Quỹ bình ổn không có ý nghĩa gì, thậm chí còn là kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng, làm giàu.
Bỏ quỹ bình ổn là đúng
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi - Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP.HCM khẳng định trong bối cảnh giá xăng liên tục giảm sâu như hiện nay việc bỏ quỹ bình ổn xăng dầu là cần thiết.
Vị chuyên gia phân tích, thị trường xăng dầu Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhịp điệu tăng - giảm giá của xăng dầu thế giới.
Tuy nhiên, do cơ chế quản lý, điều hành xăng dầu bất hợp lý khiến dư luận luôn than phiền. Có lẽ nhận thức rõ điều này cùng với biến động đi xuống của giá xăng dầu thế giới mà Bộ Công đưa ra đề xuất bỏ quỹ bình ổn.
Theo nhận định của vị PGS, đó là quyết định hợp lý trong bối cảnh giá xăng giảm đều, ổn định như hiện nay thì rõ ràng việc tồn tại quỹ bình ổn là không cần thiết nữa. Theo ông, Bộ Công thương nên nhân cơ hội này mà đẩy xăng dầu đi theo cơ chế thị trường.
Tức là giá xăng tăng thì dân mua đắt, xăng giảm dân được mua rẻ chứ không phải chịu cảnh đắt hay rẻ, tăng hay giảm người dân cũng đều bị móc túi.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng đề nghị cần phải công khai, minh bạch khoản tiền phí môi trường mà 3000 đồng/lít mà người tiêu dùng hiện đang gánh trên mỗi lít xăng bán lẻ.
"Nếu không quản lý tốt, sẽ không biết quỹ này thu thế nào, sử dụng ra sao.... và cuối cũng cùng như quỹ bỉnh ổn tăng cũng thu, giảm cũng thu, vừa thu vừa xả", ông Ngãi lưu ý.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng hoàn toàn ủng hộ ý kiến của lãnh đạo Bộ Công thương khi cho rằng sẽ tính tới việc bỏ quỹ bình ổn xăng dầu và sẽ điều chỉnh giá xăng hàng ngày không cần đợi đến chu kỳ 15 ngày.
Nhưng trong bối cảnh xăng dầu liên tục giảm sâu như hiện nay thì ông Phong cho rằng không cần phải xem xét nữa mà cần phải bỏ ngay cái quỹ này.
Theo ông, đây là điều mà ông cũng như rất nhiều chuyên gia đã nói nhiều lần, đã kiến nghị nhiều lần nhưng tới bây giờ vấn đề này mới được cơ quan quản lý có thẩm quyền đặt vấn đề, xem xét. "Quyết định bỏ là cần thiết và phải làm ngay, dù hơi muộn", vị chuyên gia nêu quan điểm.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, ông Ngô Trí Long lại cho rằng, sự tồn tại của Quỹ bình ổn là cần thiết để phòng ngừa khi giá cả biến động, gây nhiều rủi ro. Tuy nhiên, giữ quỹ bình ổn thì cần phải làm rõ mấy vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất mà ông Long yêu cầu được làm rõ là: Nguồn trích lập quỹ là do người tiêu dùng đóng góp bằng cách tính trực tiếp vào giá bán lẻ xăng dầu. Ví dụ, người tiêu dùng mua 1 lít xăng thì phải trích ra 300 đồng bỏ vào quỹ.
Điều này là vô lý vì doanh nghiệp kinh doanh lợi nhuận hưởng, trong khi rủi ro chỉ một mình người tiêu dùng chịu là vô lý. Vì thế, nếu trích lập quỹ bình ổn phải dựa trên cơ sở đóng góp của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thứ hai, trong quá trình có nguồn thu rồi thì việc vận hành, quản lý quỹ như thế nào để nguồn quỹ sinh sôi, nảy nở chứ không chỉ là nguồn tiền chết.
Thứ ba, việc xả quỹ và trích lập quỹ như thế nào cũng phải được xem xét cho hợp lý.
Quỹ bình ổn được trích lập trong trường hợp giá xăng thế giới tăng quá cao trích quỹ là đúng. Nhưng khi giá thế giới giảm mà quỹ bình ổn lại vừa xả, vừa thu thì mục đích bình ổn là vô nghĩa.
Số dư giữ nguyên làm quỹ dự phòng
Bàn thêm về số dư của quỹ bình ổn đang có nên được sử dụng như thế nào, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng "nên giữ nguyên để phòng rủi ro".
Vị PGS nói rõ hơn, xăng dầu là nguyên liệu chính của nhiều ngành sản xuất, xăng dầu giảm giá sẽ kéo theo chi phí đầu vào của nhiều lĩnh vực giảm theo. Ở một mức độ nào đó, việc này ít nhiều đã tác động lớn tới sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, giúp kiềm chế làm phát, kinh tế ổn định...
Tuy nhiên, trong trường hợp có biến động bất ổn thì sẽ thế nào, vị chuyên gia cho biết xăng dầu là mặt hàng có tính ổn định rất thấp. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng đột biến lập tức nó sẽ có tác động ngược tới nền sản xuất, kinh doanh, tiêu cực hơn nó có thể gây ra cú sốc nghiêm trọng cho cả nền kinh tế nói chung. Vì thế, vị PGS kiến nghị với số dư hiện tại không nên nộp về ngân sách mà giữ làm quỹ riêng chỉ để sử dụng khi giá xăng tăng đột biến.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi không ủng hộ nộp về ngân sách vì lo ngại thủ tục phức tạp, phản ứng chậm sẽ ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng.
Bỏ quỹ bình ổn là đúng
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi - Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP.HCM khẳng định trong bối cảnh giá xăng liên tục giảm sâu như hiện nay việc bỏ quỹ bình ổn xăng dầu là cần thiết.
Vị chuyên gia phân tích, thị trường xăng dầu Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhịp điệu tăng - giảm giá của xăng dầu thế giới.
Tuy nhiên, do cơ chế quản lý, điều hành xăng dầu bất hợp lý khiến dư luận luôn than phiền. Có lẽ nhận thức rõ điều này cùng với biến động đi xuống của giá xăng dầu thế giới mà Bộ Công đưa ra đề xuất bỏ quỹ bình ổn.
Tức là giá xăng tăng thì dân mua đắt, xăng giảm dân được mua rẻ chứ không phải chịu cảnh đắt hay rẻ, tăng hay giảm người dân cũng đều bị móc túi.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng đề nghị cần phải công khai, minh bạch khoản tiền phí môi trường mà 3000 đồng/lít mà người tiêu dùng hiện đang gánh trên mỗi lít xăng bán lẻ.
"Nếu không quản lý tốt, sẽ không biết quỹ này thu thế nào, sử dụng ra sao.... và cuối cũng cùng như quỹ bỉnh ổn tăng cũng thu, giảm cũng thu, vừa thu vừa xả", ông Ngãi lưu ý.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng hoàn toàn ủng hộ ý kiến của lãnh đạo Bộ Công thương khi cho rằng sẽ tính tới việc bỏ quỹ bình ổn xăng dầu và sẽ điều chỉnh giá xăng hàng ngày không cần đợi đến chu kỳ 15 ngày.
Nhưng trong bối cảnh xăng dầu liên tục giảm sâu như hiện nay thì ông Phong cho rằng không cần phải xem xét nữa mà cần phải bỏ ngay cái quỹ này.
Theo ông, đây là điều mà ông cũng như rất nhiều chuyên gia đã nói nhiều lần, đã kiến nghị nhiều lần nhưng tới bây giờ vấn đề này mới được cơ quan quản lý có thẩm quyền đặt vấn đề, xem xét. "Quyết định bỏ là cần thiết và phải làm ngay, dù hơi muộn", vị chuyên gia nêu quan điểm.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, ông Ngô Trí Long lại cho rằng, sự tồn tại của Quỹ bình ổn là cần thiết để phòng ngừa khi giá cả biến động, gây nhiều rủi ro. Tuy nhiên, giữ quỹ bình ổn thì cần phải làm rõ mấy vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất mà ông Long yêu cầu được làm rõ là: Nguồn trích lập quỹ là do người tiêu dùng đóng góp bằng cách tính trực tiếp vào giá bán lẻ xăng dầu. Ví dụ, người tiêu dùng mua 1 lít xăng thì phải trích ra 300 đồng bỏ vào quỹ.
Điều này là vô lý vì doanh nghiệp kinh doanh lợi nhuận hưởng, trong khi rủi ro chỉ một mình người tiêu dùng chịu là vô lý. Vì thế, nếu trích lập quỹ bình ổn phải dựa trên cơ sở đóng góp của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Thứ hai, trong quá trình có nguồn thu rồi thì việc vận hành, quản lý quỹ như thế nào để nguồn quỹ sinh sôi, nảy nở chứ không chỉ là nguồn tiền chết.
Thứ ba, việc xả quỹ và trích lập quỹ như thế nào cũng phải được xem xét cho hợp lý.
Quỹ bình ổn được trích lập trong trường hợp giá xăng thế giới tăng quá cao trích quỹ là đúng. Nhưng khi giá thế giới giảm mà quỹ bình ổn lại vừa xả, vừa thu thì mục đích bình ổn là vô nghĩa.
Số dư giữ nguyên làm quỹ dự phòng
Bàn thêm về số dư của quỹ bình ổn đang có nên được sử dụng như thế nào, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi cho rằng "nên giữ nguyên để phòng rủi ro".
Vị PGS nói rõ hơn, xăng dầu là nguyên liệu chính của nhiều ngành sản xuất, xăng dầu giảm giá sẽ kéo theo chi phí đầu vào của nhiều lĩnh vực giảm theo. Ở một mức độ nào đó, việc này ít nhiều đã tác động lớn tới sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, giúp kiềm chế làm phát, kinh tế ổn định...
Tuy nhiên, trong trường hợp có biến động bất ổn thì sẽ thế nào, vị chuyên gia cho biết xăng dầu là mặt hàng có tính ổn định rất thấp. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng đột biến lập tức nó sẽ có tác động ngược tới nền sản xuất, kinh doanh, tiêu cực hơn nó có thể gây ra cú sốc nghiêm trọng cho cả nền kinh tế nói chung. Vì thế, vị PGS kiến nghị với số dư hiện tại không nên nộp về ngân sách mà giữ làm quỹ riêng chỉ để sử dụng khi giá xăng tăng đột biến.
PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi không ủng hộ nộp về ngân sách vì lo ngại thủ tục phức tạp, phản ứng chậm sẽ ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng.
Theo: Báo Đất Việt
Relate Threads