Từ ngày mai, 9/9 đến 14/9, nguồn cấp khí Nam Côn Sơn sẽ dừng hoàn toàn phục vụ việc bảo dưỡng. Để đảm bảo cấp điện, EVN sẽ phải huy động tới các nguồn điện chạy dầu.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguồn cấp khí Nam Côn Sơn sẽ giảm từ 21,5 triệu m3/ngày xuống dừng hoàn toàn trong thời gian từ ngày 9/9 đến 14/9 để bảo dưỡng đường ống.
Để đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và liên tục, EVN đã chuẩn bị các phương án, tận dụng tối đa khả năng tải của các đường dây/máy biến áp truyền tải 500/220 kV để hỗ trợ công suất từ miền Bắc vào miền Trung và vào miền Nam, từ miền Trung vào miền Nam.
Đối với các nguồn điện khu vực miền Nam, EVN sẽ huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than (đặc biệt các tổ máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1).
EVN cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường lực lượng trực vận hành, không bố trí công tác trên lưới điện ở các khu vực có ảnh hưởng trong thời gian giảm, ngừng cung cấp khí; phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cấp khí PM3 tối đa cho các Nhà máy điện Cà Mau 1&2 trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn; cấp khí Cửu Long cao nhất có thể trong thời gian công tác để có thể huy động cao các Nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 2.1.
EVN cũng đã chuẩn bị các phương án huy động các tổ máy chạy khí khu vực Phú Mỹ - Bà Rịa sang vận hành bằng nhiên liệu dầu DO (nhiên liệu phụ) và huy động thêm các tổ máy nhiệt điện chạy dầu (FO) và tuabin khí chạy dầu tại Thủ Đức, Cần Thơ; tận dụng tối đa lượng khí Nam Côn Sơn (cấp trong các giai đoạn giảm khí trước và sau khi ngừng hoàn toàn), khí Cửu Long và khí PM3-CAA cho phát điện, điều chỉnh theo nguyên tắc phát cao vào các giờ cao điểm của miền Nam.
Do cắt khí, biện pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian này là huy động 2.721 MW từ các nguồn chạy dầu. Tổng sản lượng điện chạy dầu dự kiến huy động trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn khoảng 309 triệu kWh.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng cho hay, công tác bảo dưỡng lớn Đường ống khí Nam Côn Sơn năm 2016 sẽ được thực hiện trong 6 ngày, từ ngày 9/9 đến ngày 14/9/2016 (bao gồm 4,5 ngày thực hiện và 1,5 ngày dự phòng).
Tuy nhiên trước và sau thời gian dừng hoàn toàn, lượng khí cấp sẽ giảm/tăng dần. Cụ thể, từ ngày 5/9 đến 8/9 và từ ngày 15/09 - 19/09, lượng khí Nam Côn Sơn giảm từ 21,5 triệu m3/ngày xuống khoảng 11,5 triệu m3/ngày.
So với năm 2011, thời gian bảo dưỡng lần này được rút ngắn hơn 2 ngày. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị, nghiên cứu, xây dựng chu trình bảo dưỡng đầy nỗ lực của Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) nhằm sớm đưa nguồn khí trở lại cho các hộ tiêu thụ, giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi ngày cho đất nước.
Trong đợt bảo dưỡng lần này, có 62 gói công việc với 137 đầu việc cần hoàn thành. Trong số đó, 3 gói công việc đặc biệt phức tạp phải thực hiện trên ngọn đuốc cao trên 80 mét bởi các nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng. Các chuyên gia sẽ kiểm tra tất cả hệ thống điều khiển, dây chuyền công nghệ và tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi thiết bị, công nghệ xảy ra trong 5 năm qua.
Để rút ngắn thời thời gian bảo dưỡng, lần đầu tiên các công việc thực hiện trên ngọn đuốc cao sẽ được triển khai 24/24 giờ. Đây cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối các quy trình an toàn, đặc biệt các yêu cầu về điều kiện làm việc ban đêm.
Do tính chất phức tạp của công việc và số lượng đầu việc lớn, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ tháng 10/2015 (12 tháng trước đợt bảo dưỡng). Các công việc chuẩn bị chính bao gồm lập kế hoạch tổng thể; thống nhất kế hoạch giữa các bên, huy động nhân sự; mua vật tư thiết bị kỹ thuật; chuẩn bị và rà soát quy trình; phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình thực hiện.
Mục tiêu an toàn – sức khỏe – môi trường của NCSP là: “Không để xảy ra tại nạn - Không làm tổn hại đến con người - Không làm ảnh hưởng đến môi trường” được quán triệt một cách chi tiết từ lãnh đạo cho đến từng cán bộ nhân viên của công ty cũng như tất cả như tất cả nhân viên nhà thầu tham gia lần bảo dưỡng này.
Hệ thống vận chuyển và xử lý khí Nam Côn vận hành theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa ba đối tác là Tổng công ty Khí Việt Nam – PVGas (góp vốn 51%) và phía nước ngoài gồm Tập đoàn dầu khí Rosneft - Nga (32,67%) và Tập đoàn dầu khí Perenco – Pháp (16,33%). Dự án có tổng mức đầu tư gần 450 triệu USD bao gồm 362 km đường ống 26’’ dưới biển và gần 40 km đường ống 26’’ và 30” trên bờ, nhà máy xử lý khí với công suất xử lý 22 triệu m3 khí/ngày cùng các trạm van tại Long Hải và Phú Mỹ.
Hệ thống tiếp nhận khí từ các giàn khai thác ngoài khơi (Lan Tây, Rồng Đôi, Chim Sáo và Hải Thạch/Mộc Tinh), sau khi được xử lý tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Côn Sơn, khí được vận chuyển tới khu phức hợp Khí - Điện - Đạm Phú Mỹ và Nhơn Trạch, cung cấp nhiên liệu sản xuất gần 30% tổng sản lượng điện của quốc gia.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguồn cấp khí Nam Côn Sơn sẽ giảm từ 21,5 triệu m3/ngày xuống dừng hoàn toàn trong thời gian từ ngày 9/9 đến 14/9 để bảo dưỡng đường ống.
Để đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và liên tục, EVN đã chuẩn bị các phương án, tận dụng tối đa khả năng tải của các đường dây/máy biến áp truyền tải 500/220 kV để hỗ trợ công suất từ miền Bắc vào miền Trung và vào miền Nam, từ miền Trung vào miền Nam.
Đối với các nguồn điện khu vực miền Nam, EVN sẽ huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than (đặc biệt các tổ máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1).
EVN cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường lực lượng trực vận hành, không bố trí công tác trên lưới điện ở các khu vực có ảnh hưởng trong thời gian giảm, ngừng cung cấp khí; phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cấp khí PM3 tối đa cho các Nhà máy điện Cà Mau 1&2 trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn; cấp khí Cửu Long cao nhất có thể trong thời gian công tác để có thể huy động cao các Nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 2.1.
EVN cũng đã chuẩn bị các phương án huy động các tổ máy chạy khí khu vực Phú Mỹ - Bà Rịa sang vận hành bằng nhiên liệu dầu DO (nhiên liệu phụ) và huy động thêm các tổ máy nhiệt điện chạy dầu (FO) và tuabin khí chạy dầu tại Thủ Đức, Cần Thơ; tận dụng tối đa lượng khí Nam Côn Sơn (cấp trong các giai đoạn giảm khí trước và sau khi ngừng hoàn toàn), khí Cửu Long và khí PM3-CAA cho phát điện, điều chỉnh theo nguyên tắc phát cao vào các giờ cao điểm của miền Nam.
Do cắt khí, biện pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian này là huy động 2.721 MW từ các nguồn chạy dầu. Tổng sản lượng điện chạy dầu dự kiến huy động trong thời gian giảm, ngừng cấp khí Nam Côn Sơn khoảng 309 triệu kWh.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng cho hay, công tác bảo dưỡng lớn Đường ống khí Nam Côn Sơn năm 2016 sẽ được thực hiện trong 6 ngày, từ ngày 9/9 đến ngày 14/9/2016 (bao gồm 4,5 ngày thực hiện và 1,5 ngày dự phòng).
Tuy nhiên trước và sau thời gian dừng hoàn toàn, lượng khí cấp sẽ giảm/tăng dần. Cụ thể, từ ngày 5/9 đến 8/9 và từ ngày 15/09 - 19/09, lượng khí Nam Côn Sơn giảm từ 21,5 triệu m3/ngày xuống khoảng 11,5 triệu m3/ngày.
So với năm 2011, thời gian bảo dưỡng lần này được rút ngắn hơn 2 ngày. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị, nghiên cứu, xây dựng chu trình bảo dưỡng đầy nỗ lực của Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) nhằm sớm đưa nguồn khí trở lại cho các hộ tiêu thụ, giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi ngày cho đất nước.
Trong đợt bảo dưỡng lần này, có 62 gói công việc với 137 đầu việc cần hoàn thành. Trong số đó, 3 gói công việc đặc biệt phức tạp phải thực hiện trên ngọn đuốc cao trên 80 mét bởi các nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng. Các chuyên gia sẽ kiểm tra tất cả hệ thống điều khiển, dây chuyền công nghệ và tiến hành sửa chữa, khắc phục những lỗi thiết bị, công nghệ xảy ra trong 5 năm qua.
Để rút ngắn thời thời gian bảo dưỡng, lần đầu tiên các công việc thực hiện trên ngọn đuốc cao sẽ được triển khai 24/24 giờ. Đây cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng phải tuân thủ tuyệt đối các quy trình an toàn, đặc biệt các yêu cầu về điều kiện làm việc ban đêm.
Do tính chất phức tạp của công việc và số lượng đầu việc lớn, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ tháng 10/2015 (12 tháng trước đợt bảo dưỡng). Các công việc chuẩn bị chính bao gồm lập kế hoạch tổng thể; thống nhất kế hoạch giữa các bên, huy động nhân sự; mua vật tư thiết bị kỹ thuật; chuẩn bị và rà soát quy trình; phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình thực hiện.
Hệ thống vận chuyển và xử lý khí Nam Côn vận hành theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa ba đối tác là Tổng công ty Khí Việt Nam – PVGas (góp vốn 51%) và phía nước ngoài gồm Tập đoàn dầu khí Rosneft - Nga (32,67%) và Tập đoàn dầu khí Perenco – Pháp (16,33%). Dự án có tổng mức đầu tư gần 450 triệu USD bao gồm 362 km đường ống 26’’ dưới biển và gần 40 km đường ống 26’’ và 30” trên bờ, nhà máy xử lý khí với công suất xử lý 22 triệu m3 khí/ngày cùng các trạm van tại Long Hải và Phú Mỹ.
Hệ thống tiếp nhận khí từ các giàn khai thác ngoài khơi (Lan Tây, Rồng Đôi, Chim Sáo và Hải Thạch/Mộc Tinh), sau khi được xử lý tại Nhà máy xử lý khí Nam Côn Côn Sơn, khí được vận chuyển tới khu phức hợp Khí - Điện - Đạm Phú Mỹ và Nhơn Trạch, cung cấp nhiên liệu sản xuất gần 30% tổng sản lượng điện của quốc gia.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads