Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng khí để sản xuất urea, giá than tăng sẽ là cơ hội cho công ty. Tuy nhiên lợi nhuận của Đạm Cà Mau sẽ chưa thể tăng mạnh do áp lực khấu hao lớn từ nhà máy.
Giá than và giá dầu duy trì tăng sẽ tác động tích cực đến giá urea
Theo báo cáo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) về Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM), giá urea 2018 được dự báo hồi phục do chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng đẩy mặt bằng giá urea đầu ra trong khu vực và trên thế giới tăng theo.
Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2020, Trung tâm nghiên cứu Fertecon dự báo giá than anthracite ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 5%/năm do hai yếu tố chính. Thứ nhất, sản lượng than đá ở Trung Quốc bị ảnh hưởng trước những nỗ lực cắt giảm sản lượng để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Thứ hai là nhu cầu tiêu thụ than anthracite dự báo tăng lên bởi đây là loại than sạch, các nhà máy nhiệt điện/phân bón sử dụng than chất lượng kém trước đây sẽ dần chuyển sang sử dụng than anthracite.
Đối với giá dầu, sau thời gian dài giảm sâu đến cuối năm 2016 đã hồi phục và EIA dự báo giá dầu WTI duy trì ở mức 60 USD/thùng đến năm 2019 sẽ tích cực đến giá urea.
Ngoài ra, do nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sử dụng khí để sản xuất urea, trong khi nhà máy Đạm Bắc Hà và Đạm Ninh Bình sử dụng than nên giá than duy trì ở mức cao sẽ gây khó khăn cho hai nhà máy này, có thể ảnh hưởng đến sản lượng nội địa và là cơ hội cho Đạm Cà Mau cũng như Đạm Phú Mỹ.
Theo đó, FPTS dự phóng urea Cà Mau đạt 6,4 triệu tấn trong năm 2018. Khi giá urea tăng cũng là cơ sở kéo giá phân NPK tăng theo do urea là nguyên liệu sản xuất phân NPK và cũng là sản phẩm có tính thay thế phân NPK.
Nhà máy NPK chỉ đạt 30% công suất trong năm 2019
Đối với phân urea, FPTS dự phóng sản lượng tiêu thụ năm 2018 ở mức trung bình 780 ngàn tấn/năm, bằng 97,5% công suất nhà máy. Công ty sẽ dùng urea Cà Mau tự sản xuất làm nguyên liệu cho nhà máy, do đó lượng tiêu thụ urea tiếp tục giảm nhẹ về 760-768 nghìn tấn/năm.
Đối với phân bón khác, năm 2017 ước tính Đạm Cà Mau đã cung cấp ra thị trường khoảng 83 nghìn tấn phân Kali, DAP, NPK và một số phân bón khác, tương ứng doanh thu đạt 623 tỷ đồng, tăng 67%. Sang năm 2018, lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 115 nghìn tấn với doanh thu tương ứng là 997 tỷ, tăng 60%.
Theo FPTS, cơ sở dựa trên hợp đồng mới ký kết phân phối 100.000 tấn Kali giữa Đạm Cà Mau và ICL (Tập đoàn sản xuất Kali tại srael), cùng việc tăng phân phối phân bón khác để bù đắp sản lượng urea suy giảm và chạy đà cho việc tung ra thị trường phân NPK Cà Mau trong năm 2019.
Tuy nhiên, FPTS lưu ý trong dài hạn tỷ trọng doanh thu mảng phân phối sẽ giảm khi sản lượng NPK gia tăng do Công ty tập trung khai thác sản phẩm tự sản xuất có biên lợi nhuận gộp hấp dẫn.
Theo dự kiến, nhà máy NPK sẽ hoạt động từ đầu năm 2019. FPTS thận trọng dự đoán nhà máy chỉ vận hành từ giữa năm 2019 và đạt 30% công suất, tương ứng sản lượng và lượng tiêu thụ là 90 nghìn tấn, doanh thu đạt 747 tỷ đồng.
Theo FPTS, lợi nhuận của Đạm Cà Mau sẽ chưa thể tăng mạnh vì áp lực khấu hao lớn từ nhà máy sản xuất urea. Trong năm 2018, FPTS dự đoán doanh thu thuần đạt 6.176 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế 707 tỷ đồng, tăng 10%.
Tiếp tục hưởng ưu đãi từ nhà cung cấp PVN
Dự kiến Tập đoàn Dầu khí (PVN) sẽ thoái xuống còn 51% sở hữu tại Đạm Cà Mau nhưng vẫn là công ty con của PVN, điều này có thể giúp Công ty tiếp tục hưởng những ưu đãi từ phía PVN.
FPTS nhận định tình hình dòng tiền kinh doanh (CFO) của Đạm Cà Mau khá tốt, trong năm 2017 đạt 2.226 tỷ đồng, trong khi khoản phải trả nhà cung cấp PVN tới cuối năm chỉ khoảng 200 tỷ đồng nên việc PVN cho Công ty nợ tiền mua nguyên liệu đầu vào lâu hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành không có gì quá rủi ro cho việc quản lý công nợ của PVN.
PVN sẽ vẫn là nhà cung ứng đầu vào cho Đạm Cà Mau, còn với Đạm Phú Mỹ và các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ khí, nhà cung ứng là Tổng công Khí Việt Nam (GAS). Điều này giúp Công ty có được những ưu đãi về phải trả nhà cung cấp tốt hơn các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiện về dài hạn, Đạm Cà Mau khó giữ được phong độ do khi nhà máy NPK đi vào hoạt động, việc thu mua nguyên liệu hoặc hàng hoá sẽ tăng mạnh vì đặc thù sản xuất NPK cần phải trích trữ nguyên liệu, song FPTS cho rằng mức độ giảm sẽ không đáng kể.
