 2MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 84 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.684 tỷ đồng, diện tích chiếm đất 370 ha, tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 1 là 36 tháng.
Ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng, cho biết đây là dự án tiên phong, có quy mô lớn trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện.
Dự án mang lại lợi ích rất lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần tự bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch. Đồng thời, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Phát biểu tại lễ khởi công, ngài Wissanu Kreangam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, cho rằng khi dự án được đưa vào hoạt động khai thác, lợi ích mang lại sẽ rất lớn và đáng kể cho cả người dân tỉnh Sóc Trăng và khu vực lân cận…
Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển điện gió vì nằm trong vùng khí hậu gió mùa và được định hình bởi đường bờ biển dài hơn 3.260km, ước tính tiềm năng này vào khoảng 24GW. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn.
Đặc biệt, theo số liệu khảo sát năng lượng gió gần đây của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long những vùng ven biển, ngoài khơi thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có tiềm năng gió rất cao, dễ khai thác và rất thuận lợi cho việc đầu tư các dự án điện gió. Với thuận lợi về mặt địa hình như vậy và với điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 6-7 mét/giây ở độ cao 80 mét (chiều cao các cột điện gió hiện đã lắp đặt ở Bạc Liêu) thì tiềm năng khai thác năng lượng điện gió ven bờ biển tại khu vực này có thể đạt từ 1.200-1.500 MW.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, giai đoạn 1 của dự án có quy mô 15 trụ turbine gió, tổng công suất toàn dự án 30 MW, công suất mỗi turbine là 2MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 84 triệu KWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.684 tỷ đồng, diện tích chiếm đất 370 ha, tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 1 là 36 tháng.
Ông Tô Hoài Dân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Super Wind Energy Công Lý Sóc Trăng, cho biết đây là dự án tiên phong, có quy mô lớn trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện.
Dự án mang lại lợi ích rất lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần tự bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch. Đồng thời, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Phát biểu tại lễ khởi công, ngài Wissanu Kreangam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, cho rằng khi dự án được đưa vào hoạt động khai thác, lợi ích mang lại sẽ rất lớn và đáng kể cho cả người dân tỉnh Sóc Trăng và khu vực lân cận…
Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển điện gió vì nằm trong vùng khí hậu gió mùa và được định hình bởi đường bờ biển dài hơn 3.260km, ước tính tiềm năng này vào khoảng 24GW. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn.
Đặc biệt, theo số liệu khảo sát năng lượng gió gần đây của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long những vùng ven biển, ngoài khơi thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có tiềm năng gió rất cao, dễ khai thác và rất thuận lợi cho việc đầu tư các dự án điện gió. Với thuận lợi về mặt địa hình như vậy và với điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 6-7 mét/giây ở độ cao 80 mét (chiều cao các cột điện gió hiện đã lắp đặt ở Bạc Liêu) thì tiềm năng khai thác năng lượng điện gió ven bờ biển tại khu vực này có thể đạt từ 1.200-1.500 MW.
Chu La
VietnamFinance
VietnamFinance
Relate Threads