17 năm gắn bó với ngành Dầu khí là 17 năm làm việc tại Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu khí (PIDC) và sau là Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Với tôi, PIDC và PVEP đều là ngôi nhà thứ hai để tôi cùng chung tay xây dựng với bạn bè, đồng nghiệp.
Quãng thời gian 17 năm ấy với tôi chỉ như một chớp mắt. Hình ảnh cùng những anh em đồng nghiệp làm việc, chung sống với nhau như người một nhà tại Dự án Lô 433a & 416b trên sa mạc Sahara nóng bỏng vẫn hiện hữu trong tôi. Đây là dự án đầu tiên của PVEP đứng ra triển khai với tư cách là nhà điều hành tại nước ngoài, mọi cái vẫn còn rất bỡ ngỡ và khó khăn, bởi trước đó PVEP chỉ tham gia chính vào công tác giám sát hợp đồng, còn công tác triển khai từ thầu khoán, triển khai dự án, triển khai hợp đồng… tất cả đều mới.
Khi ấy là đầu năm 2002, tôi là 1 trong 5 người sang Algeria đợt đầu, trong đó có bác Đắc, trước là Trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chú Trương - Phó tổng giám đốc PIDC, chú Huyền trước đó là Trưởng phòng Thăm dò Nước ngoài PIDC và chú Thắng - Phó trưởng phòng Thăm dò Nước ngoài PIDC. Đến năm 2003, khi chúng tôi chính thức sang làm việc, nhân sự lúc đó có anh Thập, anh Việt, anh Thủy, anh Hùng, anh Kỳ, anh Ánh, anh Quang Hùng và tôi.
Trong số đó, ngoài anh Nguyễn Quốc Thập là người duy nhất từng làm việc ở công ty nước ngoài và có kinh nghiệm ít nhiều trong công tác triển khai dự án thì những thành viên còn lại trong nhóm còn khá lạ lẫm với công việc này. Vì thế, chúng tôi làm việc không biết đến giờ giấc nghỉ ngơi vì chịu rất nhiều áp lực về mặt điều hành, triển khai với một dự án lớn đầu tiên tại nước bạn. Những ngày tháng đó tuy căng thẳng, nhưng đều là những người thích sự mới mẻ khiến anh em chúng tôi có nhiều động lực để làm việc. PVEP khi ấy chưa xây dựng được cơ chế dành cho nhân sự làm việc ở nước ngoài, còn chi phí phải tiết kiệm một cách kinh khủng. Trước khi sang Algeria, vé máy bay của anh em đều để mở ngày về, với tâm thế 6 tháng đến 1 năm chúng tôi mới về Việt Nam, nhưng điều kiện visa của Algeria chỉ cho phép tối đa 90 ngày nên mọi người được về nước sớm hơn dự kiến. Trong thời gian về nước, anh em vẫn giữ liên lạc với những người ở lại để tiếp tục làm việc trong tình trạng lệch múi giờ.
Với riêng tôi, ngoại trừ đã tham gia nghiên cứu một số cơ hội dự án mới tại nước ngoài, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở khâu đánh giá sơ bộ, sàng lọc thì với Dự án Lô 433a & 416b tại Algeria là dự án đầu tiên tôi được xắn tay áo tham gia trong gần 4 năm vào công tác tìm kiếm thăm dò từ đầu đến cuối, đã mang lại cho tôi cũng như đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm quý báu nhất, làm tiền đề cho sự thành công của các dự án sau này của PVEP.
Nói nghe đơn giản vậy, nhưng quá trình triển khai ban đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Ngay công việc đầu tiên là thu nổ địa chấn cũng khiến chúng tôi gặp nhiều bỡ ngỡ về khâu thiết kế, chọn thông số thu nổ ra sao, chọn nhà thầu thu nổ như thế nào cho vừa phù hợp với ngân sách, vừa đảm bảo được yếu tố kỹ thuật, hay công việc trong quá trình giám sát công tác thu nổ địa chấn cũng là sự mới mẻ. Bởi trước đây, khi chúng ta làm thu nổ địa chấn, đều đứng ở vị trí giám sát xem họ làm như thế nào, có đúng quy trình hay không, chứ chưa bao giờ phải bắt tay vào nghiên cứu chi tiết, thiết kế thông số của thu nổ địa chấn, không tham gia trực tiếp, nên với dự án tại Algeria chúng tôi phải làm ở tâm thế vừa làm vừa dò.
Hơn nữa, triển khai hợp đồng dầu khí ở một đất nước Hồi giáo như Algeria không hề đơn giản, với rất nhiều khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán. Tình hình an ninh trật tự xã hội tại Algeria cũng không ổn định, nguy cơ bạo loạn và khủng bố cao. Mỗi lần chúng tôi xuống hiện trường tham gia công tác thu nổ địa chấn, hay đi khảo sát ngoài sa mạc, đều có 3 xe bảo vệ đi cùng và mỗi xe với 4 lính quân đội được trang bị vũ khí đi kèm. Kể cả khi có 1 người xuống, vẫn phải có 12 người lính to cao đi bảo vệ. Đây là yêu cầu ngặt nghèo của nước bạn để đảm bảo an toàn cho mình và bảo vệ khu công nghiệp dầu khí của họ. Vào thời điểm đó, ở ngoài sa mạc chưa xảy ra hoạt động của các tổ chức khủng bố, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra trường hợp cướp xe.
Năm 2004, khi đi thay ca thu nổ địa chấn ngoài sa mạc, xe chúng tôi đang trên đường đi thì nhận được tin ngoài sa mạc bắt được bọn cướp. Khi gọi ra hiện trường còn được báo đang có cả giao tranh bằng súng khiến mọi người đều lo sợ. Mặc dù vậy, Algeria vẫn là một trong những nước an toàn ở châu Phi. Ngoài lo ngại về an ninh, sự khắc nghiệt của Sahara chắc chỉ nghe thôi nhiều người đã phải lắc đầu ái ngại. Ấy vậy mà những con người Việt Nam bé nhỏ đã dám đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ khủng khiếp, mùa hè có khi lên tới 50-60oC, còn ban đêm lại giảm xuống tới 0oC hoặc -2oC.
Dẫu vậy với tôi, được tham gia vào dự án ở Algeria là một trong những bước ngoặt của cuộc đời. Cho đến năm 2014, khi quay lại Algeria, tôi như được trở về quê hương thứ hai vậy. Nơi đây đã in dấu những kỷ niệm đầu đời khi được làm việc tại một dự án cách Việt Nam đến hàng chục nghìn cây số, nhưng được sống trong một không khí rất gia đình, cùng với không chỉ những anh em, đồng đội trong dự án, những con người đất Việt đang sống và công tác tại đây, mà còn với những cảnh vật rất đỗi thân thương. Gần 4 năm làm việc tại nước bạn, gắn bó với dự án từ thuở sơ khai, những chuyến thực địa ngoài sa mạc Sahara nắng cháy, có đôi lần “được” hứng bão cát, mà có lẽ những ai đã trải qua mới thấm thía được, giờ đã trở thành những hồi ức không thể phai mờ.
Năm 2004, tôi “được” nếm mùi trận bão cát đầu tiên khi đi quan sát thu nổ địa chấn trên sa mạc. Khi được thông báo có bão cát, toàn bộ anh em đều vào cố thủ trong nhà, thực tế là các cabin và đóng chặt cửa lại. Khi ngủ dậy vào sáng hôm sau, cảm giác sợ hãi bao trùm tất cả, miệng ai cũng đầy cát, cát ngập khắp nơi trong cabin và bao trùm toàn bộ mặt ngoài thành những đụn cát lớn, tất cả lều của công nhân đều bị cuốn bay không còn dấu vết.
Trong quãng thời gian làm việc tại dự án, về sau, chính sách dành cho cán bộ làm việc tại nước ngoài đã có nhiều thay đổi và tạo điều kiện tốt hơn cho mọi người. Nhưng có những thời điểm, anh em xin ở lại để hoàn thành công việc. Có năm, các anh em hành chính nhân sự còn đếm được ngày công của tôi là 299 ngày tại Algeria và chỉ có 66 ngày tôi trở về nước.
Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất không phải là những vất vả, khó khăn mà là sự áy náy khi không thể có mặt để chứng kiến và chăm sóc các con thời thơ ấu. Đó là điều tiếc nuối, là quãng thời gian đã trôi qua mà tôi không bao giờ có thể lấy lại được. Khi tôi sang Algeria làm việc, con đầu lòng của tôi mới có 4 tháng tuổi, khi tôi quay trở về con đã sang tuổi thứ 4. Con nhìn tôi với ánh mắt xa lạ, vì khoảng thời gian mà tôi được ở nhà quá ít, không đủ để con ghi lại ký ức về cha.
Sau dự án ở Algeria, đến năm 2009-2012 tôi lại tiếp tục nhận nhiệm vụ công tác ở nước ngoài khi bé thứ hai cũng mới vừa được 1 tháng tuổi. Khi kết thúc dự án trở về, con tôi cũng đã hơn 3 tuổi. Dẫu vậy, tôi thấy mình là người may mắn khi có gia đình hậu thuẫn, trợ giúp vợ tôi chăm con, nên dù áy náy nhưng tôi biết rằng, cô ấy chỉ đùa khi nói “nếu đi, anh đi một mạch luôn đi” mỗi khi tôi nhận dự án ở nước ngoài.
Khi ấy là đầu năm 2002, tôi là 1 trong 5 người sang Algeria đợt đầu, trong đó có bác Đắc, trước là Trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chú Trương - Phó tổng giám đốc PIDC, chú Huyền trước đó là Trưởng phòng Thăm dò Nước ngoài PIDC và chú Thắng - Phó trưởng phòng Thăm dò Nước ngoài PIDC. Đến năm 2003, khi chúng tôi chính thức sang làm việc, nhân sự lúc đó có anh Thập, anh Việt, anh Thủy, anh Hùng, anh Kỳ, anh Ánh, anh Quang Hùng và tôi.
Trong số đó, ngoài anh Nguyễn Quốc Thập là người duy nhất từng làm việc ở công ty nước ngoài và có kinh nghiệm ít nhiều trong công tác triển khai dự án thì những thành viên còn lại trong nhóm còn khá lạ lẫm với công việc này. Vì thế, chúng tôi làm việc không biết đến giờ giấc nghỉ ngơi vì chịu rất nhiều áp lực về mặt điều hành, triển khai với một dự án lớn đầu tiên tại nước bạn. Những ngày tháng đó tuy căng thẳng, nhưng đều là những người thích sự mới mẻ khiến anh em chúng tôi có nhiều động lực để làm việc. PVEP khi ấy chưa xây dựng được cơ chế dành cho nhân sự làm việc ở nước ngoài, còn chi phí phải tiết kiệm một cách kinh khủng. Trước khi sang Algeria, vé máy bay của anh em đều để mở ngày về, với tâm thế 6 tháng đến 1 năm chúng tôi mới về Việt Nam, nhưng điều kiện visa của Algeria chỉ cho phép tối đa 90 ngày nên mọi người được về nước sớm hơn dự kiến. Trong thời gian về nước, anh em vẫn giữ liên lạc với những người ở lại để tiếp tục làm việc trong tình trạng lệch múi giờ.
Với riêng tôi, ngoại trừ đã tham gia nghiên cứu một số cơ hội dự án mới tại nước ngoài, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở khâu đánh giá sơ bộ, sàng lọc thì với Dự án Lô 433a & 416b tại Algeria là dự án đầu tiên tôi được xắn tay áo tham gia trong gần 4 năm vào công tác tìm kiếm thăm dò từ đầu đến cuối, đã mang lại cho tôi cũng như đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm quý báu nhất, làm tiền đề cho sự thành công của các dự án sau này của PVEP.
Hơn nữa, triển khai hợp đồng dầu khí ở một đất nước Hồi giáo như Algeria không hề đơn giản, với rất nhiều khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán. Tình hình an ninh trật tự xã hội tại Algeria cũng không ổn định, nguy cơ bạo loạn và khủng bố cao. Mỗi lần chúng tôi xuống hiện trường tham gia công tác thu nổ địa chấn, hay đi khảo sát ngoài sa mạc, đều có 3 xe bảo vệ đi cùng và mỗi xe với 4 lính quân đội được trang bị vũ khí đi kèm. Kể cả khi có 1 người xuống, vẫn phải có 12 người lính to cao đi bảo vệ. Đây là yêu cầu ngặt nghèo của nước bạn để đảm bảo an toàn cho mình và bảo vệ khu công nghiệp dầu khí của họ. Vào thời điểm đó, ở ngoài sa mạc chưa xảy ra hoạt động của các tổ chức khủng bố, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra trường hợp cướp xe.
