oilgasvietnam
Moderator
Giá dầu châu Á nhích lên trong phiên giao dịch 4/12, trong bối cảnh xuất hiện những dự báo trái chiều về chính sách sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trước thềm cuộc họp sắp diễn ra.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mức tăng trên chỉ trong thời gian ngắn do những quyết định của OPEC có xu hướng bị chi phối bởi những nước có tầm ảnh hưởng lớn như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh, những nước ủng hộ quan điểm duy trì sản lượng khai thác dầu thô.
Tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2016 tăng 28 xu Mỹ lên 41,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 26 xu Mỹ lên 44,1 USD/thùng.
Hợp đồng kỳ hạn của cả hai loại dầu trên đều tăng sau khi chứng kiến mức giảm mạnh trong phiên 2/12, với dầu WTI đóng cửa phiên trượt xuống dưới 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng Tám.
Theo chuyên gia phân tích thị trường Bernard Aw của IG Markets, trong một cuộc họp không chính thức của OPEC ngày 3/12, Saudi Arabia vẫn tỏ ra cứng rắn với quan điểm rằng bất cứ động thái hạ sản lượng của OPEC cũng phải đi kèm với hành động tương tự từ các nước ngoài khối, ví dụ như Nga.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adil Abd Al-Mahdi cho biết chưa có quyết định nào được đưa ra cho đến khi cuộc họp chính thức diễn ra vào ngày 4/12 tại Vienna, Áo.
Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, sản lượng của OPEC trong tháng 11 tăng lên 32,1 triệu thùng/ngày, cao hơn 2 triệu thùng/ngày so với sản lượng mục tiêu của khối.
Trong khi Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh không muốn giảm sản lượng nhằm bảo vệ thị phần, các thành viên nghèo chịu thiệt hại nặng nề từ giá dầu mỏ thấp như Venezuela và Ecuador kêu gọi OPEC hạ trần sản lượng khai thác./.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mức tăng trên chỉ trong thời gian ngắn do những quyết định của OPEC có xu hướng bị chi phối bởi những nước có tầm ảnh hưởng lớn như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh, những nước ủng hộ quan điểm duy trì sản lượng khai thác dầu thô.
Tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2016 tăng 28 xu Mỹ lên 41,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 26 xu Mỹ lên 44,1 USD/thùng.
Hợp đồng kỳ hạn của cả hai loại dầu trên đều tăng sau khi chứng kiến mức giảm mạnh trong phiên 2/12, với dầu WTI đóng cửa phiên trượt xuống dưới 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng Tám.
Theo chuyên gia phân tích thị trường Bernard Aw của IG Markets, trong một cuộc họp không chính thức của OPEC ngày 3/12, Saudi Arabia vẫn tỏ ra cứng rắn với quan điểm rằng bất cứ động thái hạ sản lượng của OPEC cũng phải đi kèm với hành động tương tự từ các nước ngoài khối, ví dụ như Nga.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adil Abd Al-Mahdi cho biết chưa có quyết định nào được đưa ra cho đến khi cuộc họp chính thức diễn ra vào ngày 4/12 tại Vienna, Áo.
Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, sản lượng của OPEC trong tháng 11 tăng lên 32,1 triệu thùng/ngày, cao hơn 2 triệu thùng/ngày so với sản lượng mục tiêu của khối.
Trong khi Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh không muốn giảm sản lượng nhằm bảo vệ thị phần, các thành viên nghèo chịu thiệt hại nặng nề từ giá dầu mỏ thấp như Venezuela và Ecuador kêu gọi OPEC hạ trần sản lượng khai thác./.
Theo: Vietnam+
Relate Threads