Báo New York Times nêu: chính phủ Venezuela điều hành kinh tế kém, khiến dân giảm hâm mộ cố tổng thống Hugo Chavez và người kế nhiệm Nicolas Maduro.
Người cùng quê ông Chavez bị vỡ mộng
Tờ New York Times ghi nhận, chính phủ Venezuela điều hành kinh tế kém, mức độ hâm mộ Hugo Chavez đang nhạt phai ở Venezuela. Ngay chính dân quê ông đang quay ra ủng hộ phe đối lập.
Lúc còn sống, Tổng thống Chavez từng chi hàng triệu USD cho bang Barinas quê ông: xây sân bóng đá, đường cao tốc, chung cư và một bệnh viện.
Ông còn lên TV múa hát dân ca Barinas, cưỡi ngựa với các chàng trai chăn bò. Vì thế, dân Barinas thường bỏ phiếu cho ông và đảng của ông thắng ở các kỳ bầu cử tổng thống, quốc hội. Cha ông và anh trai Adan được bầu làm thống đốc Barinas.
Khi ông Chavez qua đời năm 2013, dân Barinas lại dồn phiếu cho người ông chỉ định làm tổng thống kế nhiệm, ông Maduro.
Nay thì những thiện cảm mất hết. Sân bóng đá đã đưa vào sử dụng nhưng chưa xây xong, bệnh viện ung thư cũng chưa thể khánh thành, hoãn xây từ hơn một năm nay. Một nhà máy đường mới xây rất tốn tiền nhưng không đạt kết quả mong muốn.
Nhiều nhà kinh tế học chỉ ra các chính sách kinh tế “thảm họa” của chính phủ Maduro, gồm kiểm soát chặt giá cả và ngoại hối.
Nhưng chính phủ Venezuela lại bị kẹt vì giá dầu giảm sâu. Dầu mỏ chiếm 95% nguồn thu từ xuất khẩu và chiếm một nửa ngân sách của nước này.
Nay, ông Maduro đang điều hành đất nước kém cỏi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, khiến người giữ cổ phiếu lo ngại nguy cơ đất nước bị phá sản, dù Venezuela đã bị suy thoái từ trước khi giá dầu giảm mạnh trong quý 4/2014.
Theo trang National Interest, hiện Venezuela bị lạm phát 3 chữ số, thường xuyên thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, sức tăng trưởng GDP giảm mạnh, khiến chính phủ Maduro không thể nhờ ngân hàng trung ương để “mua” sự trung thành của người dân nữa.
Nhiều chính sách của ông Maduro là thừa hưởng của ông Chavez, người đạt uy tín cao nhờ nguồn thu từ dầu mỏ xuất khẩu.
Khi ông Chavez nắm quyền năm 1999, dầu có giá chưa tới 15 USD/thùng, nhưng rồi giá tăng cao. Khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ 3 năm, giá dầu là 60 USD/thùng. Khi ông qua đời, giá là gần 100 USD/thùng.
Venezuela từng trong nhóm 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Và khi giá tăng “thủng nóc”, Venezuela thừa tiền chi vào lương thực, điện, giáo dục, nhà ở cho dân.
Dòng tiền cũng có từ dầu mỏ được dùng để che giấu những sai lầm, theo Miguel Aguan, một cảnh sát viên ở Barinas bị vỡ mộng. Aguan nói với báo New York Times: “Chavez giấu mọi trục trặc bằng tiền. Ông ấy chẳng nghĩ gì về tương lai”.
Ngày 6.12 qua, người dân bang Barinas thể hiện sự bất mãn với nền kinh tế xuống dốc của đất nước, bằng cách bỏ phiếu cho phe đối lập thắng lớn ở kỳ bầu cử quốc hội:
Liên minh dân chủ đoàn kết (MUD) chiếm ít nhất 112/167 ghế, có 2/3 thế đa số với nhiều quyền hiến pháp mà theo lý thuyết sẽ cho phép họ sửa đổi hiến pháp, tổ chức trưng cầu dân ý để xem xét lại các chương trình của tổng thống, cũng như có quyền bãi nhiệm - thay thế công chức chính phủ, tòa án tối cao…
Các ứng viên nghị sĩ thuộc Xã hội thống nhất (USP) của ông Chavez đều thất cử ở Barinas, gồm Argenis - một người em trai khác của ông Chavez.
