Hôm nay, hơn 59,4 triệu cổ phần của Công ty CP Chế tạo dàn khoan dầu khí (PV Shipyard) được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 5.000 đồng/cổ phần.
Đây đang là thời điểm tốt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí khi mà giá dầu thế giới đang hồi phục mạnh mẽ và đang hướng tới mốc 60 USD/thùng - mức giá cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây.
Kinh doanh mất vốn
PV Shipyard được thành lập tháng 7/2007 và trở thành công ty đại chúng vào ngày 23/8/2011. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty là xây dựng giàn khoan, bên cạnh đó, PV Shipyard cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa và các dịch vụ khác. Trong những năm qua, hoạt động xây dựng giàn khoan là hoạt động mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho PV Shipyard, chiếm phần lớn (hơn 90%) doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Tại thời điểm cuối quý II/2017, tổng nợ phải trả của PV Shipyard là 1.420 tỷ đồng, chiếm 99% tổng tài sản của Công ty. Ảnh: Hoàng Hà
Năm 2016, tình hình thị trường dầu mỏ trong và ngoài nước có nhiều bất ổn khiến cho doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh của PV Shipyard chỉ đạt 1.472,77 tỷ đồng, giảm 35,76% so với năm 2015. Thêm vào đó, các biện pháp quản lý chi phí của Công ty trong năm chưa đạt được hiệu quả, đặc biệt là chi phí thực hiện của Dự án Tam Đảo 05 vượt quá doanh thu của hoạt động này mang lại là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm ở mức âm 413,76 tỷ đồng.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất, kinh doanh của PV Shipyard vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt hơn 238 tỷ đồng, chỉ bằng 20% so với con số 1.254 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2016. Đáng chú ý, chi phí giá vốn lại chiếm tới 99,5% doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận gộp chỉ còn vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái con số này là 102 tỷ đồng).
Ngoài chi phí giá vốn, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 32 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2016 lãi 67 tỷ đồng). Kết quả 6 tháng đầu năm 2017, PV Shipyard lỗ hơn 37 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên gần 619 tỷ đồng, trong khi số vốn điều lệ là 594,9 tỷ đồng. Kết quả, cuối quý II/2017 vốn chủ sở hữu âm 21,4 tỷ đồng.
Nặng nợ vay
Tại thời điểm cuối quý II/2017, tổng nợ phải trả của PV Shipyard là 1.420 tỷ đồng, chiếm 99% tổng tài sản của Công ty. Trong đó, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn là hơn 876,7 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nợ phải trả. Hai chủ nợ hiện tại của PV Shipyard hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 04 (VietinBank).
Cụ thể, PV Shipyard đang nợ hơn 625 tỷ đồng từ Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank). Khoản vay này được phục vụ cho mục đích thanh toán chi phí đầu tư Dự án “Xây dựng căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí” và được đảm bảo bằng các tài sản máy móc, thiết bị.
Với VietinBank - Chi nhánh 04 là khoản nợ hơn 251,6 tỷ đồng (khoản vay ngắn hạn bằng USD), được bảo đảm bởi quyền tài sản của Công ty phát sinh theo Hợp đồng đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 số 0885/13/T-N4/KB-PVShipyard ngày 19/11/2013 ký với Liên doanh dầu khí Việt - Nga.
Giá dầu tăng mạnh nhất trong thời gian hai năm rưỡi trở lại đây đang mở ra nhiều triển vọng kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành dầu khí. Cùng với đó, giá cổ phiếu dầu khí cũng đã “thăng hoa” trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với sức khỏe tài chính khá khó khăn như hiện nay, triển vọng cho PV Shipyard trong năm 2018 tới vẫn còn là dấu hỏi.
Đây đang là thời điểm tốt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí khi mà giá dầu thế giới đang hồi phục mạnh mẽ và đang hướng tới mốc 60 USD/thùng - mức giá cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây.
Kinh doanh mất vốn
PV Shipyard được thành lập tháng 7/2007 và trở thành công ty đại chúng vào ngày 23/8/2011. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty là xây dựng giàn khoan, bên cạnh đó, PV Shipyard cũng cung cấp dịch vụ sửa chữa và các dịch vụ khác. Trong những năm qua, hoạt động xây dựng giàn khoan là hoạt động mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho PV Shipyard, chiếm phần lớn (hơn 90%) doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Tại thời điểm cuối quý II/2017, tổng nợ phải trả của PV Shipyard là 1.420 tỷ đồng, chiếm 99% tổng tài sản của Công ty. Ảnh: Hoàng Hà
Bước sang 6 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất, kinh doanh của PV Shipyard vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt hơn 238 tỷ đồng, chỉ bằng 20% so với con số 1.254 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2016. Đáng chú ý, chi phí giá vốn lại chiếm tới 99,5% doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận gộp chỉ còn vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái con số này là 102 tỷ đồng).
Ngoài chi phí giá vốn, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 32 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2016 lãi 67 tỷ đồng). Kết quả 6 tháng đầu năm 2017, PV Shipyard lỗ hơn 37 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên gần 619 tỷ đồng, trong khi số vốn điều lệ là 594,9 tỷ đồng. Kết quả, cuối quý II/2017 vốn chủ sở hữu âm 21,4 tỷ đồng.
Nặng nợ vay
Tại thời điểm cuối quý II/2017, tổng nợ phải trả của PV Shipyard là 1.420 tỷ đồng, chiếm 99% tổng tài sản của Công ty. Trong đó, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn là hơn 876,7 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nợ phải trả. Hai chủ nợ hiện tại của PV Shipyard hiện nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 04 (VietinBank).
Cụ thể, PV Shipyard đang nợ hơn 625 tỷ đồng từ Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, nay là Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank). Khoản vay này được phục vụ cho mục đích thanh toán chi phí đầu tư Dự án “Xây dựng căn cứ đóng mới và sửa chữa giàn khoan dầu khí” và được đảm bảo bằng các tài sản máy móc, thiết bị.
Với VietinBank - Chi nhánh 04 là khoản nợ hơn 251,6 tỷ đồng (khoản vay ngắn hạn bằng USD), được bảo đảm bởi quyền tài sản của Công ty phát sinh theo Hợp đồng đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 số 0885/13/T-N4/KB-PVShipyard ngày 19/11/2013 ký với Liên doanh dầu khí Việt - Nga.
Giá dầu tăng mạnh nhất trong thời gian hai năm rưỡi trở lại đây đang mở ra nhiều triển vọng kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành dầu khí. Cùng với đó, giá cổ phiếu dầu khí cũng đã “thăng hoa” trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, với sức khỏe tài chính khá khó khăn như hiện nay, triển vọng cho PV Shipyard trong năm 2018 tới vẫn còn là dấu hỏi.
Hoàng Việt
Báo Đấu thầu
Báo Đấu thầu
Relate Threads