Giá xăng dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng chín năm trở lại đây đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nhờ chi phí giảm.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều ngành hàng có giá dầu chiếm phần lớn giá thành vẫn neo giá thay vì chia sẻ cùng người tiêu dùng.
Nông dân, ngư dân giảm gánh nặng
Chỉ còn ba ngày nữa là chuyến tàu đi biển đầu năm của thuyền trưởng Võ Kiểm (Đức Phổ, Quảng Ngãi) khởi hành từ cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt cá.
Các công nhân đang hối hả làm những công việc hậu cần như tiếp nước, bơm dầu, tích trữ lương thực...
Riêng ông Kiểm khá vui vẻ vì từ đầu năm đến nay giá xăng dầu, một trong những chi phí lớn nhất của mỗi chuyến biển, liên tục giảm.
“Nghề đánh cá biển rất may rủi bởi chi phí bỏ ra từ đầu rất lớn trong khi nguồn thu lại phụ thuộc vào trời. Vì vậy, giá xăng dầu giảm đồng nghĩa với ngư dân chúng tôi giảm được một phần chi phí từ trước lúc ra khơi” - ông Kiểm cho biết.
Ông Kiểm tính toán: với một cặp ghe công suất trên 600 mã lực (CV), mỗi chuyến đi biển kéo dài trên 10 ngày tiêu tốn khoảng 11.000 lít dầu, ngư dân hiện tiết kiệm được khoảng vài chục triệu đồng so với cuối năm ngoái nhờ giá xăng dầu giảm.
Trước đó hai ngày, ngư dân Nguyễn Văn Hiếu (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng bắt đầu đưa đôi tàu đánh bắt xa bờ ra khơi.
Theo ông Hiếu, tổng chi phí cho mỗi chuyến biển 30 ngày lên đến 800 triệu đồng, trong đó riêng chi phí dầu (trên 30.000 lít) chiếm tỉ lệ khá lớn.
Do đó, với giá dầu giảm liên tiếp trong thời gian qua, ngư dân được hưởng lợi. “Trước đây khi giá xăng dầu ở mức 20.000 đồng/lít, mỗi chuyến đi biển là một lần mạo hiểm như đánh bạc. Năm nay nguồn thu từ biển tăng mà giá dầu lại giảm mạnh nên ngư dân chúng tôi dễ thở hơn rất nhiều” - ông Hiếu cho hay.
Tương tự, nông dân cũng được hưởng lợi do giá phân bón giảm mạnh theo giá dầu. Hiện giá bán đạm Phú Mỹ (sản phẩm của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí - PVFCCo) cho các đại lý ở mức 6.100 đồng/kg (tới tay nông dân vào khoảng 7.000 đồng/kg), giảm khoảng 1.500 đồng/kg so với giá trung bình năm 2015.
Tương tự, giá bán phân đạm của nhà máy đạm Cà Mau, Ninh Bình, Hà Bắc cũng giảm khá mạnh so với trước, dao động ở mức 5.800 - 6.100 đồng/kg...
Cần chia sẻ với người tiêu dùng
Theo ông Ngô Đức Hòa - chủ tịch HĐQT Công ty CP may quốc tế Thắng Lợi, dù giá xăng dầu đã giảm khá mạnh nhưng các công ty vận chuyển vẫn chưa thấy nhúc nhích gì.
“Lúc xăng dầu tăng giá, họ tăng giá cước nhanh lắm, nhưng khi xăng dầu giảm thì lại không thấy nói gì. Qua tuần sau chúng tôi sẽ làm việc với các công ty xem họ có chịu chia sẻ gì không” - ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, chi phí vận chuyển hiện chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất, nên nếu cước vận chuyển giảm, chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.
Ông Dương Chí Thành, tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Tiến, cũng cho biết chi phí vận chuyển chiếm 4-5% chi phí giá thành cho khu vực miền Bắc, miền Trung, khoảng 2-3% cho khu vực phía Nam.
Tuy nhiên, do các công ty vận tải không chịu giảm giá cước nên Vĩnh Tiến cũng chưa thể tính đến việc giảm giá bán.
Trong khi đó, ông Hồ Quang Thiệp, phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty tôn Phương Nam, cho biết chỉ riêng chi phí vận chuyển, mỗi tháng công ty chi ra từ 2-3 tỉ đồng, trong khi doanh thu ở mức 250-300 tỉ đồng/tháng.