Năm 2004, khi đi thay ca thu nổ địa chấn ngoài sa mạc, xe chúng tôi đang trên đường đi thì nhận được tin ngoài sa mạc bắt được bọn cướp. Khi gọi ra hiện trường còn được báo đang có cả giao tranh bằng súng khiến mọi người đều lo sợ. Mặc dù vậy, Algeria vẫn là một trong những nước an toàn ở châu Phi. Ngoài lo ngại về an ninh, sự khắc nghiệt của Sahara chắc chỉ nghe thôi nhiều người đã phải lắc đầu ái ngại. Ấy vậy mà những con người Việt Nam bé nhỏ đã dám đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ khủng khiếp, mùa hè có khi lên tới 50-60oC, còn ban đêm lại giảm xuống tới 0oC hoặc -2oC.
Dẫu vậy với tôi, được tham gia vào dự án ở Algeria là một trong những bước ngoặt của cuộc đời. Cho đến năm 2014, khi quay lại Algeria, tôi như được trở về quê hương thứ hai vậy. Nơi đây đã in dấu những kỷ niệm đầu đời khi được làm việc tại một dự án cách Việt Nam đến hàng chục nghìn cây số, nhưng được sống trong một không khí rất gia đình, cùng với không chỉ những anh em, đồng đội trong dự án, những con người đất Việt đang sống và công tác tại đây, mà còn với những cảnh vật rất đỗi thân thương. Gần 4 năm làm việc tại nước bạn, gắn bó với dự án từ thuở sơ khai, những chuyến thực địa ngoài sa mạc Sahara nắng cháy, có đôi lần “được” hứng bão cát, mà có lẽ những ai đã trải qua mới thấm thía được, giờ đã trở thành những hồi ức không thể phai mờ.
Năm 2004, tôi “được” nếm mùi trận bão cát đầu tiên khi đi quan sát thu nổ địa chấn trên sa mạc. Khi được thông báo có bão cát, toàn bộ anh em đều vào cố thủ trong nhà, thực tế là các cabin và đóng chặt cửa lại. Khi ngủ dậy vào sáng hôm sau, cảm giác sợ hãi bao trùm tất cả, miệng ai cũng đầy cát, cát ngập khắp nơi trong cabin và bao trùm toàn bộ mặt ngoài thành những đụn cát lớn, tất cả lều của công nhân đều bị cuốn bay không còn dấu vết.
Trong quãng thời gian làm việc tại dự án, về sau, chính sách dành cho cán bộ làm việc tại nước ngoài đã có nhiều thay đổi và tạo điều kiện tốt hơn cho mọi người. Nhưng có những thời điểm, anh em xin ở lại để hoàn thành công việc. Có năm, các anh em hành chính nhân sự còn đếm được ngày công của tôi là 299 ngày tại Algeria và chỉ có 66 ngày tôi trở về nước.
Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất không phải là những vất vả, khó khăn mà là sự áy náy khi không thể có mặt để chứng kiến và chăm sóc các con thời thơ ấu. Đó là điều tiếc nuối, là quãng thời gian đã trôi qua mà tôi không bao giờ có thể lấy lại được. Khi tôi sang Algeria làm việc, con đầu lòng của tôi mới có 4 tháng tuổi, khi tôi quay trở về con đã sang tuổi thứ 4. Con nhìn tôi với ánh mắt xa lạ, vì khoảng thời gian mà tôi được ở nhà quá ít, không đủ để con ghi lại ký ức về cha.
Sau dự án ở Algeria, đến năm 2009-2012 tôi lại tiếp tục nhận nhiệm vụ công tác ở nước ngoài khi bé thứ hai cũng mới vừa được 1 tháng tuổi. Khi kết thúc dự án trở về, con tôi cũng đã hơn 3 tuổi. Dẫu vậy, tôi thấy mình là người may mắn khi có gia đình hậu thuẫn, trợ giúp vợ tôi chăm con, nên dù áy náy nhưng tôi biết rằng, cô ấy chỉ đùa khi nói “nếu đi, anh đi một mạch luôn đi” mỗi khi tôi nhận dự án ở nước ngoài.
VŨ HOÀNG LONG, PHÓ TRƯỞNG BAN ĐẦU TƯ - PVEP
Relate Threads