Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, từ những ngày đầu đón dòng khí đầu tiên vào bờ, Công ty vận chuyển Khí Đông Nam bộ đã đạt được những thành tích đáng kể, từ sự trưởng thành của đội ngũ người lao động có kinh nghiệm, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Trưởng thành từ dòng khí đầu tiên
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chào đón sự kiện kỷ niệm lần thứ 25 năm ngày thành lập và 20 năm dòng khí đầu tiên vào bờ, khoảng thời gian ấy, chặng đường phát triển của Công ty Khí Đông Nam luôn gắn liền với sự lớn mạnh của PV GAS, một chặng đường nhiều khó khăn, thử thách nhưng đầy niềm tin và tự hào.
Tiền thân của Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ (Khí Đông Nam) là Trung tâm Vận hành Khí, được thành lập ngày 31-3-1995 và thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm Khí nay là PV GAS. Nhân sự ban đầu của Trung tâm Vận hành khí chỉ có 43 người, vận hành 2 trạm khí đầu vào Dinh cố và Trạm phân phối khí Bà Rịa.
Ngày 26-4-1995, dòng khí đầu tiên được đưa vào bờ, đến ngày 1-5-1995 dòng khí thương mại đầu tiên được cung cấp cho Nhà máy điện Bà Rịa hoạt động với lưu lượng 950.000 m3/ngày đêm, góp phần giảm bớt khoản chi ngoại tệ lớn từ ngân sách Nhà nước cho việc nhập khẩu nhiên liệu. Đây là bước ngoặt đánh dấu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của ngành công nghiệp Khí Việt Nam.
Không dừng ở đó, Khí Đông Nam tiếp tục phối hợp tiếp nhận các giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn và mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ để đạt được những mục tiêu mới. Chưa đầy hai năm sau, vào ngày 25-2-1997 công suất đưa khí vào bờ đã được nâng lên 2 triệu m3/ngày đêm, và cuối năm 1997 công suất đạt 3 triệu m3/ngày đêm, đủ năng lực cung cấp khí cho các nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và 2.1 mở rộng.
Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khí cho sản xuất công nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh, Khí Đông Nam tiếp nhận thêm hệ thống thu gom và dẫn khí dài 45 km để đưa thêm 1 triệu m3 khí/ngày đêm từ mỏ Rạng Đông về mỏ Bạch Hổ, nâng công suất của dự án khí đồng hành mỏ Bạch Hổ từ 4,7 triệu m3/ngày đêm lên 5,7 triệu m3/ngày đêm. Toàn bộ dự án khí Bạch Hổ được vận hành và khai thác có hiệu quả với 3 loại sản phẩm: khí khô 1,5 tỷ m3/năm, khí hóa lỏng (LPG) 350.000 tấn/năm và condensate (xăng nhẹ) 130.000 tấn/năm.
Đến ngày 12-9-2002 Xí nghiệp Vận chuyển khí (XNVC) được thành lập, với 91 CBCNV, nhận nhiệm vụ chính là vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn khí từ ngoài giàn vào bờ, các trạm và trung tâm phân phối khí, các công trình và thiết bị phụ trợ có liên quan. Nhận khí ẩm và phân phối khí khô tới các hộ tiêu thụ.
Đến tháng 12-2002, Trung tâm phân phối khí GDC Phú Mỹ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với công suất qua trạm phân phối khí GDC giai đoạn I mỗi ngày 10 triệu m3 đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt mới trong công tác vận hành, quản lý hệ thống tuyến ống và các trạm khí. Khi nguồn khí Nam Côn Sơn đi vào hoạt động đã cung cấp một khối lượng khí thương phẩm để cung cấp cho các nhà máy điện, đạm, thấp áp - một hệ thống khách hàng tiêu thụ lớn vừa đảm bảo hai nhu cầu lớn cho quốc gia là sản xuất điện và phân đạm.
Vượt qua nhiều chặng đường lịch sử, đến ngày 15-8-2007, thực hiện chủ trương chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước thành các tập đoàn kinh tế, Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ chính thức được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Vận chuyển Khí. Đồng thời tiếp nhận, vận hành hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM dài hơn 50 km với 2 trạm khí là Nhơn Trạch và Hiệp Phước vươn tới thị trường tỉnh Đồng Nai và TP HCM.
Dòng khí đầu tiên này được cung cấp cho nhà máy điện Nhơn Trạch, Nhà máy điện Hiệp Phước từ năm 2008 bằng công trình tạm cung cấp khí nhanh. Tháng 5-2010 trạm phân phối khí Nhơn Trạch đã xây dựng xong, bàn giao và đi vào hoạt động. Đặc biệt, 2 trạm khí này đều do nhà thầu Việt Nam xây dựng, đơn vị tiếp nhận và vận hành chạy thử đều do Khí Đông Nam đảm nhận. Đây là một minh chứng cho sự trưởng thành của Khí Đông Nam đã trải qua bề dày kinh nghiệm sau 15 năm vận hành hệ thống tuyến ống dẫn khí và các trạm phân phối khí. Nâng công suất tiêu thụ khí lên từ 19-22 triệu m3/ngày đêm.