Giá than và giá dầu duy trì tăng sẽ tác động tích cực đến giá urea
Theo báo cáo của Công ty chứng khoán FPT (FPTS) về Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM), giá urea 2018 được dự báo hồi phục do chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng đẩy mặt bằng giá urea đầu ra trong khu vực và trên thế giới tăng theo.
Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2020, Trung tâm nghiên cứu Fertecon dự báo giá than anthracite ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 5%/năm do hai yếu tố chính. Thứ nhất, sản lượng than đá ở Trung Quốc bị ảnh hưởng trước những nỗ lực cắt giảm sản lượng để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.
Thứ hai là nhu cầu tiêu thụ than anthracite dự báo tăng lên bởi đây là loại than sạch, các nhà máy nhiệt điện/phân bón sử dụng than chất lượng kém trước đây sẽ dần chuyển sang sử dụng than anthracite.
Đối với giá dầu, sau thời gian dài giảm sâu đến cuối năm 2016 đã hồi phục và EIA dự báo giá dầu WTI duy trì ở mức 60 USD/thùng đến năm 2019 sẽ tích cực đến giá urea.
Ngoài ra, do nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sử dụng khí để sản xuất urea, trong khi nhà máy Đạm Bắc Hà và Đạm Ninh Bình sử dụng than nên giá than duy trì ở mức cao sẽ gây khó khăn cho hai nhà máy này, có thể ảnh hưởng đến sản lượng nội địa và là cơ hội cho Đạm Cà Mau cũng như Đạm Phú Mỹ.
Theo đó, FPTS dự phóng urea Cà Mau đạt 6,4 triệu tấn trong năm 2018. Khi giá urea tăng cũng là cơ sở kéo giá phân NPK tăng theo do urea là nguyên liệu sản xuất phân NPK và cũng là sản phẩm có tính thay thế phân NPK.
Nhà máy NPK chỉ đạt 30% công suất trong năm 2019
Đối với phân urea, FPTS dự phóng sản lượng tiêu thụ năm 2018 ở mức trung bình 780 ngàn tấn/năm, bằng 97,5% công suất nhà máy. Công ty sẽ dùng urea Cà Mau tự sản xuất làm nguyên liệu cho nhà máy, do đó lượng tiêu thụ urea tiếp tục giảm nhẹ về 760-768 nghìn tấn/năm.
Đối với phân bón khác, năm 2017 ước tính Đạm Cà Mau đã cung cấp ra thị trường khoảng 83 nghìn tấn phân Kali, DAP, NPK và một số phân bón khác, tương ứng doanh thu đạt 623 tỷ đồng, tăng 67%. Sang năm 2018, lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 115 nghìn tấn với doanh thu tương ứng là 997 tỷ, tăng 60%.
Theo FPTS, cơ sở dựa trên hợp đồng mới ký kết phân phối 100.000 tấn Kali giữa Đạm Cà Mau và ICL (Tập đoàn sản xuất Kali tại srael), cùng việc tăng phân phối phân bón khác để bù đắp sản lượng urea suy giảm và chạy đà cho việc tung ra thị trường phân NPK Cà Mau trong năm 2019.
Tuy nhiên, FPTS lưu ý trong dài hạn tỷ trọng doanh thu mảng phân phối sẽ giảm khi sản lượng NPK gia tăng do Công ty tập trung khai thác sản phẩm tự sản xuất có biên lợi nhuận gộp hấp dẫn.
Theo dự kiến, nhà máy NPK sẽ hoạt động từ đầu năm 2019. FPTS thận trọng dự đoán nhà máy chỉ vận hành từ giữa năm 2019 và đạt 30% công suất, tương ứng sản lượng và lượng tiêu thụ là 90 nghìn tấn, doanh thu đạt 747 tỷ đồng.
Theo FPTS, lợi nhuận của Đạm Cà Mau sẽ chưa thể tăng mạnh vì áp lực khấu hao lớn từ nhà máy sản xuất urea. Trong năm 2018, FPTS dự đoán doanh thu thuần đạt 6.176 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế 707 tỷ đồng, tăng 10%.
Tiếp tục hưởng ưu đãi từ nhà cung cấp PVN
Dự kiến Tập đoàn Dầu khí (PVN) sẽ thoái xuống còn 51% sở hữu tại Đạm Cà Mau nhưng vẫn là công ty con của PVN, điều này có thể giúp Công ty tiếp tục hưởng những ưu đãi từ phía PVN.
FPTS nhận định tình hình dòng tiền kinh doanh (CFO) của Đạm Cà Mau khá tốt, trong năm 2017 đạt 2.226 tỷ đồng, trong khi khoản phải trả nhà cung cấp PVN tới cuối năm chỉ khoảng 200 tỷ đồng nên việc PVN cho Công ty nợ tiền mua nguyên liệu đầu vào lâu hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành không có gì quá rủi ro cho việc quản lý công nợ của PVN.
PVN sẽ vẫn là nhà cung ứng đầu vào cho Đạm Cà Mau, còn với Đạm Phú Mỹ và các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ khí, nhà cung ứng là Tổng công Khí Việt Nam (GAS). Điều này giúp Công ty có được những ưu đãi về phải trả nhà cung cấp tốt hơn các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiện về dài hạn, Đạm Cà Mau khó giữ được phong độ do khi nhà máy NPK đi vào hoạt động, việc thu mua nguyên liệu hoặc hàng hoá sẽ tăng mạnh vì đặc thù sản xuất NPK cần phải trích trữ nguyên liệu, song FPTS cho rằng mức độ giảm sẽ không đáng kể.
Thu Phương
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads