Do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh từ cuối năm 2014, giá xăng dầu trong nước cũng phải điều chỉnh theo. Tuy nhiên, đánh giá của Bộ KH-ĐT cho thấy, năm 2015, mức giá trong nước đã giảm 24,77%, trong khi giá dầu thô trên thế giới giảm hơn 50%.
Từ tháng 9-2014, Nghị định 53/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được áp dụng đã tạo điều kiện cho Bộ Công Thương có cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu thích nghi với cơ chế thị trường hơn. Chu kỳ điều hành giá xăng dầu là 15 ngày/lần thay cho cơ chế cũ đã không còn linh hoạt nữa.
Bộ Công Thương cho biết năm 2015 có 23 đợt điều hành giá xăng dầu, biên độ điều chỉnh giá không quá cao, số lần giảm nhiều hơn số lần tăng giá.
Trong 23 đợt Bộ Công thương điều hành giá xăng xầu trong năm 2015, có 12 lần giảm giá, 6 lần tăng giá xăng; 13 lần giảm giá dầu diesel. Tổng các lần giảm giá xăng là 7.017 đồng/lít. Tổng các lần tăng giá là gần 2000 đồng/lít.
Tổng cục thống kê (Bộ KH-ĐT) tính được, tổng mức điều chỉnh giảm giá xăng trong nước năm 2015 là 24,77%, nhờ đó đã tác động kéo theo chỉ số giá của một số nhóm hàng giảm. Chẳng hạn, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,62%, nhóm giao thông giảm 11,92% so với năm trước, góp phần giảm CPI chung của cả nước.
Bộ Công Thương nhận định rằng, giảm giá xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước là một nhân tố làm tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân. Ước tinh xăng dầu tiêu thụ trong nước năm 2015 đạt khoảng 17 đến 17,5 triệu m3/tấn các loại, tăng khoảng 12-15% so với năm 2014. Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước đã được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu trong thời điểm nào.
Hiện nay, số lượng các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đã đông hơn trước rất nhiều nên thị trường có vẻ cạnh tranh hơn. Hiện có 23 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 69 thương nhân phân phối xăng dầu tham gia thị trường và cạnh tranh trực tiếp với với thương nhân đầu mối xuất nhập về giá bán lẻ.
Tuy nhiên, Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) vẫn là doanh nghiệp đầu mối lớn nhất chiếm từ 45 đến 50% thị phần nhập khẩu và phân phối xăng dầu toàn quốc. Tính đến hết tháng 6-2015, theo Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp, doanh thu thuần giảm gần 25.000 tỉ đồng so với năm trước (tương ứng giảm 23,4% so với cùng kỳ) nhưng lợi nhuận sau thuế của tập đoàn lại tăng 137% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 1.586 tỉ đồng. Ước tính cả năm 2015, Petrolimex sẽ đạt lợi nhuận rất cao nhờ cơ chế điều hành xăng dầu nói trên.
Từ tháng 9-2014, Nghị định 53/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được áp dụng đã tạo điều kiện cho Bộ Công Thương có cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu thích nghi với cơ chế thị trường hơn. Chu kỳ điều hành giá xăng dầu là 15 ngày/lần thay cho cơ chế cũ đã không còn linh hoạt nữa.
Bộ Công Thương cho biết năm 2015 có 23 đợt điều hành giá xăng dầu, biên độ điều chỉnh giá không quá cao, số lần giảm nhiều hơn số lần tăng giá.
Tổng cục thống kê (Bộ KH-ĐT) tính được, tổng mức điều chỉnh giảm giá xăng trong nước năm 2015 là 24,77%, nhờ đó đã tác động kéo theo chỉ số giá của một số nhóm hàng giảm. Chẳng hạn, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,62%, nhóm giao thông giảm 11,92% so với năm trước, góp phần giảm CPI chung của cả nước.
Bộ Công Thương nhận định rằng, giảm giá xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước là một nhân tố làm tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của người dân. Ước tinh xăng dầu tiêu thụ trong nước năm 2015 đạt khoảng 17 đến 17,5 triệu m3/tấn các loại, tăng khoảng 12-15% so với năm 2014. Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước đã được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, không xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu trong thời điểm nào.
Hiện nay, số lượng các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đã đông hơn trước rất nhiều nên thị trường có vẻ cạnh tranh hơn. Hiện có 23 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, 69 thương nhân phân phối xăng dầu tham gia thị trường và cạnh tranh trực tiếp với với thương nhân đầu mối xuất nhập về giá bán lẻ.
Tuy nhiên, Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex) vẫn là doanh nghiệp đầu mối lớn nhất chiếm từ 45 đến 50% thị phần nhập khẩu và phân phối xăng dầu toàn quốc. Tính đến hết tháng 6-2015, theo Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp, doanh thu thuần giảm gần 25.000 tỉ đồng so với năm trước (tương ứng giảm 23,4% so với cùng kỳ) nhưng lợi nhuận sau thuế của tập đoàn lại tăng 137% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 1.586 tỉ đồng. Ước tính cả năm 2015, Petrolimex sẽ đạt lợi nhuận rất cao nhờ cơ chế điều hành xăng dầu nói trên.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads