Các nhà máy ethanol Việt Nam xây dựng đều là nhà máy lớn, quan trọng là có hoạt động được không, hoạt động có hiệu quả hay không...
Bài toán kinh tế
Theo mục tiêu Chính phủ đưa ra, từ ngày 1/1/2018 chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95PGS.
Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia đều cho rằng nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, đây sẽ là cơ hội để hồi sinh các nhà máy ethanol đang đắp chiếu hay bên bờ vực phá sản do sản phẩm sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ.
Theo TS Phùng Chí Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, khi khai tử xăng A92, thay vào đó là xăng E5, các nhà máy ethanol sẽ có cách để vận hành trở lại.
Nếu Việt Nam vận hành tất cả những nhà máy ethanol đang có thì có thể đảm bảo nguồn ethanol để pha xăng. Tuy nhiên, khi nhà máy vận hành phải có nguồn nguyên liệu nên Việt Nam cần chuẩn bị nguồn cung đầy đủ.
"Để chuẩn bị cho việc cấm xăng A92, thay thế bằng xăng E5, Việt Nam đã chuẩn bị từ lâu, thậm chí có những nhà máy cồn còn hoạt động sớm hơn thời điểm cần thiết. Cho nên mới có những nhà máy cồn xây dựng xong sản phẩm không tiêu thụ được.
Xét về công suất, những nhà máy Việt Nam xây dựng đều là nhà máy lớn, nhưng quan trọng nhất là nhà máy có hoạt động được không? Hoạt động có hiệu quả hay không?
Nếu các nhà máy vận hành được và có hiệu quả thì Việt Nam không phải nhập khẩu ethanol. Ngược lại, nếu trong nước chưa sản xuất đủ thì phải nhập. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ để đảm bảo sao cho xăng E5 bán ra rẻ hơn xăng A92.
Cồn E100 là cồn tuyệt đối có thể cân nhắc nhập về vì thời gian qua có nhiều sản phẩm nhập về rẻ hơn trong nước.
Về thị trường nhập khẩu, nơi nào rẻ thì Việt Nam nhập. Nhìn chung, các nước nhiệt đới, chủ động được nguồn nguyên liệu như mía, sắn thì ethanol đều rẻ. Brazil, Trung Quốc... đều là những thị trường ethanol lớn.
Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lát chính của Việt Nam. Không thể không tính đến kịch bản Việt Nam bán sắn cho Trung Quốc rồi lại nhập ethanol Trung Quốc. Nhưng lúc đó phải cân nhắc bài toán kinh tế xuất thô, nhập tinh", PGS.TS Phùng Chí Sỹ phân tích.
Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội lưu ý rằng, mục tiêu chính của việc sử dụng xăng E5 không phải là cứu các nhà máy ethanol yếu kém mà là cứu đất nước khỏi ô nhiễm, tạo môi trường xanh-sạch-đẹp. Với mục tiêu đó, chắc chắn người dân sẽ tán thành. Và trong giai đoạn đầu, Nhà nước có thể sẽ phải trợ giá, hỗ trợ các nhà máy ethanol.
Mục tiêu có thành hiện thực?
Theo ông Bùi Danh Liên, mục tiêu khai tử xăng A92 vào đầu năm 2018, thay vào đó là xăng sinh học E5 khó có thể thực hiện bởi đổi mới cái gì cũng phải có lộ trình và chuẩn bị đầy đủ. Nếu đưa ra trục trặc thì bản thân người dân sẽ chán nản.
'Từ nay đến tháng 1/2018 chỉ còn 3 tháng nữa, từ văn bản, nghị định, chuẩn bị cơ sở vật chất... khó có thể kịp được. Do đó, cần tùy theo tình hình thực tế mà xây dựng lộ trình phù hợp".
Từ đây, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội nhấn mạnh, xăng E5 là một nhiên liệu mới, người dân chưa quen sử dụng, vì thế phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, tâm lý của người dân để tuyên truyền cho người dân nắm được tác dụng của xăng E5.
Thứ hai, các cơ chế chính sách phải ra đời sớm để các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền.
Thứ ba, hiện nay các cây xăng dầu đã được xã hội hóa, Nhà nước muốn đưa xăng E5 vào bán không dễ dàng bởi riêng cơ sở vật chất như máy bơm, kho chứa... cũng phải chuẩn bj từng bước.
Thứ tư, phải công bố chỉ tiêu kỹ thuật của xăng E5, tác dụng của nó thế nào, giá cả hợp lý thì người dân mới chấp nhận sử dụng.
Còn PGS.TS Phùng Chí Sỹ bày tỏ, thời gian quan, xăng E5 đã được nhiều người dùng, vấn đề là cần tuyên truyền cho người dân hiểu.
"Hiện người dân không dùng xăng E5 vì không hiểu biết. Người dân đã bỏ bao nhiêu tiền mua được chiếc xe máy hay xe ô tô nên họ rất sợ xe hỏng. Nếu tuyên truyền tốt, chẳng hạn chạy xăng E5 vừa không ảnh hưởng đến mô tơ, chất lượng xe vừa đảm bảo môi trường thì người dân sẽ dùng", PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.
Bài toán kinh tế
Theo mục tiêu Chính phủ đưa ra, từ ngày 1/1/2018 chỉ cho phép sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95PGS.
Theo TS Phùng Chí Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, khi khai tử xăng A92, thay vào đó là xăng E5, các nhà máy ethanol sẽ có cách để vận hành trở lại.
Nếu Việt Nam vận hành tất cả những nhà máy ethanol đang có thì có thể đảm bảo nguồn ethanol để pha xăng. Tuy nhiên, khi nhà máy vận hành phải có nguồn nguyên liệu nên Việt Nam cần chuẩn bị nguồn cung đầy đủ.
"Để chuẩn bị cho việc cấm xăng A92, thay thế bằng xăng E5, Việt Nam đã chuẩn bị từ lâu, thậm chí có những nhà máy cồn còn hoạt động sớm hơn thời điểm cần thiết. Cho nên mới có những nhà máy cồn xây dựng xong sản phẩm không tiêu thụ được.
Xét về công suất, những nhà máy Việt Nam xây dựng đều là nhà máy lớn, nhưng quan trọng nhất là nhà máy có hoạt động được không? Hoạt động có hiệu quả hay không?
Nếu các nhà máy vận hành được và có hiệu quả thì Việt Nam không phải nhập khẩu ethanol. Ngược lại, nếu trong nước chưa sản xuất đủ thì phải nhập. Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ để đảm bảo sao cho xăng E5 bán ra rẻ hơn xăng A92.
Cồn E100 là cồn tuyệt đối có thể cân nhắc nhập về vì thời gian qua có nhiều sản phẩm nhập về rẻ hơn trong nước.
Về thị trường nhập khẩu, nơi nào rẻ thì Việt Nam nhập. Nhìn chung, các nước nhiệt đới, chủ động được nguồn nguyên liệu như mía, sắn thì ethanol đều rẻ. Brazil, Trung Quốc... đều là những thị trường ethanol lớn.
Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lát chính của Việt Nam. Không thể không tính đến kịch bản Việt Nam bán sắn cho Trung Quốc rồi lại nhập ethanol Trung Quốc. Nhưng lúc đó phải cân nhắc bài toán kinh tế xuất thô, nhập tinh", PGS.TS Phùng Chí Sỹ phân tích.
Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội lưu ý rằng, mục tiêu chính của việc sử dụng xăng E5 không phải là cứu các nhà máy ethanol yếu kém mà là cứu đất nước khỏi ô nhiễm, tạo môi trường xanh-sạch-đẹp. Với mục tiêu đó, chắc chắn người dân sẽ tán thành. Và trong giai đoạn đầu, Nhà nước có thể sẽ phải trợ giá, hỗ trợ các nhà máy ethanol.
Mục tiêu có thành hiện thực?
Theo ông Bùi Danh Liên, mục tiêu khai tử xăng A92 vào đầu năm 2018, thay vào đó là xăng sinh học E5 khó có thể thực hiện bởi đổi mới cái gì cũng phải có lộ trình và chuẩn bị đầy đủ. Nếu đưa ra trục trặc thì bản thân người dân sẽ chán nản.
'Từ nay đến tháng 1/2018 chỉ còn 3 tháng nữa, từ văn bản, nghị định, chuẩn bị cơ sở vật chất... khó có thể kịp được. Do đó, cần tùy theo tình hình thực tế mà xây dựng lộ trình phù hợp".
Từ đây, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội nhấn mạnh, xăng E5 là một nhiên liệu mới, người dân chưa quen sử dụng, vì thế phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, tâm lý của người dân để tuyên truyền cho người dân nắm được tác dụng của xăng E5.
Thứ hai, các cơ chế chính sách phải ra đời sớm để các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền.
Thứ ba, hiện nay các cây xăng dầu đã được xã hội hóa, Nhà nước muốn đưa xăng E5 vào bán không dễ dàng bởi riêng cơ sở vật chất như máy bơm, kho chứa... cũng phải chuẩn bj từng bước.
Thứ tư, phải công bố chỉ tiêu kỹ thuật của xăng E5, tác dụng của nó thế nào, giá cả hợp lý thì người dân mới chấp nhận sử dụng.
Còn PGS.TS Phùng Chí Sỹ bày tỏ, thời gian quan, xăng E5 đã được nhiều người dùng, vấn đề là cần tuyên truyền cho người dân hiểu.
"Hiện người dân không dùng xăng E5 vì không hiểu biết. Người dân đã bỏ bao nhiêu tiền mua được chiếc xe máy hay xe ô tô nên họ rất sợ xe hỏng. Nếu tuyên truyền tốt, chẳng hạn chạy xăng E5 vừa không ảnh hưởng đến mô tơ, chất lượng xe vừa đảm bảo môi trường thì người dân sẽ dùng", PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.
Thành Luân - Báo Đất Việt
Relate Threads