Khí Đông Nam vươn mình
Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khí cho sản xuất công nghiệp và nhằm gia tăng sản lượng bù cho nguồn khí Bạch Hổ ngày càng suy giảm, Khí Đông Nam ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động của hệ thống công trình khí, phối hợp chặt chẽ với các bên vận hành liên tục và ổn định, tiếp nhận và tiêu thụ các nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn theo kế hoạch, Khí Đông Nam còn tổ chức tiếp nhận, đưa vào vận hành an toàn và ổn định hệ thống cung cấp khí cho nhà máy Điện Nhơn Trạch 2, hệ thống tuyến ống Phú Mỹ -TP HCM và các công trình thu gom khí đồng hành bể Cửu Long; phối hợp với các bên liên quan trong việc đấu nối, tiếp nhận các dự án thu gom khí mới (Tê Giác Trắng, Hải Sư Trắng, Chim Sáo…)
Dự án Giàn nén khí mỏ Rồng - Đồi Mồi được đưa vào vận hành ngày 30-11-2010 với mục đích thu gom, tiếp nhận và xử lý khí đồng hành khu vực mỏ Rồng – Đồi Mồi. Hoạt động này nhằm giảm lượng gaslift cấp bù từ giàn nén khí Trung tâm, góp phần gia tăng sản lượng khí Cửu Long về bờ, là cơ sở đầu vào cho PV GAS chế biến LPG, condensate và khí khô, mang lại lợi ích cho PVN, PV GAS và cho nước nhà.
Dự án Giàn nén khí mỏ Rồng – Đồi mồi ước thực hiện thu gom khoảng 2,56 tỷ m3 khí. Tuy nhiên chỉ sau hơn 5 năm đưa vào vận hành, dự án đã thu gom và vận chuyển được hơn 1,6 tỷ m3 khí về bờ, điều đó khẳng định hiệu quả đầu tư của dự án và cũng là thể hiện tinh thần làm việc chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa 2 tập thể Xí nghiệp Khí - Vietsovpetro và Khí Đông Nam - PV GAS.
Qua đó cũng khẳng định đội ngũ giám sát vận hành, bảo dưỡng sửa chữa của Khí Đông Nam, những đơn vị đang trực tiếp hàng ngày, hàng giờ vận hành giàn nén khí an toàn, ổn định, hiệu quả, góp phần gia tăng sản lượng khí Cửu Long về bờ.
Đây còn là công trình thu gom khí đầu tiên ngoài biển do PV GAS đầu tư 100%, Vietsovpetro làm dịch vụ thiết kế, xây lắp và vận hành trọn gói. Dự án này đã hoàn thành trong thời hạn ngắn kỷ lục, làm lợi được 22,5 triệu USD do đưa vào vận hành sớm.
Qua 25 năm ra đời và phát triển, Tổng Công ty Khí Việt Nam không ngừng đầu tư và phát triển cho thượng nguồn và hạ nguồn khai thác và phân phối ra thị trường tiêu thụ khí cả nước, đó là phương châm cho sự phát triển của Ngành công nghiệp Khí mà PV GAS đang là đầu tàu.
Với sự kiện “Gas in” dự án thu gom khí Hàm Rồng – Thái Bình ngày 07-08-2015 đánh dấu cột mốc mới của Khí Đông Nam mở rộng ra Miền Bắc. Đây là địa bàn làm việc khó khăn so với các công trình khí mà Khí Đông Nam đang quản lý từ trước tới nay. Tuy nhiên, Công ty xác định đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với công tác quản lý, vận hành công trình khí. Với tinh thần nỗ lực vượt qua thách thức, đến nay dự án đã đi vào vận hành an toàn và ổn định.
Ngày 05-12-2015, dòng khí đồng hành đầu tiên từ mỏ Đại Hùng đã đưa và hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 để đưa về bờ, đánh dấu một cột mốc mới cho sự phát triển hạ tầng công nghiệp khí Việt Nam, dự án đã được PVGAS giao cho Khí Đông Nam quản lý vận hành, và với kinh nghiệm quản lý vận hành của mình, công ty đã và đang tổ chức, phối hợp với các bên liên quan vận hành an toàn liên tục hệ thống đường ống này.
Với bề dày kinh nghiệm 20 năm quản lý, vận hành các công trình khí, tuyến ống dẫn khí trên bờ, ngoài khơi, cộng với sự nhiệt huyết, năng động trẻ trung của các CBCNV vận hành dự án Hàm Rồng – Thái Bình, Khí Đông Nam đã hoàn toàn làm chủ trong việc tiếp nhận các dự án khí Hàm Rồng- Thái Bình, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong công tác vận hành các công trình khí…
Trưởng thành từ dòng khí đầu tiên
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chào đón sự kiện kỷ niệm lần thứ 25 năm ngày thành lập và 20 năm dòng khí đầu tiên vào bờ, khoảng thời gian ấy, chặng đường phát triển của Công ty Khí Đông Nam luôn gắn liền với sự lớn mạnh của PV GAS, một chặng đường nhiều khó khăn, thử thách nhưng đầy niềm tin và tự hào.
Tiền thân của Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ (Khí Đông Nam) là Trung tâm Vận hành Khí, được thành lập ngày 31-3-1995 và thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm Khí nay là PV GAS. Nhân sự ban đầu của Trung tâm Vận hành khí chỉ có 43 người, vận hành 2 trạm khí đầu vào Dinh cố và Trạm phân phối khí Bà Rịa.
Không dừng ở đó, Khí Đông Nam tiếp tục phối hợp tiếp nhận các giàn nén khí nhỏ, giàn nén khí lớn và mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ để đạt được những mục tiêu mới. Chưa đầy hai năm sau, vào ngày 25-2-1997 công suất đưa khí vào bờ đã được nâng lên 2 triệu m3/ngày đêm, và cuối năm 1997 công suất đạt 3 triệu m3/ngày đêm, đủ năng lực cung cấp khí cho các nhà máy điện Phú Mỹ 2.1 và 2.1 mở rộng.
Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khí cho sản xuất công nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh, Khí Đông Nam tiếp nhận thêm hệ thống thu gom và dẫn khí dài 45 km để đưa thêm 1 triệu m3 khí/ngày đêm từ mỏ Rạng Đông về mỏ Bạch Hổ, nâng công suất của dự án khí đồng hành mỏ Bạch Hổ từ 4,7 triệu m3/ngày đêm lên 5,7 triệu m3/ngày đêm. Toàn bộ dự án khí Bạch Hổ được vận hành và khai thác có hiệu quả với 3 loại sản phẩm: khí khô 1,5 tỷ m3/năm, khí hóa lỏng (LPG) 350.000 tấn/năm và condensate (xăng nhẹ) 130.000 tấn/năm.
Đến ngày 12-9-2002 Xí nghiệp Vận chuyển khí (XNVC) được thành lập, với 91 CBCNV, nhận nhiệm vụ chính là vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn khí từ ngoài giàn vào bờ, các trạm và trung tâm phân phối khí, các công trình và thiết bị phụ trợ có liên quan. Nhận khí ẩm và phân phối khí khô tới các hộ tiêu thụ.
Đến tháng 12-2002, Trung tâm phân phối khí GDC Phú Mỹ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với công suất qua trạm phân phối khí GDC giai đoạn I mỗi ngày 10 triệu m3 đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt mới trong công tác vận hành, quản lý hệ thống tuyến ống và các trạm khí. Khi nguồn khí Nam Côn Sơn đi vào hoạt động đã cung cấp một khối lượng khí thương phẩm để cung cấp cho các nhà máy điện, đạm, thấp áp - một hệ thống khách hàng tiêu thụ lớn vừa đảm bảo hai nhu cầu lớn cho quốc gia là sản xuất điện và phân đạm.
Vượt qua nhiều chặng đường lịch sử, đến ngày 15-8-2007, thực hiện chủ trương chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước thành các tập đoàn kinh tế, Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ chính thức được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Vận chuyển Khí. Đồng thời tiếp nhận, vận hành hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP HCM dài hơn 50 km với 2 trạm khí là Nhơn Trạch và Hiệp Phước vươn tới thị trường tỉnh Đồng Nai và TP HCM.
Dòng khí đầu tiên này được cung cấp cho nhà máy điện Nhơn Trạch, Nhà máy điện Hiệp Phước từ năm 2008 bằng công trình tạm cung cấp khí nhanh. Tháng 5-2010 trạm phân phối khí Nhơn Trạch đã xây dựng xong, bàn giao và đi vào hoạt động. Đặc biệt, 2 trạm khí này đều do nhà thầu Việt Nam xây dựng, đơn vị tiếp nhận và vận hành chạy thử đều do Khí Đông Nam đảm nhận. Đây là một minh chứng cho sự trưởng thành của Khí Đông Nam đã trải qua bề dày kinh nghiệm sau 15 năm vận hành hệ thống tuyến ống dẫn khí và các trạm phân phối khí. Nâng công suất tiêu thụ khí lên từ 19-22 triệu m3/ngày đêm.
