Đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa điện về 98,4% số hộ nông thôn trên toàn quốc, nâng tổng số xã đạt tiêu chí số 4 (điện nông thôn) là 6.016 xã, đạt tỉ lệ 66,6%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa điện về 98,4% số hộ nông thôn trên toàn quốc, nâng tổng số xã đạt tiêu chí số 4 (điện nông thôn) là 6.016 xã, đạt tỉ lệ 66,6%. Có được kết quả này là sự chung tay của cả doanh nghiệp và sự đồng thuận trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương với hành trình đưa điện về nông thôn.
Không thể thiếu hạ tầng điện
Một trong những tiêu chí không thể thiếu để các xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đó chính là hạ tầng điện.
Với cơ sở hạ tầng điện nông thôn cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vào thời kỳ đầu, thì năm 2011 cả nước chỉ có 3.545 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 39,1% tổng số xã trên toàn quốc. Trong khi đó mục tiêu đến năm 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí số 4, đến năm 2020 là 95%. “Đây thực sự là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với EVN”, ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn bày tỏ.
Trước thực tế này, EVN đã chỉ đạo các đơn vị rà soát tình hình hiện tại về cơ sở hạ tầng điện của tất cả các xã địa phương trên toàn quốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện mới, đảm bảo yêu cầu mục tiêu tại Quyết định số 800/QĐ-TTg n gày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới .
Tổng công ty và các Công ty Điện lực phối hợp với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể và ưu tiên bố trí các nguồn vốn từ nguồn ngân sách địa phương, vốn vay ưu đãi và các nguồn lực khác. Đồng thời vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí số 4 bằng các công việc cụ thể như đóng góp phần đền bù, tự giải phóng mặt bằng khi đầu tư xây dựng các công trình điện; tham gia bảo vệ hành lang lưới điện và các công trình điện; đầu tư hệ thống điện gia đình đảm bảo sử dụng điện an toàn.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho biết, b ằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn hàng năm để đầu tư sửa chữa lưới điện, vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn ứng của các địa phương, vốn vay thương mại, vốn vay ODA của các tổ chức tài chính nước ngoài như: WB, ADB, JIBIC, AFD, KfW..., 5 năm qua, các đơn vị Điện lực của EVN đã đầu tư khoảng 13.400 tỉ đồng triển khai 15.800 trạm biếp áp phân phối, 8.900 km đường dây trung thế, 32.400 km đường dây hạ thế. Qua đó, nâng cao chất lượng lưới điện ở khu vực nông thôn, đưa điện về nhiều thôn, xã ở các vùng biên giới xa xôi, hải đảo, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ông Dũng cho hay, tới năm 2015 số xã đạt tiêu chí số 4 trên phạm vi toàn quốc là 6.016 xã, tăng thêm được 2.471 xã so năm 2011, mặc dù vậy, vẫn còn thấp hơn kế hoạch dự kiến (tại Quyết định số 6286/QĐ-BCT) là 1.693 xã. Trong đó, hai khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải miền Trung gần đạt mức kế hoạch, còn các khu vực khác còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu.
Vốn đầu tư quá lớn
Thực tế cho thấy, phần lớn lưới điện nông thôn do các đơn vị Điện lực quản lý hiện nay được tiếp nhận từ các tổ chức bán điện nông thôn. Lưới điện khi tiếp nhận rất cũ nát không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay còn khoảng 850 xã do các các tổ chức điện nông thôn quản lý lưới điện và bán lẻ điện. Đối với lưới điện thuộc các xã này, ngành điện không thể đầu tư thực hiện tiêu chí số 4.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tấn Lộc cho biết, h ầu hết các khu vực chưa có điện hiện nay đều ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, mật độ dân cư thưa thớt, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn như đường dây dài, trạm phân phối non tải, suất đầu tư cấp điện cho hộ dân rất lớn.
“Từ đó, công tác quản lý sửa chữa lưới điện và thu tiền điện rất khó khăn do không có đường giao thông. Thậm chí có nơi chi phí cho việc thu tiền điện còn nhiều hơn tiền điện thu về”, ông Lộc chia sẻ.
Tính toán của EVN cũng cho thấy, khối lượng đầu tư lưới điện cho khu vực nông thôn là rất lớn, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả. Trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng của các đơn vị Điện lực có hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách của đa số các địa phương cũng còn khó khăn nên hầu hết các địa phương chỉ có thể hỗ trợ trong công tác quy hoạch sử dụng quỹ đất , giải quyết các thủ tục về cấp đất, đền bù, giải phóng mặt bằng c ho xây dựng lưới điện .
