Những con tàu dầu khí ngày ngày rẽ sóng đại dương khảo sát địa chấn tìm nguồn dầu, vận chuyển hàng hóa phục vụ công tác thăm dò, khai thác dầu khí. Cùng với đó là đội ngũ thuyền viên, thuyền trưởng luôn phải đối mặt với sóng gió và hiểm nguy trên biển, đóng góp lớn vào việc mang dòng dầu về cho đất nước...
Đối mặt với hiểm nguy
Có trực tiếp ra biển mới thấm thía sự vất vả, cực nhọc của những người đi biển ngành dầu khí. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Công ty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine - Tập đoàn dầu khí Việt Nam), người có kinh nghiệm 15 năm đi biển - cho biết, với đặc thù của tàu dịch vụ vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, chỉ riêng việc tiếp cận giàn khoan để cần cẩu trên giàn đưa hàng lên cũng hết sức khó khăn, nhất là những khi biển động, sóng to gió lớn.
Thuyền trưởng Nguyễn Thuấn (thứ sáu từ phải sang) và đoàn báo chí chụp ảnh lưu niệm cùng tàu Bình Minh 02
Chúng tôi đã chứng kiến tình huống tàu dịch vụ đưa hàng lên giàn khoan. Hôm đó biển động, những con sóng trườn cao đánh vào boong tàu. Để đưa hàng lên giàn khoan, tàu dịch vụ phải sử dụng hệ thống cần cẩu và lồng sắt trên boong. Các thủy thủ phải dùng móc sắt, kéo từng thùng hàng thực phẩm, thiết bị đã được bọc ni - lông kín để tránh ngấm nước, từ hầm tàu ra boong, xếp vào lồng sắt, rồi dùng cần cẩu kéo lên giàn khoan. Xếp hàng gần xong, chưa kịp kéo lên giàn khoan thì sóng đã ập vào khiến con tàu chao đảo, làm hàng tuột ra khỏi lồng sắt, thủy thủ bị ngã trên boong. Sau đó phải đợi khi sóng lặng, thủy thủ xếp hàng lại từ đầu. “Gian truân là thế, nhưng các tàu dịch vụ luôn bảo đảm cung ứng kịp thời thực phẩm, thiết bị lên giàn khoan” - thuyền trưởng Thân Mạnh Hà chia sẻ.
Công việc vất vả là vậy, những người thuyền trưởng còn thường xuyên đối mặt với nhiều hiểm nguy khác như bão tố, đá ngầm, thậm chí là cướp biển… Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến (Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí - PV Trans) đã hơn 30 năm đi biển cho hay, đi biển, nhất là đi qua vùng Trung Đông, thời tiết rất khắc nghiệt, ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 40oC, đến uống nước vào người cũng bị nóng, nhưng ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các thuyền viên.
Nói về việc ứng phó với nguy cơ cướp biển, thuyền trưởng Hồ Minh Chiến chia sẻ, điều đầu tiên là phải bí mật về hành trình và hàng hóa chở trên tàu. Trước khi rời cảng, phải kiểm tra cẩn thận từng ngõ ngách trên tàu để bảo đảm không có người lạ trốn trên tàu. Đặc biệt, khi chạy qua những vùng biển được cảnh báo có nguy cơ cướp biển, tàu duy trì chế độ trực ca liên tục, cứ cách 3 giờ, thuyền trưởng lại gửi email báo cáo về Trung tâm Cứu hộ quốc tế trên biển, bởi khi đã đăng ký với Trung tâm cứu hộ quốc tế, nếu quá 3 giờ không nhận được email thì Trung tâm sẽ chủ động liên lạc với tàu. Ban đêm phải bật hệ thống đèn pha cao áp chiếu sáng xung quanh tàu. Bên cạnh việc tăng cường cảnh giới, trên tàu luôn phải có ít nhất 3 vòi rồng xịt nước cao áp, khi thấy tàu của cướp biển tiến gần sẽ sử dụng các vòi rồng phun nước để ngăn chặn.
Cùng với đó, các thuyền viên sẽ chăng 3 lớp rào dây thép gai bao quanh tàu. Lối cầu thang phía ngoài ca - bin thông lên buồng lái cũng được buộc dây thép chặn lại. Khi phát hiện tình huống nghi cướp biển, các thủy thủ rút vào trong tàu, đóng kín các khoang và phát tín hiệu cấp cứu. Trung tâm Cứu hộ quốc tế ở khu vực khi được tin có tàu nào bị cướp, sẽ thông báo khẩn cấp cho lực lượng hải quân các nước trong vùng yêu cầu cứu viện và đề nghị các tàu hoạt động gần khu vực có cướp biển tìm biện pháp hỗ trợ.
Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến kể, năm 2010, tàu do anh chỉ huy bị cướp biển áp sát. Anh đã cho tàu tăng tốc, chạy theo hình chữ chi để cướp biển khó cập mạn. May mắn là tàu đã nhanh chóng thoát khỏi vùng biển nguy hiểm.
Sát cánh cùng ngư dân bảo vệ lãnh hải
Làm công tác vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, các tàu dịch vụ còn làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn cho giàn khoan. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà cho biết, tàu dịch vụ luôn phải cảnh giác, quan sát để cảnh báo cho các tàu cá, tàu chở hàng từ xa, tránh đi sát vị trí giàn khoan để bảo đảm an toàn. Làm nhiệm vụ trên biển, các tàu dầu khí cũng thường xuyên gặp các trường hợp tàu cá của ngư dân bị hỏng máy, hết nước ngọt, thực phẩm, ngư dân bị bệnh, tai nạn... Những lúc ấy, không quản ngại hiểm nguy, các anh luôn sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ trên tàu điều trị. Bệnh nặng, các anh đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu.
Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn đến Vũng Tàu đúng dịp tàu Bình Minh 02 cập cảng- con tàu huyền thoại, biểu tượng về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. May mắn hơn, chúng tôi được gặp cựu thuyền trưởng Trần Anh Vũ, người trực tiếp chỉ huy tàu Bình Minh 02 thời điểm Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc chống phá, cắt cáp tại vùng lãnh hải Việt Nam hồi giữa năm 2011. Được nghe anh kể lại những phút giây sinh tử đối mặt với tàu Trung Quốc cắt cáp, chúng tôi không khỏi tự hào về những thuyền viên, thuyền trưởng dầu khí dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước.
Chúng tôi cũng được thuyền trưởng Nguyễn Thuấn, hiện đang chỉ huy tàu Bình Minh 02 hướng dẫn tham quan tàu. Chỉ cho chúng tôi xem hệ thống dây cáp ở phía đuôi tàu, thuyền trưởng Nguyễn Thuấn cho biết, Bình Minh 02 là tàu duy nhất làm dịch vụ khảo sát, thu nổ địa chấn. Kéo theo dây cáp dài gần 10km phía sau, tàu tạo nguồn nổ, thu sóng siêu âm dưới đáy biển thông qua hệ thống dây cáp. Kết quả sóng siêu âm dưới đáy biển sẽ chuyển cho nhà địa chất phân tích, xác định khu vực chứa dầu, trữ lượng để tiến hành khoan thăm dò tìm dầu. “Tàu Bình Minh 02 không chỉ thực hiện những chuyến khảo sát trên thềm lục địa tổ quốc mà còn tham gia nhiều dự án khảo sát địa chấn, tìm nguồn dầu ở các khu vực trên thế giới” - thuyền trưởng Nguyễn Thuấn tự hào cho biết.
Đứng trên boong, chỗ cao nhất của tàu Bình Minh 02, nhìn ra biển, những con tàu dầu khí đang làm nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm, hàng hóa, máy móc ra giàn khoan. Những con tàu và những người thuyền trưởng lại tiếp tục hành trình, góp phần mang nguồn “vàng từ đáy biển” về cho Tổ quốc.
Đối mặt với hiểm nguy
Có trực tiếp ra biển mới thấm thía sự vất vả, cực nhọc của những người đi biển ngành dầu khí. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà (Công ty tàu dịch vụ Dầu khí PTSC Marine - Tập đoàn dầu khí Việt Nam), người có kinh nghiệm 15 năm đi biển - cho biết, với đặc thù của tàu dịch vụ vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, chỉ riêng việc tiếp cận giàn khoan để cần cẩu trên giàn đưa hàng lên cũng hết sức khó khăn, nhất là những khi biển động, sóng to gió lớn.
Thuyền trưởng Nguyễn Thuấn (thứ sáu từ phải sang) và đoàn báo chí chụp ảnh lưu niệm cùng tàu Bình Minh 02
Công việc vất vả là vậy, những người thuyền trưởng còn thường xuyên đối mặt với nhiều hiểm nguy khác như bão tố, đá ngầm, thậm chí là cướp biển… Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến (Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí - PV Trans) đã hơn 30 năm đi biển cho hay, đi biển, nhất là đi qua vùng Trung Đông, thời tiết rất khắc nghiệt, ban ngày nhiệt độ lên đến hơn 40oC, đến uống nước vào người cũng bị nóng, nhưng ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các thuyền viên.