Khí Đông Nam vươn mình
Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu khí cho sản xuất công nghiệp và nhằm gia tăng sản lượng bù cho nguồn khí Bạch Hổ ngày càng suy giảm, Khí Đông Nam ngoài nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh, an toàn các hoạt động của hệ thống công trình khí, phối hợp chặt chẽ với các bên vận hành liên tục và ổn định, tiếp nhận và tiêu thụ các nguồn khí Cửu Long và Nam Côn Sơn theo kế hoạch, Khí Đông Nam còn tổ chức tiếp nhận, đưa vào vận hành an toàn và ổn định hệ thống cung cấp khí cho nhà máy Điện Nhơn Trạch 2, hệ thống tuyến ống Phú Mỹ -TP HCM và các công trình thu gom khí đồng hành bể Cửu Long; phối hợp với các bên liên quan trong việc đấu nối, tiếp nhận các dự án thu gom khí mới (Tê Giác Trắng, Hải Sư Trắng, Chim Sáo…)
Dự án Giàn nén khí mỏ Rồng - Đồi Mồi được đưa vào vận hành ngày 30-11-2010 với mục đích thu gom, tiếp nhận và xử lý khí đồng hành khu vực mỏ Rồng – Đồi Mồi. Hoạt động này nhằm giảm lượng gaslift cấp bù từ giàn nén khí Trung tâm, góp phần gia tăng sản lượng khí Cửu Long về bờ, là cơ sở đầu vào cho PV GAS chế biến LPG, condensate và khí khô, mang lại lợi ích cho PVN, PV GAS và cho nước nhà.
Dự án Giàn nén khí mỏ Rồng – Đồi mồi ước thực hiện thu gom khoảng 2,56 tỷ m3 khí. Tuy nhiên chỉ sau hơn 5 năm đưa vào vận hành, dự án đã thu gom và vận chuyển được hơn 1,6 tỷ m3 khí về bờ, điều đó khẳng định hiệu quả đầu tư của dự án và cũng là thể hiện tinh thần làm việc chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa 2 tập thể Xí nghiệp Khí - Vietsovpetro và Khí Đông Nam - PV GAS.
Qua đó cũng khẳng định đội ngũ giám sát vận hành, bảo dưỡng sửa chữa của Khí Đông Nam, những đơn vị đang trực tiếp hàng ngày, hàng giờ vận hành giàn nén khí an toàn, ổn định, hiệu quả, góp phần gia tăng sản lượng khí Cửu Long về bờ.
Đây còn là công trình thu gom khí đầu tiên ngoài biển do PV GAS đầu tư 100%, Vietsovpetro làm dịch vụ thiết kế, xây lắp và vận hành trọn gói. Dự án này đã hoàn thành trong thời hạn ngắn kỷ lục, làm lợi được 22,5 triệu USD do đưa vào vận hành sớm.
Qua 25 năm ra đời và phát triển, Tổng Công ty Khí Việt Nam không ngừng đầu tư và phát triển cho thượng nguồn và hạ nguồn khai thác và phân phối ra thị trường tiêu thụ khí cả nước, đó là phương châm cho sự phát triển của Ngành công nghiệp Khí mà PV GAS đang là đầu tàu.
Với sự kiện “Gas in” dự án thu gom khí Hàm Rồng – Thái Bình ngày 07-08-2015 đánh dấu cột mốc mới của Khí Đông Nam mở rộng ra Miền Bắc. Đây là địa bàn làm việc khó khăn so với các công trình khí mà Khí Đông Nam đang quản lý từ trước tới nay. Tuy nhiên, Công ty xác định đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với công tác quản lý, vận hành công trình khí. Với tinh thần nỗ lực vượt qua thách thức, đến nay dự án đã đi vào vận hành an toàn và ổn định.
Ngày 05-12-2015, dòng khí đồng hành đầu tiên từ mỏ Đại Hùng đã đưa và hệ thống đường ống Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 để đưa về bờ, đánh dấu một cột mốc mới cho sự phát triển hạ tầng công nghiệp khí Việt Nam, dự án đã được PVGAS giao cho Khí Đông Nam quản lý vận hành, và với kinh nghiệm quản lý vận hành của mình, công ty đã và đang tổ chức, phối hợp với các bên liên quan vận hành an toàn liên tục hệ thống đường ống này.
Với bề dày kinh nghiệm 20 năm quản lý, vận hành các công trình khí, tuyến ống dẫn khí trên bờ, ngoài khơi, cộng với sự nhiệt huyết, năng động trẻ trung của các CBCNV vận hành dự án Hàm Rồng – Thái Bình, Khí Đông Nam đã hoàn toàn làm chủ trong việc tiếp nhận các dự án khí Hàm Rồng- Thái Bình, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong công tác vận hành các công trình khí…
Tiền Phong
Relate Threads