Tình hình kinh tế khó khăn của Nga từ đầu năm đến nay thường được nhiều chuyên gia nhận định chủ yếu là do giá dầu thấp, nhưng rõ ràng biểu hiện của kinh tế Nga tệ hơn nhiều so với các nước cũng xuất khẩu dầu mỏ. Vậy đâu mới thực sự là nguyên nhân chính?
Đồng sáng lập Marek Dabrowski của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội CSER đã có các nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng trong nền kinh tế các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, qua đó nhận thấy một nghịch lý: nhiều nước có phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Nga nhưng nền kinh tế của họ lại không quá tiêu cực.
Tại một số nước như Iraq, Libya, Venezuela, Algeria hay Kuwait, dầu mỏ chiếm hơn 90% tỷ trọng xuất khẩu, cao hơn so với mức 70% của Nga. Hơn nữa, doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ tại Nga chỉ chiếm 13,7% tổng GDP toàn quốc.
Rõ ràng, ngành xuất khẩu dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga nhưng không phải là yếu tố sống còn đối với cường quốc này. Những quốc gia như Kuwait hay Ả Rập Xê Út mới phải thực sự lo lắng bởi doanh thu từ dầu mỏ tương ứng chiếm tới 57,5% và 43,6% GDP cả nước.
Đáng ngạc nhiên, Nga lại là một trong những nước có nền kinh tế gặp khó khăn nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3,8% trong năm nay và chỉ có Venezuela hay Libya là có diễn biến kinh tế tồi tệ hơn. Trái ngược lại, hầu hết các nước xuất khẩu dầu khác đều có tăng trưởng dù giá dầu thấp. Mặc dù mức tăng trưởng GDP của nhiều nước xuất khẩu dầu thấp hơn năm 2013, trước khi giá dầu giảm mạnh, nhưng vẫn khả quan hơn so với nền kinh tế Nga.
Những quốc gia xuất khẩu dầu vùng Vịnh đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế nhờ chính sách nới lỏng tài khóa, tăng vay nợ cũng như thâm hụt ngân sách. Nga cũng có động thái tương tự nhưng hiệu quả đem lại không nhiều.
Có phải chính những lệnh cấm vận mới là nguyên nhân thực sự khiến nền kinh tế Nga chịu ảnh hưởng nặng? Theo hãng tin Bloomberg, các lệnh trừng phạt của Phương Tây không hề có tác động tiêu cực quá lớn nào đối với nền kinh tế Nga. Hơn nữa, cuộc chiến cấm vận giữa Nga và Phương Tây đã qua thời điểm căng thẳng nhất.
Theo Citigroup, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Phương Tây chỉ chiếm 10% trong tổng mức suy giảm GDP của Nga. Những phân tích của Citigroup cho thấy việc hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Phương Tây đã giúp các doanh nghiệp Nga giảm mức vay nợ và họ không thực sự bị thiệt hại nặng.
Cũng theo nghiên cứu của Citigroup, dầu mỏ là nguyên nhân chiếm tới 90% tổng mức suy giảm GDP của Nga. Vậy tại sao nền kinh tế các nước khác phụ thuộc nhiều vào dầu thô hơn Nga lại có biểu hiện tốt hơn?
Hãng tin Bloomberg cho rằng những động thái của Nga trước tình hình giá dầu thấp là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế nước này rơi vào khó khăn. Đồng Rúp của Nga là một trong số những đồng tiền giảm giá mạnh nhất so với các nước xuất khẩu dầu mỏ khác. Theo dự đoán của IMF, chỉ có Iran là nước duy nhất trong số các nước xuất khẩu dầu sẽ có mức lạm phát cao hơn trong năm nay.
Chính quyền Moscow đã để đồng Rúp giảm giá mạnh thay vì sử dụng kho dự trữ ngoại hối để cứu thị trường tiền tệ. Đây là một động thái mà nhiều nước xuất khẩu dầu khác ít dám làm bởi họ không muốn nền kinh tế chịu tổn thương.
Tình hình biến động của đồng Rúp và thị trường tài chính đã khiến nhu cầu trong nước suy giảm, qua đó khiến các nhà đầu tư lo lắng. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ và tỷ lệ đầu tư vẫn đang suy giảm bất chấp tình hình suy thoái kinh tế đã chạm đáy và kinh tế Nga đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong một số ngành.
Theo Bloomberg, những nước xuất khẩu dầu mỏ có nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn Nga bao gồm 3 nhóm chính. Đầu tiên là những nền kinh tế đa dạng với nhiều ngành, như Malaysia hay Canada. Rõ ràng Nga có cơ hội đa dạng hóa nền kinh tế khi giá dầu ở mức cao, nhưng quốc gia này đã bỏ lỡ thời cơ.
Nhóm thứ 2 là những nước có dự trữ ngoại hối lớn cũng như có rất nhiều tiền, như Na Uy, Các tiều Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar. Chính quyền Moscow cũng đã tích trữ được nhiều ngoại tệ khi giá dầu ở mức cao, nhưng khoản tiền này chỉ đủ chi tiêu cho vài năm nếu giá dầu vẫn thấp như hiện tại. Đây là lý do chính khiến Điện Kremlin không dùng dự trữ ngoại hối để cứu đồng Rúp.
Những nước như Bolivia, Azerbaijan thuộc nhóm cuối cùng. Các quốc gia xuất khẩu dầu này đang cố gắng vay nợ hay tìm các biện pháp tạm thời để đối phó ảnh hưởng từ giá dầu giảm, đồng thời kỳ vọng giá dầu sẽ tăng trở lại.
Tuy nhiên, những động thái này chỉ khiến thị trường tài chính của họ trở nên ngày càng rủi ro. Nga cũng có thể làm như vậy, nhưng hướng đi này không phải là là cách mà Tổng thống Vladimir Putin hay nhiều quan chức lãnh đạo khác mong muốn.
Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu có suy giảm kinh tế như Venezuela hay Nigeria, những chính sách kinh tế của họ không thực sự hiệu quả khiến nền kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp của Nga lại hoàn toàn khác khi các nhà hoạch định chính sách chấp nhận hy sinh nền kinh tế trong ngắn hạn để có thể phục hồi bền vững và tăng trưởng trong dài hạn.
Liệu những toan tính của Tổng thống Vladimir Putin có thành hiện thực và liệu uy tín của ông có tiếp tục giữ vững nếu nền kinh tế không khởi sắc như mong muốn? Hiện nhiều chuyên gia vẫn đang tranh cãi về vấn đề này.
Mặc dù vậy, rõ ràng là giá dầu dù có thấp hơn nữa cũng đã không còn tác động nhiều đến nền kinh tế Nga và với chính sách như hiện nay, kinh tế của nước này có thể sẽ chưa thực sự bùng nổ trong thời gian ngắn.
Đồng sáng lập Marek Dabrowski của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và xã hội CSER đã có các nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng trong nền kinh tế các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, qua đó nhận thấy một nghịch lý: nhiều nước có phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Nga nhưng nền kinh tế của họ lại không quá tiêu cực.
Tại một số nước như Iraq, Libya, Venezuela, Algeria hay Kuwait, dầu mỏ chiếm hơn 90% tỷ trọng xuất khẩu, cao hơn so với mức 70% của Nga. Hơn nữa, doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ tại Nga chỉ chiếm 13,7% tổng GDP toàn quốc.
Đáng ngạc nhiên, Nga lại là một trong những nước có nền kinh tế gặp khó khăn nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 3,8% trong năm nay và chỉ có Venezuela hay Libya là có diễn biến kinh tế tồi tệ hơn. Trái ngược lại, hầu hết các nước xuất khẩu dầu khác đều có tăng trưởng dù giá dầu thấp. Mặc dù mức tăng trưởng GDP của nhiều nước xuất khẩu dầu thấp hơn năm 2013, trước khi giá dầu giảm mạnh, nhưng vẫn khả quan hơn so với nền kinh tế Nga.
Những quốc gia xuất khẩu dầu vùng Vịnh đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế nhờ chính sách nới lỏng tài khóa, tăng vay nợ cũng như thâm hụt ngân sách. Nga cũng có động thái tương tự nhưng hiệu quả đem lại không nhiều.
