Câu chuyện đấu thầu trong nội bộ tập đoàn nhà nước và việc tuân thủ quy định pháp luật một lần nữa được quan tâm khi Bộ Công Thương có văn bản nêu ý kiến về việc xác nhận các sản phẩm, dịch vụ do Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) và Công ty CP Bọc ống dầu khí Việt Nam (PV COATING) sản xuất là “duy nhất trên thị trường” tại thời điểm thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu do Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) làm chủ đầu tư.
Yêu cầu bảo đảm cạnh tranh
Như Báo Đấu thầu đã phản ánh trước đó (bài “Đấu thầu tại PV GAS: Hai công ty thành viên được tham gia?”), PV GAS - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho 2 đơn vị thành viên của PV GAS là PV PIPE và PV COATING được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư với lý do hai đơn vị này có sản phẩm “duy nhất trên thị trường”.
Hiện chưa có doanh nghiệp khác đăng ký sản xuất được các sản phẩm tương tự như của PV PIPE và PV COATING với Bộ Công Thương. Ảnh: Lê Tiên
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu thì “nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu”. Và theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) thì “nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau”.
PV GAS là công ty cổ phần, trong đó PVN đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ đến 95,76% vốn điều lệ. PV GAS hiện nắm giữ 99,9% vốn điều lệ của PV PIPE và 52,9% vốn điều lệ của PV COATING. Do đó, đối với trường hợp của PV GAS và 2 thành viên nêu trên, đối chiếu quy định tại Khoản 5 Điều 2 NĐ63, để 2 thành viên này được tham dự thầu còn phải đáp ứng quy định: “Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
PV GAS cho rằng: “Dù đã được Bộ Công Thương công nhận có sản phẩm duy nhất trên thị trường nhưng tại thời điểm hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai Khoản 5 Điều 2 NĐ63 nên 2 đơn vị thành viên của PV GAS là PV PIPE và PV COATING vẫn chưa được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư”.
Khó chứng minh “duy nhất trên thị trường”
Sản phẩm ống thép hàn thẳng - hồ quang chìm dưới lớp thuốc (LSAW) của PV PIPE và sản phẩm ống thép bọc các loại của PV COATING đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm trong nước sản xuất được và bổ sung vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được tại Quyết định số 3491/QĐ-BCT ngày 21/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Mới đây, tại Văn bản số 2878/BCT-KH, Bộ Công Thương xác nhận: “Qua công tác thống kê, theo dõi danh sách của các đơn vị đăng ký đề nghị bổ sung sản phẩm vào Danh mục máy móc, thiết bị trong nước sản xuất được của Bộ Công Thương, đến thời điểm này, hiện chưa có đơn vị khác đăng ký sản xuất được sản phẩm ống thép hàn thẳng - hồ quang chìm dưới lớp thuốc (LSAW) và sản phẩm ống thép bọc các loại với các đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như các sản phẩm của PV PIPE và PV COATING với Bộ Công Thương”.
Như vậy, trong văn bản gửi Thủ tướng trước đó về vấn đề nêu trên, PV GAS cho rằng, sản phẩm ống thép bọc của PV COATING và sản phẩm ống thép của PV PIPE đều đã được Bộ Công Thương công nhận là duy nhất trên thị trường Việt Nam. Trên thực tế, theo Bộ Công Thương, hiện không có văn bản quy định cụ thể về quy trình, phương thức, điều kiện để xác nhận sản phẩm là duy nhất trên thị trường Việt Nam.
Được thành lập từ năm 1990, PV GAS hiện là nhà vận chuyển và cung cấp khí khô lớn nhất tại Việt Nam, mỗi năm đạt gần 3 tỷ USD doanh thu, gần 400 triệu USD lợi nhuận sau thuế. PV COATING được thành lập ngày 31/8/2007, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ bọc ống và dịch vụ kiểm tra thử nghiệm vật liệu - sản phẩm bọc ống cho ngành công nghiệp dầu khí. Còn PV PIPE ra đời năm 2010, thông tin trên website của đơn vị này cho biết: PV PIPE không những đóng vai trò là công ty chủ lực của PV GAS, mà còn giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp cơ khí trọng điểm quốc gia.
PV GAS cho rằng, việc PV PIPE và PV COATING không được tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp ống thép và ống thép bọc các loại cho các dự án đầu tư do PV GAS làm chủ đầu tư là thiệt thòi lớn đối với hai đơn vị này.
Tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, vẫn cần sự khẳng định chắc chắn các sản phẩm nói trên là “duy nhất trên thị trường”. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đấu thầu, cho đến thời điểm này, câu trả lời của Bộ Công Thương trong trường hợp này mới chỉ dừng lại ở việc xác nhận “chưa có doanh nghiệp nào khác đăng ký sản xuất được với Bộ”, chứ chưa thể khẳng định các sản phẩm nêu trên là “duy nhất trên thị trường”. Liệu PV GAS và hai đơn vị thành viên có tìm ra “lối thoát” để đảm bảo vừa tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, vừa phát huy được vai trò của các đơn vị chủ lực trong Tổng công ty? Báo Đấu thầu sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Hoàng Liên
Báo Đấu thầu
Yêu cầu bảo đảm cạnh tranh
Như Báo Đấu thầu đã phản ánh trước đó (bài “Đấu thầu tại PV GAS: Hai công ty thành viên được tham gia?”), PV GAS - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho 2 đơn vị thành viên của PV GAS là PV PIPE và PV COATING được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư với lý do hai đơn vị này có sản phẩm “duy nhất trên thị trường”.
Hiện chưa có doanh nghiệp khác đăng ký sản xuất được các sản phẩm tương tự như của PV PIPE và PV COATING với Bộ Công Thương. Ảnh: Lê Tiên
PV GAS là công ty cổ phần, trong đó PVN đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ đến 95,76% vốn điều lệ. PV GAS hiện nắm giữ 99,9% vốn điều lệ của PV PIPE và 52,9% vốn điều lệ của PV COATING. Do đó, đối với trường hợp của PV GAS và 2 thành viên nêu trên, đối chiếu quy định tại Khoản 5 Điều 2 NĐ63, để 2 thành viên này được tham dự thầu còn phải đáp ứng quy định: “Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
PV GAS cho rằng: “Dù đã được Bộ Công Thương công nhận có sản phẩm duy nhất trên thị trường nhưng tại thời điểm hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc triển khai Khoản 5 Điều 2 NĐ63 nên 2 đơn vị thành viên của PV GAS là PV PIPE và PV COATING vẫn chưa được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư”.
Khó chứng minh “duy nhất trên thị trường”
Sản phẩm ống thép hàn thẳng - hồ quang chìm dưới lớp thuốc (LSAW) của PV PIPE và sản phẩm ống thép bọc các loại của PV COATING đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm trong nước sản xuất được và bổ sung vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được tại Quyết định số 3491/QĐ-BCT ngày 21/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Mới đây, tại Văn bản số 2878/BCT-KH, Bộ Công Thương xác nhận: “Qua công tác thống kê, theo dõi danh sách của các đơn vị đăng ký đề nghị bổ sung sản phẩm vào Danh mục máy móc, thiết bị trong nước sản xuất được của Bộ Công Thương, đến thời điểm này, hiện chưa có đơn vị khác đăng ký sản xuất được sản phẩm ống thép hàn thẳng - hồ quang chìm dưới lớp thuốc (LSAW) và sản phẩm ống thép bọc các loại với các đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như các sản phẩm của PV PIPE và PV COATING với Bộ Công Thương”.
Như vậy, trong văn bản gửi Thủ tướng trước đó về vấn đề nêu trên, PV GAS cho rằng, sản phẩm ống thép bọc của PV COATING và sản phẩm ống thép của PV PIPE đều đã được Bộ Công Thương công nhận là duy nhất trên thị trường Việt Nam. Trên thực tế, theo Bộ Công Thương, hiện không có văn bản quy định cụ thể về quy trình, phương thức, điều kiện để xác nhận sản phẩm là duy nhất trên thị trường Việt Nam.
Được thành lập từ năm 1990, PV GAS hiện là nhà vận chuyển và cung cấp khí khô lớn nhất tại Việt Nam, mỗi năm đạt gần 3 tỷ USD doanh thu, gần 400 triệu USD lợi nhuận sau thuế. PV COATING được thành lập ngày 31/8/2007, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là cung cấp dịch vụ bọc ống và dịch vụ kiểm tra thử nghiệm vật liệu - sản phẩm bọc ống cho ngành công nghiệp dầu khí. Còn PV PIPE ra đời năm 2010, thông tin trên website của đơn vị này cho biết: PV PIPE không những đóng vai trò là công ty chủ lực của PV GAS, mà còn giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp cơ khí trọng điểm quốc gia.
PV GAS cho rằng, việc PV PIPE và PV COATING không được tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp ống thép và ống thép bọc các loại cho các dự án đầu tư do PV GAS làm chủ đầu tư là thiệt thòi lớn đối với hai đơn vị này.
Tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, vẫn cần sự khẳng định chắc chắn các sản phẩm nói trên là “duy nhất trên thị trường”. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đấu thầu, cho đến thời điểm này, câu trả lời của Bộ Công Thương trong trường hợp này mới chỉ dừng lại ở việc xác nhận “chưa có doanh nghiệp nào khác đăng ký sản xuất được với Bộ”, chứ chưa thể khẳng định các sản phẩm nêu trên là “duy nhất trên thị trường”. Liệu PV GAS và hai đơn vị thành viên có tìm ra “lối thoát” để đảm bảo vừa tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, vừa phát huy được vai trò của các đơn vị chủ lực trong Tổng công ty? Báo Đấu thầu sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Hoàng Liên
Báo Đấu thầu
Relate Threads