Các doanh nghiệp đầu mối đang đổ tiền mở thêm cây xăng, nâng mức chiết khấu nhằm thu hút đại lý... để bán hàng. Tuy nhiên, họ lại ít giảm giá trực tiếp cho người tiêu dùng.
Ngoài một số chương trình nhỏ giảm giá cho khách hàng thân thiết, hầu hết doanh nghiệp đầu mối đều có giá bán lẻ... như nhau. Các chiêu lôi kéo chủ yếu tập trung vào các đại lý, người tiêu dùng vẫn ít được hưởng lợi.
Chiếm thị phần bằng nâng chiết khấu
Năm 2016, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu công bố lãi lớn khiến mảng kinh doanh xăng dầu “nóng” dần. Số doanh nghiệp đầu mối đã tăng gấp đôi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngay doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong ngành xăng dầu là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đang chịu áp lực.
Nếu như trước đây doanh nghiệp này nắm thị phần lớn (lên tới 70%), nay bị giảm còn khoảng 49%. Thậm chí ngay cả tại miền Bắc - khu vực mà Petrolimex nắm thị phần lớn nhất lên tới 60-70% trước đây, nay có địa bàn thị phần đã bị “tụt” mạnh chỉ còn trên 30%.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, dọc trên tuyến đường ra cửa khẩu lớn của phía Bắc là Tân Thanh (Lạng Sơn), việc có tới 5 doanh nghiệp đầu mối tham gia cung cấp xăng dầu khiến thị phần của Petrolimex tại đây giảm mạnh.
Ông Nguyễn Văn Khôi, giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Bắc (quản lý địa bàn Bắc Giang và Lạng Sơn), cho biết chỉ còn nắm khoảng 35% thị phần tại đây.
Công ty hiện có khoảng 500 đối tác cung cấp dịch vụ nhưng thường xuyên bị các hãng khác giành giật, lôi kéo khách hàng với mức giá thấp hơn và chiết khấu cao hơn.
Cụ thể, theo ông Khôi, các đầu mối thường đưa ra mức chiết khấu cao hơn, từ 400-500 đồng/lít cho các khách hàng bán buôn. Các đại lý cũng nhập từ đầu nguồn, tự vận chuyển để hưởng lợi cao hơn từ 150-300 đồng/lít, nên bán ra thị trường với giá rẻ hơn so với giá bán của Petrolimex.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một doanh nghiệp đầu mối lớn phía Nam, chiếm khoảng 8% thị phần cả nước, cũng nêu cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng khốc liệt.
“Chúng tôi bị giảm mạnh lượng tiêu thụ ở khâu bán buôn do cạnh tranh lớn về giá, dẫn tới sản lượng tiêu thụ chung giảm. Do đó khi doanh nghiệp khác nâng mức chiết khấu, lôi kéo khách hàng, chúng tôi cũng phải điều chỉnh theo.
So với năm 2015 thì hiện nay sản lượng tiêu thụ hằng năm công ty giảm tới 20%, nên chỉ tập trung phát triển khu vực phía Nam và khó có thể mở rộng ra phía Bắc” - vị này cho hay.
Trong khi đó tại miền Nam, theo một báo cáo của Bộ Công thương, thị phần của Petrolimex cũng giảm mạnh còn 30%.
Một đại diện của Petrolimex thừa nhận tại một số địa bàn như An Giang có hiện tượng buôn lậu xăng dầu không rõ nguồn gốc, đại lý trà trộn xăng dầu khi nhập của nhiều thương nhân, gây thất thu ngân sách, khiến doanh nghiệp bị cạnh tranh không lành mạnh.
Người dùng chưa được lợi
Mặc dù cạnh tranh mạnh, nhưng cơ bản các doanh nghiệp đều tập trung tăng chiết khấu cho các đại lý để giành điểm bán hàng, chứ giá bán đến người tiêu dùng của các doanh nghiệp vẫn cơ bản... như nhau.
Khảo sát của Tuổi Trẻ trên website của hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như Petrolimex, PVOil, xăng dầu Quân đội, Saigon Petro... cho thấy giá bán niêm yết của các doanh nghiệp đều sát với giá mà Bộ Công thương và Bộ Tài chính đưa ra.
Cụ thể, theo kỳ điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 18-2, giá bán xăng RON 92 là 18.090 đồng/lít, dầu diesel là 14.300 đồng/lít... Điều lạ lùng là dù thời điểm mua khác nhau, chi phí khác nhau... nhưng giá xăng dầu bán lẻ cho người dân gần như không có sự chênh lệch.
Theo một lãnh đạo từng trực tiếp điều hành xăng dầu, hiện nay các doanh nghiệp đầu mối chủ yếu đầu tư để mở cây xăng, giành đại lý bán lẻ. Vì ngành xăng dầu có đặc thù dù giảm được 200-300 đồng/lít, người dân cũng khó cố chạy thêm vài kilômet để đến cây xăng rẻ hơn.
Đặc biệt, tại địa bàn lớn như Hà Nội và TP.HCM, quy hoạch cây xăng đã cơ bản chốt, cực kỳ khó mở thêm, nên có giảm hay tăng giá người dân vẫn phải đến các cây xăng đó mua hàng.
“Doanh nghiệp chưa có động lực để giảm giá trực tiếp cho dân, mà chỉ có động lực tăng điểm bán” - vị chuyên gia này nói.
Cần sửa nghị định kinh doanh xăng dầu
Theo vị chuyên gia từng trực tiếp điều hành xăng dầu, lý do khiến các doanh nghiệp khó giảm giá cho người tiêu dùng khá đơn giản. Quan trọng nhất là quy định hiện nay, liên bộ Công thương - Tài chính cứ tính giá bình quân xăng dầu thành phẩm trong 15 ngày (theo giá Plat’s Singapore) nhằm đưa ra giá cơ sở để điều hành.
Doanh nghiệp nào nhập được trước 15 ngày đó, giá rẻ thì được hưởng. Doanh nghiệp nào mua đắt hơn thì tự chịu. Đặc biệt, do vẫn có những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, thiếu nhân tố mới đủ mạnh như doanh nghiệp ngoại nên doanh nghiệp cứ đưa giá bán giống nhau cho... nhàn.
PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - cho rằng vẫn còn những bất cập trong quản lý giá xăng dầu. Như hiện không yêu cầu người bán, người mua phải có hóa đơn bán lẻ nên không kiểm soát được lượng tiêu thụ xăng dầu của đại lý, dẫn tới không kiểm soát được lượng xăng dầu thực bán ra, có nguy cơ thất thoát thu thuế.
Theo ông Long, nghị định 83 hiện đã bộc lộ nhiều bất cập và hiện nay theo yêu cầu của Chính phủ là phải sửa đổi. Cần sửa nhiều, đơn cử, ông Long nêu “lợi nhuận định mức nên theo tỉ lệ phần trăm, chứ không nên cố định 300 đồng/lít cho doanh nghiệp như vậy” - ông Long nói.
Ngoài một số chương trình nhỏ giảm giá cho khách hàng thân thiết, hầu hết doanh nghiệp đầu mối đều có giá bán lẻ... như nhau. Các chiêu lôi kéo chủ yếu tập trung vào các đại lý, người tiêu dùng vẫn ít được hưởng lợi.
Chiếm thị phần bằng nâng chiết khấu
Năm 2016, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu công bố lãi lớn khiến mảng kinh doanh xăng dầu “nóng” dần. Số doanh nghiệp đầu mối đã tăng gấp đôi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngay doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong ngành xăng dầu là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đang chịu áp lực.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, dọc trên tuyến đường ra cửa khẩu lớn của phía Bắc là Tân Thanh (Lạng Sơn), việc có tới 5 doanh nghiệp đầu mối tham gia cung cấp xăng dầu khiến thị phần của Petrolimex tại đây giảm mạnh.
Ông Nguyễn Văn Khôi, giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Bắc (quản lý địa bàn Bắc Giang và Lạng Sơn), cho biết chỉ còn nắm khoảng 35% thị phần tại đây.
Công ty hiện có khoảng 500 đối tác cung cấp dịch vụ nhưng thường xuyên bị các hãng khác giành giật, lôi kéo khách hàng với mức giá thấp hơn và chiết khấu cao hơn.
Cụ thể, theo ông Khôi, các đầu mối thường đưa ra mức chiết khấu cao hơn, từ 400-500 đồng/lít cho các khách hàng bán buôn. Các đại lý cũng nhập từ đầu nguồn, tự vận chuyển để hưởng lợi cao hơn từ 150-300 đồng/lít, nên bán ra thị trường với giá rẻ hơn so với giá bán của Petrolimex.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một doanh nghiệp đầu mối lớn phía Nam, chiếm khoảng 8% thị phần cả nước, cũng nêu cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng khốc liệt.
“Chúng tôi bị giảm mạnh lượng tiêu thụ ở khâu bán buôn do cạnh tranh lớn về giá, dẫn tới sản lượng tiêu thụ chung giảm. Do đó khi doanh nghiệp khác nâng mức chiết khấu, lôi kéo khách hàng, chúng tôi cũng phải điều chỉnh theo.
So với năm 2015 thì hiện nay sản lượng tiêu thụ hằng năm công ty giảm tới 20%, nên chỉ tập trung phát triển khu vực phía Nam và khó có thể mở rộng ra phía Bắc” - vị này cho hay.
Trong khi đó tại miền Nam, theo một báo cáo của Bộ Công thương, thị phần của Petrolimex cũng giảm mạnh còn 30%.
Một đại diện của Petrolimex thừa nhận tại một số địa bàn như An Giang có hiện tượng buôn lậu xăng dầu không rõ nguồn gốc, đại lý trà trộn xăng dầu khi nhập của nhiều thương nhân, gây thất thu ngân sách, khiến doanh nghiệp bị cạnh tranh không lành mạnh.
Người dùng chưa được lợi
Mặc dù cạnh tranh mạnh, nhưng cơ bản các doanh nghiệp đều tập trung tăng chiết khấu cho các đại lý để giành điểm bán hàng, chứ giá bán đến người tiêu dùng của các doanh nghiệp vẫn cơ bản... như nhau.
Khảo sát của Tuổi Trẻ trên website của hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như Petrolimex, PVOil, xăng dầu Quân đội, Saigon Petro... cho thấy giá bán niêm yết của các doanh nghiệp đều sát với giá mà Bộ Công thương và Bộ Tài chính đưa ra.
Cụ thể, theo kỳ điều chỉnh gần đây nhất vào ngày 18-2, giá bán xăng RON 92 là 18.090 đồng/lít, dầu diesel là 14.300 đồng/lít... Điều lạ lùng là dù thời điểm mua khác nhau, chi phí khác nhau... nhưng giá xăng dầu bán lẻ cho người dân gần như không có sự chênh lệch.
Theo một lãnh đạo từng trực tiếp điều hành xăng dầu, hiện nay các doanh nghiệp đầu mối chủ yếu đầu tư để mở cây xăng, giành đại lý bán lẻ. Vì ngành xăng dầu có đặc thù dù giảm được 200-300 đồng/lít, người dân cũng khó cố chạy thêm vài kilômet để đến cây xăng rẻ hơn.
Đặc biệt, tại địa bàn lớn như Hà Nội và TP.HCM, quy hoạch cây xăng đã cơ bản chốt, cực kỳ khó mở thêm, nên có giảm hay tăng giá người dân vẫn phải đến các cây xăng đó mua hàng.
“Doanh nghiệp chưa có động lực để giảm giá trực tiếp cho dân, mà chỉ có động lực tăng điểm bán” - vị chuyên gia này nói.
Cần sửa nghị định kinh doanh xăng dầu
Theo vị chuyên gia từng trực tiếp điều hành xăng dầu, lý do khiến các doanh nghiệp khó giảm giá cho người tiêu dùng khá đơn giản. Quan trọng nhất là quy định hiện nay, liên bộ Công thương - Tài chính cứ tính giá bình quân xăng dầu thành phẩm trong 15 ngày (theo giá Plat’s Singapore) nhằm đưa ra giá cơ sở để điều hành.
Doanh nghiệp nào nhập được trước 15 ngày đó, giá rẻ thì được hưởng. Doanh nghiệp nào mua đắt hơn thì tự chịu. Đặc biệt, do vẫn có những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, thiếu nhân tố mới đủ mạnh như doanh nghiệp ngoại nên doanh nghiệp cứ đưa giá bán giống nhau cho... nhàn.
PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - cho rằng vẫn còn những bất cập trong quản lý giá xăng dầu. Như hiện không yêu cầu người bán, người mua phải có hóa đơn bán lẻ nên không kiểm soát được lượng tiêu thụ xăng dầu của đại lý, dẫn tới không kiểm soát được lượng xăng dầu thực bán ra, có nguy cơ thất thoát thu thuế.
Theo ông Long, nghị định 83 hiện đã bộc lộ nhiều bất cập và hiện nay theo yêu cầu của Chính phủ là phải sửa đổi. Cần sửa nhiều, đơn cử, ông Long nêu “lợi nhuận định mức nên theo tỉ lệ phần trăm, chứ không nên cố định 300 đồng/lít cho doanh nghiệp như vậy” - ông Long nói.
Báo Tuổi Trẻ
Rủi ro chất lượng xăng dầu
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực xăng dầu cho biết theo quy định, trong giấy phép kinh doanh xăng dầu của đại lý phải nêu rõ hàng hóa được nhập từ nguồn nào, trên cơ sở đó cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế kiểm tra, tránh gian lận và truy xuất nguồn gốc xăng dầu.
Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp xăng dầu cũng như tình trạng xăng dầu lậu, đang có hiện tượng một số đại lý nhập xăng dầu từ nhiều nguồn, tạo nguy cơ xăng dầu kém chất lượng.
Ông Cao Hoài Dương, tổng giám đốc PVOil, cũng nêu lo ngại có lượng xăng dầu lậu không rõ nguồn gốc từ phao số 0 đưa về để trà trộn. Tránh được thuế khoảng 4.000-5.000 đồng/lít, theo ông Dương, nguồn xăng dầu này gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, gây thất thu lớn cho Nhà nước.
Đã có 29 đầu mối kinh doanh xăng dầu
Theo Bộ Công thương, hiện thị trường xăng dầu Việt Nam có 29 thương nhân đầu mối được phép xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu. Như vậy nếu so với thời điểm nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu ra đời (lúc đó mới có 13 doanh nghiệp đầu mối), nay số lượng thương nhân đầu mối xăng dầu tăng hơn gấp đôi.
Số lượng doanh nghiệp đầu mối được dự báo còn tăng mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, có tới hơn 100 doanh nghiệp phân phối xăng dầu (không được nhập khẩu nhưng có quyền mua của nhiều đầu mối để phân phối lại với giá tối ưu) càng khiến cuộc cạnh tranh giành thị phần xăng dầu ngày càng khốc liệt.
Relate Threads