Huy động mọi nguồn lực xã hội
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, có 99,5% số hộ nông thôn trên phạm vi toàn quốc có điện; 100% số xã được cung cấp điện và 95% số xã đạt tiêu chí số 4, EVN đang tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn đã có; đồng thời đầu tư mở rộng đưa điện về những vùng nông thôn chưa có điện.
Theo Trưởng Ban Kinh doanh EVN Nguyễn Quốc Dũng , hiện nay nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn và các Tổng công ty Điện lực rất hạn hẹp, chỉ đủ cải tạo hệ thống lưới điện hiện hữu và xây dựng mới các tuyến trục chính lưới điện mở rộng để đảm bảo an toàn cung cấp điện. Trong khi đó, nhu cầu vốn để tiếp tục đầu tư điện nông thôn để đạt tiêu chí xã nông thôn mới trong Chương trình là rất lớn và cần phải huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội.
“Để có được nguồn vốn đầu tư lưới điện nông thôn, cần có các phương thức huy động vốn khác nhau như: tranh thủ các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch nhà nước hàng năm và vốn tài trợ quốc tế theo các Hiệp định; vốn ngân sách của Trung ương và địa phương; vốn của các đơn vị kinh doanh hạ tầng, dịch vụ, các khách hàng lớn và vốn đóng góp của người dân”, ông Dũng đề xuất.
Hiện EVN đã kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện để các đơn vị Điện lực tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn. Trong đó, đ ề nghị chính quyền địa phương các cấp vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí số 4 như: đóng góp phần đền bù, tự giải phóng mặt bằng khi đầu tư các công trình điện, tham gia thực hiện và bảo vệ hành lang lưới điện, các công trình điện, đầu tư hệ thống điện gia đình sau công tơ đảm bảo an toàn.
“Khi các đề án xây dựng các công trình điện được phê duyệt, UBND các tỉnh, thành phố cần giải quyết sớm để bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án. Còn đối với các khu vực cần giải quyết đầu tư cấp điện nhanh, UBND các tỉnh, thành phố dành một phần ngân sách cũng như huy động các nguồn lực khác để phối hợp triển khai ”, ông Lộc cho hay.
Đối với Đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn bản chưa có điện đến năm 2020” của Bộ Công Thương có cùng mục tiêu về tỷ lệ (%) hộ dân sử dụng điện đạt được sau đầu tư. EVN cũng kiến nghị ghép việc triển khai Đề án với thực hiện đầu tư cho các xã nông thôn mới theo lộ trình đề ra.
Một vấn đề từ lâu đã được đặt ra là Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố cần thúc đẩy việc bàn giao tài sản lưới điện của các tổ chức điện nông thôn cho các đơn vị Điện lực. Từ đó các đơn vị Điện lực mới có trách nhiệm đầu tư vào lưới điện khu vực này./.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa điện về 98,4% số hộ nông thôn trên toàn quốc, nâng tổng số xã đạt tiêu chí số 4 (điện nông thôn) là 6.016 xã, đạt tỉ lệ 66,6%. Có được kết quả này là sự chung tay của cả doanh nghiệp và sự đồng thuận trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương với hành trình đưa điện về nông thôn.
Không thể thiếu hạ tầng điện
Một trong những tiêu chí không thể thiếu để các xã trong cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đó chính là hạ tầng điện.
Với cơ sở hạ tầng điện nông thôn cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vào thời kỳ đầu, thì năm 2011 cả nước chỉ có 3.545 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 39,1% tổng số xã trên toàn quốc. Trong khi đó mục tiêu đến năm 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí số 4, đến năm 2020 là 95%. “Đây thực sự là một nhiệm vụ rất nặng nề đối với EVN”, ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn bày tỏ.
Trước thực tế này, EVN đã chỉ đạo các đơn vị rà soát tình hình hiện tại về cơ sở hạ tầng điện của tất cả các xã địa phương trên toàn quốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện mới, đảm bảo yêu cầu mục tiêu tại Quyết định số 800/QĐ-TTg n gày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới .
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban Kinh doanh EVN cho biết, b ằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn hàng năm để đầu tư sửa chữa lưới điện, vốn hỗ trợ từ ngân sách, vốn ứng của các địa phương, vốn vay thương mại, vốn vay ODA của các tổ chức tài chính nước ngoài như: WB, ADB, JIBIC, AFD, KfW..., 5 năm qua, các đơn vị Điện lực của EVN đã đầu tư khoảng 13.400 tỉ đồng triển khai 15.800 trạm biếp áp phân phối, 8.900 km đường dây trung thế, 32.400 km đường dây hạ thế. Qua đó, nâng cao chất lượng lưới điện ở khu vực nông thôn, đưa điện về nhiều thôn, xã ở các vùng biên giới xa xôi, hải đảo, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ông Dũng cho hay, tới năm 2015 số xã đạt tiêu chí số 4 trên phạm vi toàn quốc là 6.016 xã, tăng thêm được 2.471 xã so năm 2011, mặc dù vậy, vẫn còn thấp hơn kế hoạch dự kiến (tại Quyết định số 6286/QĐ-BCT) là 1.693 xã. Trong đó, hai khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải miền Trung gần đạt mức kế hoạch, còn các khu vực khác còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu.
Vốn đầu tư quá lớn
Thực tế cho thấy, phần lớn lưới điện nông thôn do các đơn vị Điện lực quản lý hiện nay được tiếp nhận từ các tổ chức bán điện nông thôn. Lưới điện khi tiếp nhận rất cũ nát không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay còn khoảng 850 xã do các các tổ chức điện nông thôn quản lý lưới điện và bán lẻ điện. Đối với lưới điện thuộc các xã này, ngành điện không thể đầu tư thực hiện tiêu chí số 4.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Tấn Lộc cho biết, h ầu hết các khu vực chưa có điện hiện nay đều ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, mật độ dân cư thưa thớt, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn như đường dây dài, trạm phân phối non tải, suất đầu tư cấp điện cho hộ dân rất lớn.
“Từ đó, công tác quản lý sửa chữa lưới điện và thu tiền điện rất khó khăn do không có đường giao thông. Thậm chí có nơi chi phí cho việc thu tiền điện còn nhiều hơn tiền điện thu về”, ông Lộc chia sẻ.
Tính toán của EVN cũng cho thấy, khối lượng đầu tư lưới điện cho khu vực nông thôn là rất lớn, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả. Trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng của các đơn vị Điện lực có hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách của đa số các địa phương cũng còn khó khăn nên hầu hết các địa phương chỉ có thể hỗ trợ trong công tác quy hoạch sử dụng quỹ đất , giải quyết các thủ tục về cấp đất, đền bù, giải phóng mặt bằng c ho xây dựng lưới điện .
Huy động mọi nguồn lực xã hội
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, có 99,5% số hộ nông thôn trên phạm vi toàn quốc có điện; 100% số xã được cung cấp điện và 95% số xã đạt tiêu chí số 4, EVN đang tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn đã có; đồng thời đầu tư mở rộng đưa điện về những vùng nông thôn chưa có điện.
Theo Trưởng Ban Kinh doanh EVN Nguyễn Quốc Dũng , hiện nay nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn và các Tổng công ty Điện lực rất hạn hẹp, chỉ đủ cải tạo hệ thống lưới điện hiện hữu và xây dựng mới các tuyến trục chính lưới điện mở rộng để đảm bảo an toàn cung cấp điện. Trong khi đó, nhu cầu vốn để tiếp tục đầu tư điện nông thôn để đạt tiêu chí xã nông thôn mới trong Chương trình là rất lớn và cần phải huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội.
Hiện EVN đã kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện để các đơn vị Điện lực tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn. Trong đó, đ ề nghị chính quyền địa phương các cấp vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí số 4 như: đóng góp phần đền bù, tự giải phóng mặt bằng khi đầu tư các công trình điện, tham gia thực hiện và bảo vệ hành lang lưới điện, các công trình điện, đầu tư hệ thống điện gia đình sau công tơ đảm bảo an toàn.
“Khi các đề án xây dựng các công trình điện được phê duyệt, UBND các tỉnh, thành phố cần giải quyết sớm để bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án. Còn đối với các khu vực cần giải quyết đầu tư cấp điện nhanh, UBND các tỉnh, thành phố dành một phần ngân sách cũng như huy động các nguồn lực khác để phối hợp triển khai ”, ông Lộc cho hay.
Đối với Đề án tổng thể “Cấp điện cho các thôn bản chưa có điện đến năm 2020” của Bộ Công Thương có cùng mục tiêu về tỷ lệ (%) hộ dân sử dụng điện đạt được sau đầu tư. EVN cũng kiến nghị ghép việc triển khai Đề án với thực hiện đầu tư cho các xã nông thôn mới theo lộ trình đề ra.
Một vấn đề từ lâu đã được đặt ra là Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố cần thúc đẩy việc bàn giao tài sản lưới điện của các tổ chức điện nông thôn cho các đơn vị Điện lực. Từ đó các đơn vị Điện lực mới có trách nhiệm đầu tư vào lưới điện khu vực này./.
Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Relate Threads