Một vài người dân nói với New York Times: những ứng viên USP làm bung bét di sản của ông Chavez, nên lần đầu tiên họ bỏ phiếu cho đảng khác. Họ nói không phải là bầu cho phe đối lập, mà là để chống cách điều hành kém cỏi và dựa nhiều vào cảm tính của chính phủ Tổng thống Maduro.
Họ cũng chờ xem đảng đối lập ở quốc hội sẽ làm được gì, nếu không được như ý dân thì người dân cũng sẽ bỏ phiếu chống phe đối lập.
Kinh tế Nam Mỹ ảm đạm, lòng dân bất mãn
Theo New York Times, sự bất mãn của người dân cũng xảy ra ở Nam Mỹ, nơi mà các thể chế chính trị cánh tả sụp đổ hoặc bị sức ép nặng và là nơi đang tăng sự bất ổn xã hội, những cuộc biểu tình phản đối:
Ở Brazil, các nghị sĩ đang chuẩn bị luận tội nữ Tổng thống Dilma Rousseff, người bị quy trách nhiệm sử dụng công quỹ trái phép, trong khi nhiều chính khách hàng đầu dính líu vụ tham nhũng lớn ở tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras.
Dân Ecuador phẫn nộ xuống đường phản đối Tổng thống Rafael Correa cắt giảm ngân sách do bị cạn nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô.
Tại Argentina, Tổng thống Mauricio Macri thắng cử bất ngờ, trong khi ứng viên của đảng Peron của bà Cristina Fernandez de Kirchner thất cử.
Chiến thắng của ông Macri kết thúc “triều đại” 12 năm của bà Kirchner và của chồng bà, ông Nestor Kirchner. Nhưng người dân cũng đòi hỏi ông Macri phải giữ được những lời hứa, nếu không thì họ sẽ bỏ phiếu chống ông trong kỳ bầu cử kế tiếp.
Nam Mỹ từng có cuộc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong 10 năm đầu thế kỷ 21, nhờ sự tăng giá trị ngoạn mục của nguyên liệu thô, cùng các hàng hóa mà khu vực này bán cho phần còn lại của thế giới.
Giá dầu thô, khí tự nhiên, than, vàng, bạc, đồng, bô-xít, đậu nành cùng các sản phẩm khác giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm được nghèo đói và xuất hiện một tầng lớp trung lưu khắp khu vực.
Đổi lại, sức tăng trưởng kinh tế giúp ổn định chính trị, các lãnh đạo và các đảng liên tục tái đắc cử. Nhiều chính khách thuộc cánh tả, nắm quyền lực nhờ người dân bất mãn các chế độ trước đó, tiếp sau một thời gian dài kinh tế ì ạch.
Venezuela có 17 năm dưới thời ông Chavez. Ông Correa làm tổng thống Ecuador từ năm 2007. Còn ở Bolivia, ông Evo Morales làm tổng thống từ năm 2006.
Nhưng Nam Mỹ đang có sự thay đổi theo chiều hướng xấu: giá dầu - rất cần thiết cho các nền kinh tế Venezuela, Colombia, Ecuador - đã giảm sâu từ 100 USD/thùng xuống dưới 40 USD/thùng.
Giá đồng (sản phẩm chính ở Peru và Chile) cùng giá đậu nành (lương thực chính ở Brazil, Argentina) giảm hơn một nửa giá.
Michael Shifter, chủ tịch tổ chức phân tích chính trị Đối thoại liên Mỹ (ở Washington) nói:
“Tại nhiều nước từng có sự tăng trưởng liên tục, chủ yếu là nhờ cơn bùng nổ hàng hóa. Khi sự bùng nổ này kết thúc, cử tri tìm lãnh đạo khác, nhưng công tác điều hành đất nước rất khó, vì họ không còn nguồn lực để đáp ứng sự kỳ vọng cao độ vốn có trong giai đoạn bùng nổ kinh tế”.
Từ năm 2005 đến năm 2012, sự nghèo giảm mạnh khắp Nam Mỹ, từ 39% xuống còn 26%, theo Ủy ban kinh tế Mỹ Latin và Caribean.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2013 cho biết, cấp trung lưu khắp Nam Mỹ tăng 50% từ năm 2003 đến năm 2009, từ 103 triệu lên 152 triệu người.
Nhiều nước đã phân phối sự thịnh vượng qua những chương trình xã hội, là lần đầu tiên giới trung lưu và dân nghèo có tỷ lệ bằng nhau.
Brian Winter, phó chủ nhiệm chính sách ở tổ chức doanh nghiệp - giáo dục Americas Society và Council of the Americas, nói:
Ngay cả nhiều chính khách bảo thủ hy vọng thay thế các chính phủ cánh tả cầm quyền lâu năm ở Nam Mỹ cũng phải thừa nhận, rằng các chính sách xã hội phải được tiếp tục, vì sự quan ngại kéo dài về chuyện bất bình đẳng.
Ông nói thêm: “Những dự báo sự suy tàn của cánh tả ở Nam Mỹ đều là sự thổi phồng”.
Nhưng nay các chính phủ đang phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn khu vực.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính sức tăng trưởng của Nam Mỹ trong năm nay sẽ là âm 0,3% và năm tới sẽ là chưa tới 1%.
IMF dự báo lạm phát năm nay ở Venezuela sẽ là 159%, nền kinh tế bị giảm 10%. Đây là hai số liệu tệ nhất trong số các nước được IMF dự báo.
Vĩnh Thụy
Người cùng quê ông Chavez bị vỡ mộng
Tờ New York Times ghi nhận, chính phủ Venezuela điều hành kinh tế kém, mức độ hâm mộ Hugo Chavez đang nhạt phai ở Venezuela. Ngay chính dân quê ông đang quay ra ủng hộ phe đối lập.
Lúc còn sống, Tổng thống Chavez từng chi hàng triệu USD cho bang Barinas quê ông: xây sân bóng đá, đường cao tốc, chung cư và một bệnh viện.
Ông còn lên TV múa hát dân ca Barinas, cưỡi ngựa với các chàng trai chăn bò. Vì thế, dân Barinas thường bỏ phiếu cho ông và đảng của ông thắng ở các kỳ bầu cử tổng thống, quốc hội. Cha ông và anh trai Adan được bầu làm thống đốc Barinas.
Khi ông Chavez qua đời năm 2013, dân Barinas lại dồn phiếu cho người ông chỉ định làm tổng thống kế nhiệm, ông Maduro.
Nay thì những thiện cảm mất hết. Sân bóng đá đã đưa vào sử dụng nhưng chưa xây xong, bệnh viện ung thư cũng chưa thể khánh thành, hoãn xây từ hơn một năm nay. Một nhà máy đường mới xây rất tốn tiền nhưng không đạt kết quả mong muốn.
Nhiều nhà kinh tế học chỉ ra các chính sách kinh tế “thảm họa” của chính phủ Maduro, gồm kiểm soát chặt giá cả và ngoại hối.
Nhưng chính phủ Venezuela lại bị kẹt vì giá dầu giảm sâu. Dầu mỏ chiếm 95% nguồn thu từ xuất khẩu và chiếm một nửa ngân sách của nước này.
Nay, ông Maduro đang điều hành đất nước kém cỏi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, khiến người giữ cổ phiếu lo ngại nguy cơ đất nước bị phá sản, dù Venezuela đã bị suy thoái từ trước khi giá dầu giảm mạnh trong quý 4/2014.
Theo trang National Interest, hiện Venezuela bị lạm phát 3 chữ số, thường xuyên thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, sức tăng trưởng GDP giảm mạnh, khiến chính phủ Maduro không thể nhờ ngân hàng trung ương để “mua” sự trung thành của người dân nữa.
Nhiều chính sách của ông Maduro là thừa hưởng của ông Chavez, người đạt uy tín cao nhờ nguồn thu từ dầu mỏ xuất khẩu.
Khi ông Chavez nắm quyền năm 1999, dầu có giá chưa tới 15 USD/thùng, nhưng rồi giá tăng cao. Khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ 3 năm, giá dầu là 60 USD/thùng. Khi ông qua đời, giá là gần 100 USD/thùng.
Venezuela từng trong nhóm 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Và khi giá tăng “thủng nóc”, Venezuela thừa tiền chi vào lương thực, điện, giáo dục, nhà ở cho dân.
Dòng tiền cũng có từ dầu mỏ được dùng để che giấu những sai lầm, theo Miguel Aguan, một cảnh sát viên ở Barinas bị vỡ mộng. Aguan nói với báo New York Times: “Chavez giấu mọi trục trặc bằng tiền. Ông ấy chẳng nghĩ gì về tương lai”.
Ngày 6.12 qua, người dân bang Barinas thể hiện sự bất mãn với nền kinh tế xuống dốc của đất nước, bằng cách bỏ phiếu cho phe đối lập thắng lớn ở kỳ bầu cử quốc hội:
Liên minh dân chủ đoàn kết (MUD) chiếm ít nhất 112/167 ghế, có 2/3 thế đa số với nhiều quyền hiến pháp mà theo lý thuyết sẽ cho phép họ sửa đổi hiến pháp, tổ chức trưng cầu dân ý để xem xét lại các chương trình của tổng thống, cũng như có quyền bãi nhiệm - thay thế công chức chính phủ, tòa án tối cao…
Các ứng viên nghị sĩ thuộc Xã hội thống nhất (USP) của ông Chavez đều thất cử ở Barinas, gồm Argenis - một người em trai khác của ông Chavez.
Một vài người dân nói với New York Times: những ứng viên USP làm bung bét di sản của ông Chavez, nên lần đầu tiên họ bỏ phiếu cho đảng khác. Họ nói không phải là bầu cho phe đối lập, mà là để chống cách điều hành kém cỏi và dựa nhiều vào cảm tính của chính phủ Tổng thống Maduro.
Họ cũng chờ xem đảng đối lập ở quốc hội sẽ làm được gì, nếu không được như ý dân thì người dân cũng sẽ bỏ phiếu chống phe đối lập.
Kinh tế Nam Mỹ ảm đạm, lòng dân bất mãn
Theo New York Times, sự bất mãn của người dân cũng xảy ra ở Nam Mỹ, nơi mà các thể chế chính trị cánh tả sụp đổ hoặc bị sức ép nặng và là nơi đang tăng sự bất ổn xã hội, những cuộc biểu tình phản đối:
Ở Brazil, các nghị sĩ đang chuẩn bị luận tội nữ Tổng thống Dilma Rousseff, người bị quy trách nhiệm sử dụng công quỹ trái phép, trong khi nhiều chính khách hàng đầu dính líu vụ tham nhũng lớn ở tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras.
Dân Ecuador phẫn nộ xuống đường phản đối Tổng thống Rafael Correa cắt giảm ngân sách do bị cạn nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô.
Tại Argentina, Tổng thống Mauricio Macri thắng cử bất ngờ, trong khi ứng viên của đảng Peron của bà Cristina Fernandez de Kirchner thất cử.
Chiến thắng của ông Macri kết thúc “triều đại” 12 năm của bà Kirchner và của chồng bà, ông Nestor Kirchner. Nhưng người dân cũng đòi hỏi ông Macri phải giữ được những lời hứa, nếu không thì họ sẽ bỏ phiếu chống ông trong kỳ bầu cử kế tiếp.
Nam Mỹ từng có cuộc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong 10 năm đầu thế kỷ 21, nhờ sự tăng giá trị ngoạn mục của nguyên liệu thô, cùng các hàng hóa mà khu vực này bán cho phần còn lại của thế giới.
Giá dầu thô, khí tự nhiên, than, vàng, bạc, đồng, bô-xít, đậu nành cùng các sản phẩm khác giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm được nghèo đói và xuất hiện một tầng lớp trung lưu khắp khu vực.
Đổi lại, sức tăng trưởng kinh tế giúp ổn định chính trị, các lãnh đạo và các đảng liên tục tái đắc cử. Nhiều chính khách thuộc cánh tả, nắm quyền lực nhờ người dân bất mãn các chế độ trước đó, tiếp sau một thời gian dài kinh tế ì ạch.
Venezuela có 17 năm dưới thời ông Chavez. Ông Correa làm tổng thống Ecuador từ năm 2007. Còn ở Bolivia, ông Evo Morales làm tổng thống từ năm 2006.
Nhưng Nam Mỹ đang có sự thay đổi theo chiều hướng xấu: giá dầu - rất cần thiết cho các nền kinh tế Venezuela, Colombia, Ecuador - đã giảm sâu từ 100 USD/thùng xuống dưới 40 USD/thùng.
Giá đồng (sản phẩm chính ở Peru và Chile) cùng giá đậu nành (lương thực chính ở Brazil, Argentina) giảm hơn một nửa giá.
Michael Shifter, chủ tịch tổ chức phân tích chính trị Đối thoại liên Mỹ (ở Washington) nói:
“Tại nhiều nước từng có sự tăng trưởng liên tục, chủ yếu là nhờ cơn bùng nổ hàng hóa. Khi sự bùng nổ này kết thúc, cử tri tìm lãnh đạo khác, nhưng công tác điều hành đất nước rất khó, vì họ không còn nguồn lực để đáp ứng sự kỳ vọng cao độ vốn có trong giai đoạn bùng nổ kinh tế”.
Từ năm 2005 đến năm 2012, sự nghèo giảm mạnh khắp Nam Mỹ, từ 39% xuống còn 26%, theo Ủy ban kinh tế Mỹ Latin và Caribean.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2013 cho biết, cấp trung lưu khắp Nam Mỹ tăng 50% từ năm 2003 đến năm 2009, từ 103 triệu lên 152 triệu người.
Nhiều nước đã phân phối sự thịnh vượng qua những chương trình xã hội, là lần đầu tiên giới trung lưu và dân nghèo có tỷ lệ bằng nhau.
Brian Winter, phó chủ nhiệm chính sách ở tổ chức doanh nghiệp - giáo dục Americas Society và Council of the Americas, nói:
Ngay cả nhiều chính khách bảo thủ hy vọng thay thế các chính phủ cánh tả cầm quyền lâu năm ở Nam Mỹ cũng phải thừa nhận, rằng các chính sách xã hội phải được tiếp tục, vì sự quan ngại kéo dài về chuyện bất bình đẳng.
Ông nói thêm: “Những dự báo sự suy tàn của cánh tả ở Nam Mỹ đều là sự thổi phồng”.
Nhưng nay các chính phủ đang phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế toàn khu vực.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính sức tăng trưởng của Nam Mỹ trong năm nay sẽ là âm 0,3% và năm tới sẽ là chưa tới 1%.
IMF dự báo lạm phát năm nay ở Venezuela sẽ là 159%, nền kinh tế bị giảm 10%. Đây là hai số liệu tệ nhất trong số các nước được IMF dự báo.
Vĩnh Thụy
Theo New York Times
Relate Threads