Do đó, nếu cước vận chuyển giảm, kéo theo giá thành sản phẩm giảm, giá bán sản phẩm cũng sẽ hạ. “Nếu giá xăng dầu tiếp tục giảm, cộng thêm giá nguyên liệu đầu vào giảm trở lại trong thời gian tới, giá bán sản phẩm chắc chắn sẽ hạ và người tiêu dùng được hưởng lợi” - ông Thiệp khẳng định.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều ngành hàng có giá dầu chiếm phần lớn giá thành vẫn neo giá thay vì chia sẻ cùng người tiêu dùng.
Nông dân, ngư dân giảm gánh nặng
Chỉ còn ba ngày nữa là chuyến tàu đi biển đầu năm của thuyền trưởng Võ Kiểm (Đức Phổ, Quảng Ngãi) khởi hành từ cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt cá.
Các công nhân đang hối hả làm những công việc hậu cần như tiếp nước, bơm dầu, tích trữ lương thực...
Riêng ông Kiểm khá vui vẻ vì từ đầu năm đến nay giá xăng dầu, một trong những chi phí lớn nhất của mỗi chuyến biển, liên tục giảm.
Ông Kiểm tính toán: với một cặp ghe công suất trên 600 mã lực (CV), mỗi chuyến đi biển kéo dài trên 10 ngày tiêu tốn khoảng 11.000 lít dầu, ngư dân hiện tiết kiệm được khoảng vài chục triệu đồng so với cuối năm ngoái nhờ giá xăng dầu giảm.
Trước đó hai ngày, ngư dân Nguyễn Văn Hiếu (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng bắt đầu đưa đôi tàu đánh bắt xa bờ ra khơi.
Theo ông Hiếu, tổng chi phí cho mỗi chuyến biển 30 ngày lên đến 800 triệu đồng, trong đó riêng chi phí dầu (trên 30.000 lít) chiếm tỉ lệ khá lớn.
Do đó, với giá dầu giảm liên tiếp trong thời gian qua, ngư dân được hưởng lợi. “Trước đây khi giá xăng dầu ở mức 20.000 đồng/lít, mỗi chuyến đi biển là một lần mạo hiểm như đánh bạc. Năm nay nguồn thu từ biển tăng mà giá dầu lại giảm mạnh nên ngư dân chúng tôi dễ thở hơn rất nhiều” - ông Hiếu cho hay.
Tương tự, nông dân cũng được hưởng lợi do giá phân bón giảm mạnh theo giá dầu. Hiện giá bán đạm Phú Mỹ (sản phẩm của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí - PVFCCo) cho các đại lý ở mức 6.100 đồng/kg (tới tay nông dân vào khoảng 7.000 đồng/kg), giảm khoảng 1.500 đồng/kg so với giá trung bình năm 2015.
Tương tự, giá bán phân đạm của nhà máy đạm Cà Mau, Ninh Bình, Hà Bắc cũng giảm khá mạnh so với trước, dao động ở mức 5.800 - 6.100 đồng/kg...
Cần chia sẻ với người tiêu dùng
Theo ông Ngô Đức Hòa - chủ tịch HĐQT Công ty CP may quốc tế Thắng Lợi, dù giá xăng dầu đã giảm khá mạnh nhưng các công ty vận chuyển vẫn chưa thấy nhúc nhích gì.
“Lúc xăng dầu tăng giá, họ tăng giá cước nhanh lắm, nhưng khi xăng dầu giảm thì lại không thấy nói gì. Qua tuần sau chúng tôi sẽ làm việc với các công ty xem họ có chịu chia sẻ gì không” - ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, chi phí vận chuyển hiện chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất, nên nếu cước vận chuyển giảm, chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.
Ông Dương Chí Thành, tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Tiến, cũng cho biết chi phí vận chuyển chiếm 4-5% chi phí giá thành cho khu vực miền Bắc, miền Trung, khoảng 2-3% cho khu vực phía Nam.
Tuy nhiên, do các công ty vận tải không chịu giảm giá cước nên Vĩnh Tiến cũng chưa thể tính đến việc giảm giá bán.
Trong khi đó, ông Hồ Quang Thiệp, phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty tôn Phương Nam, cho biết chỉ riêng chi phí vận chuyển, mỗi tháng công ty chi ra từ 2-3 tỉ đồng, trong khi doanh thu ở mức 250-300 tỉ đồng/tháng.
Do đó, nếu cước vận chuyển giảm, kéo theo giá thành sản phẩm giảm, giá bán sản phẩm cũng sẽ hạ. “Nếu giá xăng dầu tiếp tục giảm, cộng thêm giá nguyên liệu đầu vào giảm trở lại trong thời gian tới, giá bán sản phẩm chắc chắn sẽ hạ và người tiêu dùng được hưởng lợi” - ông Thiệp khẳng định.
TRẦN MẠNH - TRẦN VŨ NGHI - Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads