EVN phấn đấu mức tăng trưởng điện bình quân 10,5-11%/năm

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ngày 7-1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN giai đoạn 2016-2020”.

Đề án được EVN xây dựng và trình Bộ Công Thương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xác lập các mục tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng xuất lao động phải đạt được tới năm 2020, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện.

Đến nay, 9 Tổng công ty thuộc EVN đã hoàn thành xây dựng Đề án “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động giai đoạn 2016-2020” của đơn vị, được HĐTV EVN phê duyệt để tổ chức thực hiện ngay từ năm 2016.

Năm 2015, giá bán điện bình quân toàn EVN đạt 1.629,8 đ/kWh (tăng 12,58 đ/kWh so với KH, hiệu quả doanh thu bán điện tăng thêm 1.800 tỷ đồng). Giá bán bình quân của 5 Tổng Công ty Điện lực đạt 1.628,9 đ/kWh, đều hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch giá bán điện bình quân từ 11-:-17 đ/kWh; doanh thu bán điện toàn Tập đoàn đạt 233.710 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2014; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tập đoàn đạt chỉ tiêu KH là 8,0%, giảm 0,43% so với năm 2014. Trong đó, Các Tổng Công ty Điện lực đều đạt vượt kế hoạch giao (giảm 0,2% so với chỉ tiêu KH). Tổn thất trên lưới điện truyền tải thực hiện là 2,29% giảm 0,2% so với 2014.

EVN.jpg

Tính chung của toàn EVN, tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAID) là 2.110 phút, giảm 35% so với năm 2014; tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI) là 12,85 lần/khách hàng, giảm 32%; tần suất mất điện thoáng qua bình quân (MAIFI) là 2,0 lần/khách hàng, giảm 23%. Chỉ tiêu độ tin cậy của các đơn vị đều tốt hơn so với kế hoạch. Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là đơn vị thực hiện tốt nhất với chỉ số SAIDI là 727 phút.

Năng suất lao động SXKD điện tăng 10% so với năm 2014 (đạt 1,54 triệu kWh/người), bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 6,8%/năm, bằng 1,79 lần so với mức năng suất lao động chung cả nước (3,8%/năm); lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện Công ty mẹ-EVN và 9 Tổng công ty đạt lợi nhuận cao hơn kế hoạch. EVN bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước. Vốn điều lệ của Công ty mẹ - EVN đến 31-12-2015 là 160.000 tỷ đồng, tăng 2,08 lần so với vốn điều lệ năm 2010 (76.742 tỷ đồng).

Đến cuối năm 2015, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đảm bảo an toàn. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán, hệ số tự đầu tư đều đạt chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn (Công ty mẹ EVN: hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 1,67 lần, hệ số khả năng thanh toán: 1,02 lần, tỷ lệ tự đầu tư: 37,5%).

Công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng có chuyển biến mạnh mẽ với nhiều nỗ lực đổi mới trong quản lý, tác phong làm việc để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội. Khởi động từ năm 2013 với Chủ đề là “Năm kinh doanh và dịch vụ khách hàng”, công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng đã có nhiều chuyển biến để phục vụ tốt hơn trên 23,7 triệu khách hàng dùng điện.

Các Công ty Điện lực/Điện lực cấp quận huyện được tổ chức và sắp xếp lại, hoàn thiện thống nhất bộ máy quản lý kinh doanh điện năng ở cấp cơ sở để có đủ năng lực và điều kiện thực hiện hiệu quả các dịch vụ về điện của khách hàng trên địa bàn. Cơ sở vật chất của các đơn vị được tăng cường đầu tư, trên 900 phòng Giao dịch khách hàng tại các CTĐL/ĐL quận, huyện, được chỉnh trang với đầy đủ phương tiện làm việc, bố trí địa điểm thuận tiện, có không gian thân thiện với khách hàng. Tập đoàn đưa vào áp dụng 14 chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ khách hàng để theo dõi, đánh giá mức độ tiến bộ hàng năm, kết quả đến nay các đơn vị thực hiện đạt từ 96-98%. Cải cách thủ tục hành chính trong giao dịch khách hàng được đẩy mạnh, nhất là trong khâu cấp điện mới. Qua đó rút ngắn thời gian giải quyết cấp điện mới cho khách hàng sinh hoạt khu vực thành phố/thị xã/thị trấn là 2,11 ngày, khu vực nông thôn là 2,55 ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 3,13 ngày.

Đặc biệt, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã có bước đột phá. Theo đánh giá của tổ chức Doing Business (thuộc Ngân hàng Thế giới), năm 2015 chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 22 bậc (từ vị trí 130 năm 2014 lên vị trí 108/189 quốc gia) và là chỉ số có mức độ cải thiện tốt nhất trong các chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Số ngày làm thủ tục cấp điện trung áp của Việt Nam giảm từ 115 ngày xuống còn 59 ngày, trong đó số ngày thực hiện của EVN giảm từ 38 ngày xuống còn 14 ngày. Tháng 9-2015, EVN đã ban hành Quyết định số 832/QĐ-EVN về việc sửa đổi bổ sung Bộ Quy trình kinh doanh điện năng theo đó quy định thời gian giải quyết các công việc liên quan đến Điện lực rút xuống còn không quá 10 ngày.

Năm 2015, cả 5 TCT Điện lực có Trung tâm chăm sóc khách hàng hoạt động liên tục 24/24. Công tác chăm sóc khách hàng mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao; các kênh giao tiếp với khách hàng được mở rộng và nâng cao chất lượng như: cung cấp thông tin về các dịch vụ trên website của đơn vị, khách hàng có thể truy cập thông tin và thực hiện các giao dịch; nhắn tin SMS thông báo tiền điện, thông báo mất điện, thông báo nợ tiền điện; triển khai gửi thông in thông báo dịch vụ đến khách hàng qua email...;

Từ năm 2013, Tập đoàn tiến hành điều tra lấy ý kiến khách hàng thông qua các Tổ chức Tư vấn độc lập, để khách hàng chấm điểm chất lượng công tác kinh doanh điện và dịch vụ của Điện lực. Sau 3 năm thực hiện, cán bộ nhân viên Điện đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức, khắc phục các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, tận tụy thân thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về điện của khách hàng. Khách hàng ghi nhận và đánh giá tích cực sự chuyển biến rõ rệt trong cung cấp điện, giảm bớt các thủ tục cấp điện, thái độ phục vụ của nhân viên Điện lực. Điểm bình quân mức độ hài lòng khách hàng sử dụng điện toàn EVN hàng năm đều tăng, trong đó năm 2013 là 6,45/10; năm 2014 là 6,9/10.

Thực hiện Kế hoạch 5 năm (2016-2020), EVN phấn đấu đảm bảo cung cấp điện với mức tăng trưởng điện bình quân 10,5-11%/năm (tương ứng điện thương phẩm tới năm 2020 dự kiến đạt khoảng 234-240 tỷ kWh); điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tới năm 2020 khoảng 262-270 tỷ kWh, điện sản xuất của các nhà máy điện trong EVN chiếm khoảng 35-40% tổng nhu cầu; giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối: đến 2020 xuống 6,5%; năng suất lao động tăng bình quân hàng năm từ 8-10%, gấp đôi so với tốc độ tăng năng suất lao động của cả nước; Sản lượng điện thương phẩm bình quân đạt 2,5 triệu kWh/CBCNV vào năm 2020; độ tin cậy cung cấp điện đến 2020, thời gian mất điện bình quân của một khách hàng trong năm (chỉ số SAIDI) giảm xuống 400 phút; thời gian tiếp cận điện năng từ 2016, thủ tục của Điện lực giảm xuống 10 ngày; đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện trọng điểm và các nguồn điện cấp bách, huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016-2020 trên 600.000 tỷ đồng; hoàn thành các dự án trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2081/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, đảm bảo hầu hết các hộ dân khu vực nông thôn có điện.

Theo: Hà Nội Mới​
 

Việc làm nổi bật

Top