Theo Citigroup, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Phương Tây chỉ chiếm 10% trong tổng mức suy giảm GDP của Nga. Những phân tích của Citigroup cho thấy việc hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Phương Tây đã giúp các doanh nghiệp Nga giảm mức vay nợ và họ không thực sự bị thiệt hại nặng.
Cũng theo nghiên cứu của Citigroup, dầu mỏ là nguyên nhân chiếm tới 90% tổng mức suy giảm GDP của Nga. Vậy tại sao nền kinh tế các nước khác phụ thuộc nhiều vào dầu thô hơn Nga lại có biểu hiện tốt hơn?
Hãng tin Bloomberg cho rằng những động thái của Nga trước tình hình giá dầu thấp là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế nước này rơi vào khó khăn. Đồng Rúp của Nga là một trong số những đồng tiền giảm giá mạnh nhất so với các nước xuất khẩu dầu mỏ khác. Theo dự đoán của IMF, chỉ có Iran là nước duy nhất trong số các nước xuất khẩu dầu sẽ có mức lạm phát cao hơn trong năm nay.
Chính quyền Moscow đã để đồng Rúp giảm giá mạnh thay vì sử dụng kho dự trữ ngoại hối để cứu thị trường tiền tệ. Đây là một động thái mà nhiều nước xuất khẩu dầu khác ít dám làm bởi họ không muốn nền kinh tế chịu tổn thương.
Tình hình biến động của đồng Rúp và thị trường tài chính đã khiến nhu cầu trong nước suy giảm, qua đó khiến các nhà đầu tư lo lắng. Những số liệu thống kê mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ và tỷ lệ đầu tư vẫn đang suy giảm bất chấp tình hình suy thoái kinh tế đã chạm đáy và kinh tế Nga đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong một số ngành.
Theo Bloomberg, những nước xuất khẩu dầu mỏ có nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn Nga bao gồm 3 nhóm chính. Đầu tiên là những nền kinh tế đa dạng với nhiều ngành, như Malaysia hay Canada. Rõ ràng Nga có cơ hội đa dạng hóa nền kinh tế khi giá dầu ở mức cao, nhưng quốc gia này đã bỏ lỡ thời cơ.
Nhóm thứ 2 là những nước có dự trữ ngoại hối lớn cũng như có rất nhiều tiền, như Na Uy, Các tiều Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar. Chính quyền Moscow cũng đã tích trữ được nhiều ngoại tệ khi giá dầu ở mức cao, nhưng khoản tiền này chỉ đủ chi tiêu cho vài năm nếu giá dầu vẫn thấp như hiện tại. Đây là lý do chính khiến Điện Kremlin không dùng dự trữ ngoại hối để cứu đồng Rúp.
Những nước như Bolivia, Azerbaijan thuộc nhóm cuối cùng. Các quốc gia xuất khẩu dầu này đang cố gắng vay nợ hay tìm các biện pháp tạm thời để đối phó ảnh hưởng từ giá dầu giảm, đồng thời kỳ vọng giá dầu sẽ tăng trở lại.
Tuy nhiên, những động thái này chỉ khiến thị trường tài chính của họ trở nên ngày càng rủi ro. Nga cũng có thể làm như vậy, nhưng hướng đi này không phải là là cách mà Tổng thống Vladimir Putin hay nhiều quan chức lãnh đạo khác mong muốn.
Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu có suy giảm kinh tế như Venezuela hay Nigeria, những chính sách kinh tế của họ không thực sự hiệu quả khiến nền kinh tế gặp khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp của Nga lại hoàn toàn khác khi các nhà hoạch định chính sách chấp nhận hy sinh nền kinh tế trong ngắn hạn để có thể phục hồi bền vững và tăng trưởng trong dài hạn.
Liệu những toan tính của Tổng thống Vladimir Putin có thành hiện thực và liệu uy tín của ông có tiếp tục giữ vững nếu nền kinh tế không khởi sắc như mong muốn? Hiện nhiều chuyên gia vẫn đang tranh cãi về vấn đề này.
Mặc dù vậy, rõ ràng là giá dầu dù có thấp hơn nữa cũng đã không còn tác động nhiều đến nền kinh tế Nga và với chính sách như hiện nay, kinh tế của nước này có thể sẽ chưa thực sự bùng nổ trong thời gian ngắn.
Theo Trí Thức Trẻ
Relate Threads