Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích VCBS dự báo năm 2016, DPM đạt 9.131 tỷ đồng doanh thu (giảm 1,2% so với năm trước) và 1.389 tỷ đồng LNST (giảm 5,6% so với năm trước)
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã DPM - HOSE) ghi nhận mức tăng nhẹ 4,19% so với cùng kỳ đạt 7.397 tỷ đồng (hoàn thành 80% kế hoạch năm). Lợi nhuận sau thuế của DPM ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc so với cùng kì đạt 1.178 tỷ đồng (tăng 25,5% so với cùng kỳ, hoàn thành vượt 12,5% kế hoạch 2015).
Đóng góp chính vào sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế là nhờ giá khí thiên nhiên đầu vào (chiếm 72-74% giá thành sản xuất Ure) sụt giảm 37,2% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2015 của DPM đạt 31,6% so với 25,7% của 9 tháng đầu năm 2014.
Khoản đầu tư vào PVTEX: Đạm Phú Mỹ đã trích lập xong toàn bộ hơn 198 tỷ đồng vốn đầu tư còn lại vào PVTEX trong 9 tháng đầu năm 2015 (PVTEX có vốn điều lệ là 1.277 tỷ đồng, DPM năm 25% vốn và PVN nắm 75% vốn), kể từ khi đi vào hoạt động năm 2011 thì PVTEX đã lỗ hơn 1.732 tỷ đồng.
Tuy nhiên, PVTEX không được nhà nước cho phép bổ sung thêm vốn mà bắt buộc PVN và DPM phải thoái trong toàn bộ trong thời gian tới, đây được xem là tin tốt đối với DPM. VCBS cho rằng, KQKD của DPM từ 2016 trở đi sẽ “bớt được gánh nặng lỗ PVTEX” giúp tiết kiệm được khoảng 200 - 300 tỷ đồng/năm.
VCBS dự báo năm 2016, DPM đạt 9.131 tỷ đồng doanh thu (giảm 1,2% so với năm trước) và 1.389 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 5,6% so với năm trước), EPS forward 2016 là 3.655 đồng.
Với mức giá ngày 17/11/2015 là 33.000 đồng/cổ phiếu thì DPM đang được giao dịch tại mức P/E là 9,02 lần, khá cao so với trung bình ngành (6,9 lần). Tuy nhiên, dự án NPK Phú Mỹ dự kiến sẽ là bước chuyển mình dành cho DPM trong tương lai và góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp với kì vọng giá dầu sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.
Theo: http://ndh.vn/
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, doanh thu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã DPM - HOSE) ghi nhận mức tăng nhẹ 4,19% so với cùng kỳ đạt 7.397 tỷ đồng (hoàn thành 80% kế hoạch năm). Lợi nhuận sau thuế của DPM ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc so với cùng kì đạt 1.178 tỷ đồng (tăng 25,5% so với cùng kỳ, hoàn thành vượt 12,5% kế hoạch 2015).
Đóng góp chính vào sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế là nhờ giá khí thiên nhiên đầu vào (chiếm 72-74% giá thành sản xuất Ure) sụt giảm 37,2% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2015 của DPM đạt 31,6% so với 25,7% của 9 tháng đầu năm 2014.
Khoản đầu tư vào PVTEX: Đạm Phú Mỹ đã trích lập xong toàn bộ hơn 198 tỷ đồng vốn đầu tư còn lại vào PVTEX trong 9 tháng đầu năm 2015 (PVTEX có vốn điều lệ là 1.277 tỷ đồng, DPM năm 25% vốn và PVN nắm 75% vốn), kể từ khi đi vào hoạt động năm 2011 thì PVTEX đã lỗ hơn 1.732 tỷ đồng.
Tuy nhiên, PVTEX không được nhà nước cho phép bổ sung thêm vốn mà bắt buộc PVN và DPM phải thoái trong toàn bộ trong thời gian tới, đây được xem là tin tốt đối với DPM. VCBS cho rằng, KQKD của DPM từ 2016 trở đi sẽ “bớt được gánh nặng lỗ PVTEX” giúp tiết kiệm được khoảng 200 - 300 tỷ đồng/năm.
VCBS dự báo năm 2016, DPM đạt 9.131 tỷ đồng doanh thu (giảm 1,2% so với năm trước) và 1.389 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 5,6% so với năm trước), EPS forward 2016 là 3.655 đồng.
Với mức giá ngày 17/11/2015 là 33.000 đồng/cổ phiếu thì DPM đang được giao dịch tại mức P/E là 9,02 lần, khá cao so với trung bình ngành (6,9 lần). Tuy nhiên, dự án NPK Phú Mỹ dự kiến sẽ là bước chuyển mình dành cho DPM trong tương lai và góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp với kì vọng giá dầu sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.
Theo: http://ndh.vn/
Relate Threads