Theo kế hoạch, dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 sẽ được khởi công xây dựng vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, đến nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa thực hiện xong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư cũng chưa đàm phán xong hợp đồng BOT với Bộ Công Thương.
Chậm do hợp đồng phức tạp
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 do Tổ hợp Sumitomo - Hanoico làm chủ đầu tư, có tổng vốn hơn 2 tỷ USD, với công suất 1.320MW. Hiện nay, việc đàm phán hợp đồng thuê đất của dự án đã cơ bản hoàn thành, giá thuê đất cũng đã được Sở Tài chính phê duyệt.
Về công tác đền bù giải tỏa, tổng diện tích thực hiện thu hồi của dự án là 349,35ha, trong đó có 212,29ha đất liền và 137,36ha mặt nước biển. Có 340 tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có 100 trường hợp phải bố trí tái định cư với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 190 tỷ đồng. Hiện nay, thị xã Ninh Hòa đã hoàn thành phương án kiểm kê toàn bộ dự án và phê duyệt phương án bồi thường cho 284 cá nhân, 5 tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn 29 trường hợp chưa nhận tiền đền bù với tổng số tiền 15,78 tỷ đồng; lý do chủ yếu là đang chờ chủ trương giải quyết của UBND tỉnh hoặc chưa thống nhất số tiền bồi thường. UBND thị xã Ninh Hòa cũng đã phê duyệt 88/100 trường hợp tái định cư, trong đó có 65 trường hợp đã nhận đất tái định cư. Nhìn chung, công tác giải phóng mặt bằng dự án đã được UBND thị xã Ninh Hòa tích cực triển khai, nhưng tiến độ vẫn còn chậm so với yêu cầu của tỉnh.
Ông Hoàng Đình Phi, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Vân Phong cho biết, so với kế hoạch đã thông báo, tiến độ triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã chậm 12 tháng. Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng, dự án chậm còn do việc đàm phán hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư với Bộ Công Thương và hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ của toàn dự án. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tổng hợp lần cuối một số nội dung còn vướng mắc trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Chuẩn bị điều kiện để dự án khởi công
Được biết, để cung cấp điện cho việc thi công dự án, chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã thống nhất thỏa thuận chi tiết về việc xây dựng đường dây truyền tải 110kV. Bên cạnh đó, còn có dự án đường dây tải điện mạch kép từ Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 về Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân với chiều dài 172,5km, đi qua 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, do Tổng Công ty Truyền tải điện làm chủ đầu tư. Dự án này đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho Bộ Công Thương và đang đợi phê duyệt.
Về vấn đề giao thông, dự án cải tuyến Tỉnh lộ 1B dài gần 10km, nối từ Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin đến gần Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong đã được khởi công giai đoạn 1 vào năm 2013, có chiều dài hơn 4km. Đến nay, tuyến đường đã thực hiện được khoảng 60% khối lượng công trình. Dự án chậm tiến độ là do vướng mắc giải phóng mặt bằng, phải liên tục xử lý kỹ thuật vì tuyến đường đi qua vùng đồi núi có địa chất yếu. Dự kiến, giai đoạn 1 của tuyến đường sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016; giai đoạn 2 của dự án đã được khởi công vào tháng 12-2015, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017.
Theo kết quả đàm phán hợp đồng thuê đất dự án với nhà đầu tư đã được UBND tỉnh thống nhất, tỉnh sẽ ưu tiên hoàn thành trước đoạn cải tuyến Tỉnh lộ 1B qua khu đất của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 trước 3 tháng, kể từ ngày bắt đầu xây dựng để người dân thuận lợi đi lại trước khi đóng tuyến đường Tỉnh lộ 1B hiện hữu phục vụ cho thi công nhà máy. Hiện nay, BQL Khu kinh tế Vân Phong đang tập trung xây dựng để hoàn thành trước đoạn cải tuyến theo đúng cam kết với nhà đầu tư, chuẩn bị phục vụ triển khai xây dựng nhà máy.
BQL Khu kinh tế Vân Phong cho biết, để chủ động cấp nước cho dự án, UBND tỉnh đã đồng ý cho nhà đầu tư thăm dò, khai thác nước ngầm khu vực dự án hoặc vùng lân cận để phục vụ công tác xây dựng. Ngoài ra, UBND tỉnh đã cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội đầu tư dự án Nhà máy cấp nước sạch Khu kinh tế Vân Phong, có công suất giai đoạn 1 10.000m3/ngày đêm, với mục tiêu cung cấp nước sạch cho khu vực nam Vân Phong. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội đã khảo sát địa hình, địa chất, tuyến ống cấp nước, lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Công ty cũng đang lựa chọn nhà thầu xây dựng và dự kiến sẽ khởi công dự án vào cuối năm 2016.
Dự án động lực của nam Vân Phong
Theo ông Phi, hiện nay, các hợp đồng chính của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã đi đến giai đoạn cuối. Dự kiến, cuối năm nay sẽ bàn giao đất sạch và cấp giấy chứng nhận đầu tư; đầu năm 2017 sẽ khởi công dự án. Trong điều chỉnh quy hoạch điện của Trung ương (tháng 3-2016), Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã được đưa vào trong quy hoạch. Dự kiến năm 2021 nhà máy sẽ hòa lưới tổ máy 1, năm 2022 sẽ hòa lưới tổ máy 2.
Ông Phi cho rằng, đây là dự án quy mô lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh, vốn đầu tư khi triển khai hết cả 2 giai đoạn lên đến 3,8 - 4 tỷ USD. Dự án hoàn thành sẽ cung cấp nguồn năng lượng bổ sung điện lưới quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các tỉnh trong khu vực. Để đón đầu, mới đây, tỉnh đã cho phép xây dựng 1 cảng tổng hợp tại phường Ninh Thủy, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ giải quyết được lượng lớn việc làm cho lao động địa phương, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh.
“Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 là dự án động lực, tiền đề để thu hút và thúc đẩy đầu tư các dự án khác ở khu vực nam Vân Phong, góp phần không nhỏ trong việc phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh”, ông Phi cho biết.
Chậm do hợp đồng phức tạp
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 do Tổ hợp Sumitomo - Hanoico làm chủ đầu tư, có tổng vốn hơn 2 tỷ USD, với công suất 1.320MW. Hiện nay, việc đàm phán hợp đồng thuê đất của dự án đã cơ bản hoàn thành, giá thuê đất cũng đã được Sở Tài chính phê duyệt.
Ông Hoàng Đình Phi, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Vân Phong cho biết, so với kế hoạch đã thông báo, tiến độ triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã chậm 12 tháng. Bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng, dự án chậm còn do việc đàm phán hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư với Bộ Công Thương và hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ của toàn dự án. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tổng hợp lần cuối một số nội dung còn vướng mắc trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Chuẩn bị điều kiện để dự án khởi công
Được biết, để cung cấp điện cho việc thi công dự án, chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã thống nhất thỏa thuận chi tiết về việc xây dựng đường dây truyền tải 110kV. Bên cạnh đó, còn có dự án đường dây tải điện mạch kép từ Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 về Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân với chiều dài 172,5km, đi qua 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, do Tổng Công ty Truyền tải điện làm chủ đầu tư. Dự án này đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho Bộ Công Thương và đang đợi phê duyệt.
Về vấn đề giao thông, dự án cải tuyến Tỉnh lộ 1B dài gần 10km, nối từ Nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin đến gần Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong đã được khởi công giai đoạn 1 vào năm 2013, có chiều dài hơn 4km. Đến nay, tuyến đường đã thực hiện được khoảng 60% khối lượng công trình. Dự án chậm tiến độ là do vướng mắc giải phóng mặt bằng, phải liên tục xử lý kỹ thuật vì tuyến đường đi qua vùng đồi núi có địa chất yếu. Dự kiến, giai đoạn 1 của tuyến đường sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016; giai đoạn 2 của dự án đã được khởi công vào tháng 12-2015, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017.
Theo kết quả đàm phán hợp đồng thuê đất dự án với nhà đầu tư đã được UBND tỉnh thống nhất, tỉnh sẽ ưu tiên hoàn thành trước đoạn cải tuyến Tỉnh lộ 1B qua khu đất của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 trước 3 tháng, kể từ ngày bắt đầu xây dựng để người dân thuận lợi đi lại trước khi đóng tuyến đường Tỉnh lộ 1B hiện hữu phục vụ cho thi công nhà máy. Hiện nay, BQL Khu kinh tế Vân Phong đang tập trung xây dựng để hoàn thành trước đoạn cải tuyến theo đúng cam kết với nhà đầu tư, chuẩn bị phục vụ triển khai xây dựng nhà máy.
BQL Khu kinh tế Vân Phong cho biết, để chủ động cấp nước cho dự án, UBND tỉnh đã đồng ý cho nhà đầu tư thăm dò, khai thác nước ngầm khu vực dự án hoặc vùng lân cận để phục vụ công tác xây dựng. Ngoài ra, UBND tỉnh đã cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội đầu tư dự án Nhà máy cấp nước sạch Khu kinh tế Vân Phong, có công suất giai đoạn 1 10.000m3/ngày đêm, với mục tiêu cung cấp nước sạch cho khu vực nam Vân Phong. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghiệp xây dựng Hà Nội đã khảo sát địa hình, địa chất, tuyến ống cấp nước, lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Công ty cũng đang lựa chọn nhà thầu xây dựng và dự kiến sẽ khởi công dự án vào cuối năm 2016.
Dự án động lực của nam Vân Phong
Theo ông Phi, hiện nay, các hợp đồng chính của dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã đi đến giai đoạn cuối. Dự kiến, cuối năm nay sẽ bàn giao đất sạch và cấp giấy chứng nhận đầu tư; đầu năm 2017 sẽ khởi công dự án. Trong điều chỉnh quy hoạch điện của Trung ương (tháng 3-2016), Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 đã được đưa vào trong quy hoạch. Dự kiến năm 2021 nhà máy sẽ hòa lưới tổ máy 1, năm 2022 sẽ hòa lưới tổ máy 2.
Ông Phi cho rằng, đây là dự án quy mô lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh, vốn đầu tư khi triển khai hết cả 2 giai đoạn lên đến 3,8 - 4 tỷ USD. Dự án hoàn thành sẽ cung cấp nguồn năng lượng bổ sung điện lưới quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các tỉnh trong khu vực. Để đón đầu, mới đây, tỉnh đã cho phép xây dựng 1 cảng tổng hợp tại phường Ninh Thủy, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ giải quyết được lượng lớn việc làm cho lao động địa phương, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh.
“Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 là dự án động lực, tiền đề để thu hút và thúc đẩy đầu tư các dự án khác ở khu vực nam Vân Phong, góp phần không nhỏ trong việc phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh”, ông Phi cho biết.
VĂN KỲ - Báo Khánh Hòa
Relate Threads