oilgasvietnam
Moderator
Trong bối cảnh thị trường phân bón diễn biến phức tạp và nhiều khó khăn hơn các năm trước, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) dự kiến sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh năm 2016.
Liên tục vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành vượt mức mục tiêu hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng để cổ phiếu DPM luôn được giới đầu tư đánh giá vào nhóm cổ phiếu đầu tư giá trị hàng đầu trên TTCK.
Tiếp nối đà tăng trưởng
Báo cáo thường niên 2015 của DPM nhận định, năm 2015 là năm có nhiều biến động lớn trên thị trường như sự sụt giảm của giá dầu, thay đổi luật thuế VAT, ngành nông nghiệp trong nước và toàn cầu chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu kéo theo sự sụt giảm mạnh giá phân bón cũng như nhu cầu sử dụng… Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Tổng công ty đã kịp thời thực hiện nhiều giải pháp, hoàn thành tốt các mục tiêu, duy trì niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư vào giá trị cổ phiếu DPM.
Cụ thể, doanh thu năm 2015 đạt 10.047 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 1.488 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và vượt 42% kế hoạch. Theo đó, tỷ lệ chia cổ tức của DPM trong năm 2015 được điều chỉnh lên 40%, so với mức 25% mệnh giá đã được cổ đông thông qua. Trong năm 2016, Ban điều hành cam kết mức chi trả cổ tức là 30% mệnh giá cổ phiếu.
Thành công của năm 2015 tạo đà cho DPM hoàn thành tốt các chỉ tiêu 2016 như đã cam kết với cổ đông, duy trì vị trí dẫn đầu ngành phân bón và hóa chất. Trong những tháng đầu năm nay, giá dầu giảm với thời tiết rét đậm rét hại tại khu vực miền Bắc, khô hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ làm cho nhu cầu sử dụng phân bón nói chung, đặc biệt là urea, kéo theo giá urea giảm liên tục.
Tuy nhiên, với sự linh hoạt trong điều hành sản xuất, kinh doanh và với lợi thế cạnh tranh trên thị trường, DPM tiếp tục tận dụng tốt thời cơ để hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Ông Lê Cự Tân, Chủ tịch HĐQT DPM cho biết: “Trong quản trị và điều hành, Ban lãnh đạo tiếp tục ưu tiên, chú trọng kiểm soát, tiết giảm chi phí hợp lý, cải tiến chính sách giá bán và tiêu thụ sản phẩm. Nửa đầu năm 2016, DPM đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu chính trong kế hoạch”.
Về sản lượng sản xuất Đạm Phú Mỹ, 9 tháng đầu năm đạt 635.558 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ 2015. Bên cạnh đó, sản lượng kinh doanh tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan; trong đó, sản lượng tiêu thụ Đạm Phú Mỹ đạt 644.362 tấn, tương đương 103% kế hoạch 9 tháng đầu năm. Kinh doanh phân bón tự doanh 9 tháng 2016 đạt 274.866 tấn, tương đương 125% kế hoạch 9 tháng đầu năm.
Ngoài ra, mảng hóa chất cũng có nhiều bước tiến ấn tượng. Đặc biệt, sản lượng kinh doanh NH3 đạt 26.448 tấn, tương đương 181% kế hoạch 9 tháng đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ 2015 do DPM đẩy mạnh phát triển mặt hàng này.
Cùng với những kết quả khả quan, lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đạt 1.232 tỷ đồng, hoàn thành 84% kế hoạch năm. Nhận định về triển vọng cho giai đoạn tới, ông Lê Cự Tân cho biết: “Trên chặng đường phát triển sắp tới, chúng tôi cam kết tối ưu hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch; đồng thời, tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư”.
Định hướng phát triển bền vững trung và dài hạn
Với mục tiêu phát triển bền vững, phiên họp thường niên 2016 của Đại hội đồng cổ đông đã phê duyệt chiến lược phát triển trung và dài hạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035. Trong đó, DPM định hướng giai đoạn 2021 - 2025 sẽ duy trì vị thế doanh nghiệp phân bón số 1 trong nước; phát triển lĩnh vực sản xuất hóa chất với doanh thu chiếm 50% tổng doanh thu vào năm 2020 và 70% doanh thu vào năm 2025; nhà máy NPK sẽ đạt 100% công suất (250.000 tấn/năm) từ năm 2018 và trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nâng công suất lên 500.000 tấn/năm .
Theo đà phát triển, DPM định hướng nguồn lực chính cho tăng trưởng giai đoạn 2025-2035 sẽ đến từ mảng hóa chất, dự kiến đóng góp 70% lợi nhuận. Trong giai đoạn này, DPM cũng đặt mục tiêu nâng công suất nhà máy NPK lên 750.000 tấn/năm và phấn đấu trở thành doanh nghiệp có quy mô nằm trong Top 10 ở khu vực châu Á trong ngành phân bón, hóa chất.
Được coi là doanh nghiệp tiêu biểu trên TTCK, trong năm 2016, DPM tiếp tục là công ty duy nhất trong ngành phân bón và hóa chất nhận giải công ty niêm yết tốt nhất thuộc ngành nông nghiệp và phụ trợ. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp, DPM có tên trong danh sách được Forbes bình chọn. DPM cũng được Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam và Vietstock bình chọn trong Top 5 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất.
Ngoài ra, Giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động” và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về các thành tích xuất sắc trong công tác chăm lo cho người lao động mà DPM được trao tặng vừa qua cũng là minh chứng cho sự phát triển toàn diện của Tổng công ty.
Liên tục vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành vượt mức mục tiêu hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng để cổ phiếu DPM luôn được giới đầu tư đánh giá vào nhóm cổ phiếu đầu tư giá trị hàng đầu trên TTCK.
Tiếp nối đà tăng trưởng
Báo cáo thường niên 2015 của DPM nhận định, năm 2015 là năm có nhiều biến động lớn trên thị trường như sự sụt giảm của giá dầu, thay đổi luật thuế VAT, ngành nông nghiệp trong nước và toàn cầu chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu kéo theo sự sụt giảm mạnh giá phân bón cũng như nhu cầu sử dụng… Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Tổng công ty đã kịp thời thực hiện nhiều giải pháp, hoàn thành tốt các mục tiêu, duy trì niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư vào giá trị cổ phiếu DPM.
Cụ thể, doanh thu năm 2015 đạt 10.047 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 1.488 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và vượt 42% kế hoạch. Theo đó, tỷ lệ chia cổ tức của DPM trong năm 2015 được điều chỉnh lên 40%, so với mức 25% mệnh giá đã được cổ đông thông qua. Trong năm 2016, Ban điều hành cam kết mức chi trả cổ tức là 30% mệnh giá cổ phiếu.
Thành công của năm 2015 tạo đà cho DPM hoàn thành tốt các chỉ tiêu 2016 như đã cam kết với cổ đông, duy trì vị trí dẫn đầu ngành phân bón và hóa chất. Trong những tháng đầu năm nay, giá dầu giảm với thời tiết rét đậm rét hại tại khu vực miền Bắc, khô hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ làm cho nhu cầu sử dụng phân bón nói chung, đặc biệt là urea, kéo theo giá urea giảm liên tục.
Tuy nhiên, với sự linh hoạt trong điều hành sản xuất, kinh doanh và với lợi thế cạnh tranh trên thị trường, DPM tiếp tục tận dụng tốt thời cơ để hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Ông Lê Cự Tân, Chủ tịch HĐQT DPM cho biết: “Trong quản trị và điều hành, Ban lãnh đạo tiếp tục ưu tiên, chú trọng kiểm soát, tiết giảm chi phí hợp lý, cải tiến chính sách giá bán và tiêu thụ sản phẩm. Nửa đầu năm 2016, DPM đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu chính trong kế hoạch”.
Về sản lượng sản xuất Đạm Phú Mỹ, 9 tháng đầu năm đạt 635.558 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ 2015. Bên cạnh đó, sản lượng kinh doanh tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan; trong đó, sản lượng tiêu thụ Đạm Phú Mỹ đạt 644.362 tấn, tương đương 103% kế hoạch 9 tháng đầu năm. Kinh doanh phân bón tự doanh 9 tháng 2016 đạt 274.866 tấn, tương đương 125% kế hoạch 9 tháng đầu năm.
Ngoài ra, mảng hóa chất cũng có nhiều bước tiến ấn tượng. Đặc biệt, sản lượng kinh doanh NH3 đạt 26.448 tấn, tương đương 181% kế hoạch 9 tháng đầu năm, tăng 33% so với cùng kỳ 2015 do DPM đẩy mạnh phát triển mặt hàng này.
Cùng với những kết quả khả quan, lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đạt 1.232 tỷ đồng, hoàn thành 84% kế hoạch năm. Nhận định về triển vọng cho giai đoạn tới, ông Lê Cự Tân cho biết: “Trên chặng đường phát triển sắp tới, chúng tôi cam kết tối ưu hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch; đồng thời, tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư”.
Định hướng phát triển bền vững trung và dài hạn
Với mục tiêu phát triển bền vững, phiên họp thường niên 2016 của Đại hội đồng cổ đông đã phê duyệt chiến lược phát triển trung và dài hạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035. Trong đó, DPM định hướng giai đoạn 2021 - 2025 sẽ duy trì vị thế doanh nghiệp phân bón số 1 trong nước; phát triển lĩnh vực sản xuất hóa chất với doanh thu chiếm 50% tổng doanh thu vào năm 2020 và 70% doanh thu vào năm 2025; nhà máy NPK sẽ đạt 100% công suất (250.000 tấn/năm) từ năm 2018 và trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nâng công suất lên 500.000 tấn/năm .
Được coi là doanh nghiệp tiêu biểu trên TTCK, trong năm 2016, DPM tiếp tục là công ty duy nhất trong ngành phân bón và hóa chất nhận giải công ty niêm yết tốt nhất thuộc ngành nông nghiệp và phụ trợ. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp, DPM có tên trong danh sách được Forbes bình chọn. DPM cũng được Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam và Vietstock bình chọn trong Top 5 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất.
Ngoài ra, Giải thưởng “Doanh nghiệp vì người lao động” và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về các thành tích xuất sắc trong công tác chăm lo cho người lao động mà DPM được trao tặng vừa qua cũng là minh chứng cho sự phát triển toàn diện của Tổng công ty.
Đặc san 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam
Relate Threads