Nói về việc ứng phó với nguy cơ cướp biển, thuyền trưởng Hồ Minh Chiến chia sẻ, điều đầu tiên là phải bí mật về hành trình và hàng hóa chở trên tàu. Trước khi rời cảng, phải kiểm tra cẩn thận từng ngõ ngách trên tàu để bảo đảm không có người lạ trốn trên tàu. Đặc biệt, khi chạy qua những vùng biển được cảnh báo có nguy cơ cướp biển, tàu duy trì chế độ trực ca liên tục, cứ cách 3 giờ, thuyền trưởng lại gửi email báo cáo về Trung tâm Cứu hộ quốc tế trên biển, bởi khi đã đăng ký với Trung tâm cứu hộ quốc tế, nếu quá 3 giờ không nhận được email thì Trung tâm sẽ chủ động liên lạc với tàu. Ban đêm phải bật hệ thống đèn pha cao áp chiếu sáng xung quanh tàu. Bên cạnh việc tăng cường cảnh giới, trên tàu luôn phải có ít nhất 3 vòi rồng xịt nước cao áp, khi thấy tàu của cướp biển tiến gần sẽ sử dụng các vòi rồng phun nước để ngăn chặn.
Cùng với đó, các thuyền viên sẽ chăng 3 lớp rào dây thép gai bao quanh tàu. Lối cầu thang phía ngoài ca - bin thông lên buồng lái cũng được buộc dây thép chặn lại. Khi phát hiện tình huống nghi cướp biển, các thủy thủ rút vào trong tàu, đóng kín các khoang và phát tín hiệu cấp cứu. Trung tâm Cứu hộ quốc tế ở khu vực khi được tin có tàu nào bị cướp, sẽ thông báo khẩn cấp cho lực lượng hải quân các nước trong vùng yêu cầu cứu viện và đề nghị các tàu hoạt động gần khu vực có cướp biển tìm biện pháp hỗ trợ.
Thuyền trưởng Hồ Minh Chiến kể, năm 2010, tàu do anh chỉ huy bị cướp biển áp sát. Anh đã cho tàu tăng tốc, chạy theo hình chữ chi để cướp biển khó cập mạn. May mắn là tàu đã nhanh chóng thoát khỏi vùng biển nguy hiểm.
Sát cánh cùng ngư dân bảo vệ lãnh hải
Làm công tác vận chuyển, cung cấp thực phẩm, dụng cụ, máy móc, thiết bị cho giàn khoan, các tàu dịch vụ còn làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ an toàn cho giàn khoan. Thuyền trưởng Thân Mạnh Hà cho biết, tàu dịch vụ luôn phải cảnh giác, quan sát để cảnh báo cho các tàu cá, tàu chở hàng từ xa, tránh đi sát vị trí giàn khoan để bảo đảm an toàn. Làm nhiệm vụ trên biển, các tàu dầu khí cũng thường xuyên gặp các trường hợp tàu cá của ngư dân bị hỏng máy, hết nước ngọt, thực phẩm, ngư dân bị bệnh, tai nạn... Những lúc ấy, không quản ngại hiểm nguy, các anh luôn sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn ngư dân gặp nạn trên biển. Bệnh nhẹ, ngư dân được bác sĩ trên tàu điều trị. Bệnh nặng, các anh đưa ngư dân lên sân bay trên giàn khoan, dùng trực thăng đưa về đất liền cấp cứu.
Chúng tôi cũng được thuyền trưởng Nguyễn Thuấn, hiện đang chỉ huy tàu Bình Minh 02 hướng dẫn tham quan tàu. Chỉ cho chúng tôi xem hệ thống dây cáp ở phía đuôi tàu, thuyền trưởng Nguyễn Thuấn cho biết, Bình Minh 02 là tàu duy nhất làm dịch vụ khảo sát, thu nổ địa chấn. Kéo theo dây cáp dài gần 10km phía sau, tàu tạo nguồn nổ, thu sóng siêu âm dưới đáy biển thông qua hệ thống dây cáp. Kết quả sóng siêu âm dưới đáy biển sẽ chuyển cho nhà địa chất phân tích, xác định khu vực chứa dầu, trữ lượng để tiến hành khoan thăm dò tìm dầu. “Tàu Bình Minh 02 không chỉ thực hiện những chuyến khảo sát trên thềm lục địa tổ quốc mà còn tham gia nhiều dự án khảo sát địa chấn, tìm nguồn dầu ở các khu vực trên thế giới” - thuyền trưởng Nguyễn Thuấn tự hào cho biết.
Đứng trên boong, chỗ cao nhất của tàu Bình Minh 02, nhìn ra biển, những con tàu dầu khí đang làm nhiệm vụ vận chuyển thực phẩm, hàng hóa, máy móc ra giàn khoan. Những con tàu và những người thuyền trưởng lại tiếp tục hành trình, góp phần mang nguồn “vàng từ đáy biển” về cho Tổ quốc.
Lê Kim Liên - baocongthuong.com.vn/
Relate Threads