Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2017 của Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT) diễn ra sáng nay (5/4), ông Phạm Việt Anh, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc PVT cho biết trong trường hợp xấu nhất giá dầu dao động ở mức 30 USD/thùng thì mới ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại các mỏ dầu có các đội tàu của PVT.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc giá dầu suy giảm sẽ giảm chi phí và giá cước giảm, nhưng giá thuê tàu không giảm. Mặt khác, giá dầu giảm sẽ khiến nguồn cung tăng thì vận chuyển tăng, kích thích sử dụng nhiên liệu.
Theo ông Việt Anh, dù PVT đang chiếm hơn 90% thị phần trong nước nhưng quy mô so với thế giới còn khá nhỏ, vì vậy, tác động của giá dầu thế giá đối với PVT không quá lớn.
Dù vậy, trên cơ sở đánh giá một cách thận trọng, năm 2017, HĐQT PVT đề ra kế hoạch tương đối thận trọng với doanh thu hợp nhất 5.013 tỷ đồng, giảm 27,7% so với thực hiện 2016; lợi nhuận trước thuế 328 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2016. Tỷ lệ cổ tức dự kiến duy trì ơ mức 10%.
Năm 2016 là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành dầu do ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm khiến nhiều khách hàng của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, PVT đã đạt được kết quả doanh thu và lợi nhuận khả quan với doanh thu hợp nhất 6.936 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 483 tỷ đồng, vượt 73% chỉ tiêu đề ra. Trong đó, doanh thu công ty mẹ đạt 2.524 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 366 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 126% và 180% so với kế hoạch đề ra.
Một trong những nguyên nhân đóng góp cho tăng trưởng chung của Công ty là do hoạt động của hầu hết các công ty con đều hiệu quả.
"Tính đến đầu năm 2017, chỉ còn 2 đơn vị thành viên trong tổng số 11 đơn vị thành viên báo lỗ, tuy nhiên dự kiến cuối năm nay sẽ chỉ còn 1 đơn vị báo lỗ", ông Việt Anh cho hay.
2017 là năm khó khăn với doanh nghiệp dầu khí
Trong năm 2017, nền kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng vẫn ở mức thấp, theo đó giá dầu thô được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức 50-60 USD/thùng.
Trên cơ sở đó, theo ông Việt Anh, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các khách hàng của PVT.
Mặt khác, cũng trong năm nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng sửa chữa định kỳ 52 ngày (dự kiến vào tháng 6-7/2017) sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả khai thác toàn bộ đội tàu nội địa trong việc vận chuyển dầu thô đầu vào của nhà máy cũng như sản phẩm đầu ra do các đơn vị trong ngành phân phối. Bên cạnh đó, PVT cũng tiến hành lên dock sửa chữa cho 7 tàu trong năm 2017.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Đông (nơi đội tàu chính của PVT đang hoạt động) đang có thêm nhiều nguồn cung tàu và giá cước được dự báo giảm so với năm 2016 khoảng 20%-30% làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu dầu thô, dầu sản phẩm của PVT trên thị trường quốc tế.
Về hoạt động đầu tư trong năm 2017, dự kiến PVT sẽ đầu tư 1 tàu VLCC chở dầu thô phục vụ vận chuyển cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo ông Việt Anh, dự kiến quý II/2017, sẽ tiến hành chạy thử, nếu đúng tiến độ dự án, PVT sẽ đưa tàu vào chạy thương mại chính thức vào cuối năm nay, chậm nhất là đầu năm 2018. Về công suất hoạt động, tùy thuộc vào tình hình, trung bình 1 năm tàu VLCC có thể chạy khoảng 8 chuyến, giá cước sẽ căn cứ theo giá thị trường quốc tế. PVT đã thông qua chủ trương giao cho Đầu tư đơn vị thành viên là công ty vận tải Pacific tiến hành làm chủ đầu tư cho dự án này.
Theo HĐQT PVT, tổng mức đầu tư dự kiến cho năm 2017 là 654 tỷ đồng, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn vay và vốn tự có, chưa có kế hoạch phát hành tăng vốn trong năm nay.
Về chủ trương giảm tỷ lệ sở tại các công ty thành viên trong đó có các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực cốt lõi, ông Việt Anh cho rằng điều này nằm trong xu thế chung của nhiều doanh nghiệp. PVT chủ trương không chỉ có kiểm soát bằng vốn, mà còn góp phần tạo kênh dẫn vốn cho các đơn vị thành viên, từ đó giúp tăng quy mô và hiệu quả hoạt động công ty con.
"Lợi ích công ty mẹ không bị ảnh hưởng vì công ty mẹ vẫn đứng ra ký hợp đồng và thuê lại hệ thống công ty con thực hiện", ông Việt Anh nói và cho biết thêm: "Việc thoái vốn sẽ giúp các công ty con linh hoạt hơn trong việc ra quyêt định, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn".
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc giá dầu suy giảm sẽ giảm chi phí và giá cước giảm, nhưng giá thuê tàu không giảm. Mặt khác, giá dầu giảm sẽ khiến nguồn cung tăng thì vận chuyển tăng, kích thích sử dụng nhiên liệu.
Dù vậy, trên cơ sở đánh giá một cách thận trọng, năm 2017, HĐQT PVT đề ra kế hoạch tương đối thận trọng với doanh thu hợp nhất 5.013 tỷ đồng, giảm 27,7% so với thực hiện 2016; lợi nhuận trước thuế 328 tỷ đồng, giảm 32% so với năm 2016. Tỷ lệ cổ tức dự kiến duy trì ơ mức 10%.
Năm 2016 là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành dầu do ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm khiến nhiều khách hàng của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, PVT đã đạt được kết quả doanh thu và lợi nhuận khả quan với doanh thu hợp nhất 6.936 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 483 tỷ đồng, vượt 73% chỉ tiêu đề ra. Trong đó, doanh thu công ty mẹ đạt 2.524 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 366 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 126% và 180% so với kế hoạch đề ra.
Một trong những nguyên nhân đóng góp cho tăng trưởng chung của Công ty là do hoạt động của hầu hết các công ty con đều hiệu quả.
"Tính đến đầu năm 2017, chỉ còn 2 đơn vị thành viên trong tổng số 11 đơn vị thành viên báo lỗ, tuy nhiên dự kiến cuối năm nay sẽ chỉ còn 1 đơn vị báo lỗ", ông Việt Anh cho hay.
2017 là năm khó khăn với doanh nghiệp dầu khí
Trong năm 2017, nền kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng vẫn ở mức thấp, theo đó giá dầu thô được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức 50-60 USD/thùng.
Trên cơ sở đó, theo ông Việt Anh, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các khách hàng của PVT.
Mặt khác, cũng trong năm nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo dưỡng sửa chữa định kỳ 52 ngày (dự kiến vào tháng 6-7/2017) sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả khai thác toàn bộ đội tàu nội địa trong việc vận chuyển dầu thô đầu vào của nhà máy cũng như sản phẩm đầu ra do các đơn vị trong ngành phân phối. Bên cạnh đó, PVT cũng tiến hành lên dock sửa chữa cho 7 tàu trong năm 2017.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Đông (nơi đội tàu chính của PVT đang hoạt động) đang có thêm nhiều nguồn cung tàu và giá cước được dự báo giảm so với năm 2016 khoảng 20%-30% làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tàu dầu thô, dầu sản phẩm của PVT trên thị trường quốc tế.
Về hoạt động đầu tư trong năm 2017, dự kiến PVT sẽ đầu tư 1 tàu VLCC chở dầu thô phục vụ vận chuyển cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo ông Việt Anh, dự kiến quý II/2017, sẽ tiến hành chạy thử, nếu đúng tiến độ dự án, PVT sẽ đưa tàu vào chạy thương mại chính thức vào cuối năm nay, chậm nhất là đầu năm 2018. Về công suất hoạt động, tùy thuộc vào tình hình, trung bình 1 năm tàu VLCC có thể chạy khoảng 8 chuyến, giá cước sẽ căn cứ theo giá thị trường quốc tế. PVT đã thông qua chủ trương giao cho Đầu tư đơn vị thành viên là công ty vận tải Pacific tiến hành làm chủ đầu tư cho dự án này.
Theo HĐQT PVT, tổng mức đầu tư dự kiến cho năm 2017 là 654 tỷ đồng, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn vay và vốn tự có, chưa có kế hoạch phát hành tăng vốn trong năm nay.
Về chủ trương giảm tỷ lệ sở tại các công ty thành viên trong đó có các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực cốt lõi, ông Việt Anh cho rằng điều này nằm trong xu thế chung của nhiều doanh nghiệp. PVT chủ trương không chỉ có kiểm soát bằng vốn, mà còn góp phần tạo kênh dẫn vốn cho các đơn vị thành viên, từ đó giúp tăng quy mô và hiệu quả hoạt động công ty con.
"Lợi ích công ty mẹ không bị ảnh hưởng vì công ty mẹ vẫn đứng ra ký hợp đồng và thuê lại hệ thống công ty con thực hiện", ông Việt Anh nói và cho biết thêm: "Việc thoái vốn sẽ giúp các công ty con linh hoạt hơn trong việc ra quyêt định, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn".
Ngọc Nhi - http://tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads