Mặc dù hoạt động kinh doanh của Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (HoSE: PVT) vẫn khá ổn định, nhưng phụ thuộc vào PVN và vẫn tiềm ẩn một số rủi ro. Điều này phần nào ảnh hưởng tới động lực tăng điểm của PVT.
Với 19 tàu đang hoạt động, chiếm 17% tổng trọng tải đội tàu biển của Việt Nam, PVT là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển của tập đoàn PVN.
Lợi nhuận tăng sau kiểm toán
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVT đạt hơn 6.147 tỷ đồng, giảm 8,7% so với năm 2016, chủ yếu là do nhà máy lọc dầu Dung Quất bước vào giai đoạn bảo trì định kỳ, khiến cho sản lượng vận chuyển sụt giảm trong năm 2017. Mặc dù doanh thu giảm, nhưng hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2017 lại giảm xuống 86,2%, so với mức 88,6%, cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVT đã hiệu quả hơn. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của PVT tăng lên mức 13,7%, so với mức 11,3%.
Hoạt động kinh doanh của PVT phụ thuộc vào các hợp đồng vận tại do PVN giao.
Trong kỳ, chi phí bán hàng hơn 9,5 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 232 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,7% và 2,7%. Theo đó, tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 28% tổng lợi nhuận gộp của PVT, cho thấy doanh nghiệp này đang quản lý khá tốt khoản mục chi phí này.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của PVT năm 2017 đạt hơn 533 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2016.
Đáng lưu ý, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán của doanh nghiệp này đã tăng 7,4% so với lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán. Theo giải trình của doanh nghiệp này, chênh lệch nói trên là do điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, làm tăng chi phí thuế thu nhập hoàn lãi và giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành.
Tính đến 31/12/2017, nợ phải trả của PVT hơn 4.541 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hơn 4.661 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 97,4%. Mặc dù lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh của PVT giảm 39,4% so với năm 2016, nhưng vẫn thực dương khá lớn. Do đó, với tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu nói trên, thì áp lực trả nợ của doanh nghiệp cũng không quá lớn.
Những rủi ro “ám” PVT
PVT hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí; dịch vụ vận tải hàng rời; dịch vụ hàng hải dầu khí; dịch vụ quản lý kỹ thuật tàu biển, …
Với sự hậu thuẫn từ PVN, PVT được hưởng rất nhiều ưu đãi từ việc nhận các hợp đồng vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí cũng như than cho các nhà máy nhiệt điện. Do đó, mặc dù ngành vận tải biển gặp khá nhiều khó khăn trong các năm trước, nhưng PVT vẫn trụ được trong giai đoạn khủng hoảng của ngành.
Trong năm 2018, với việc nhà máy lọc dầu Dung Quất quay lại hoạt động ổn định, sản lượng dầu thô PVT vận chuyển cho Dung Quất có thể đạt được mức cao của năm 2016 là 7 triệu tấn. Do đó, mảng vận tải có thể tăng trưởng khoảng hơn 10% so với năm 2017.
Trong khi đó, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với tổng công suất 10 triệu tấn/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng của PVT. Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không đóng góp nhiều cho PVT trong năm nay, nhưng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho PVT trong những năm tới, bởi PVN sở hữu khoảng 25% vốn tại nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Với mức giá 20.200 VND/Cp, PVT đang được giao dịch với mức P/E forward 2018 khoảng 11 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành 14 lần. Do đó, triển vọng tăng điểm của PVT vẫn còn, nhưng không được đánh giá cao, cùng lắm chỉ lên mức 25.000- 27.000đ/CP trong ngắn và trung hạn. Theo phân tích kỹ thuật, PVT đang điều chỉnh ngắn hạn. Do đó, các nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh của PVT về khoảng 16.000- 18.000đ/Cp để mua vào.
Hiện tai, PVT đang đối mặt với một số rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này phụ thuộc vào các hợp đồng vận tại do PVN giao.
Thứ hai, nếu các nhà máy nhiệt than, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tiếp tục bị chậm tiến độ, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT.
Thứ ba, biến động của giá dầu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT. Hiện nay nguồn cung từ dầu đá phiến của Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh, trong khi nhiều khả năng OPEC sẽ ngừng gia hạn cắt giảm sản lượng. Điều này sẽ khiến giá dầu có nguy cơ bị giảm trở lại.
Thứ tư, rủi ro về tỷ giá cũng đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT.
Với 19 tàu đang hoạt động, chiếm 17% tổng trọng tải đội tàu biển của Việt Nam, PVT là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển của tập đoàn PVN.
Lợi nhuận tăng sau kiểm toán
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVT đạt hơn 6.147 tỷ đồng, giảm 8,7% so với năm 2016, chủ yếu là do nhà máy lọc dầu Dung Quất bước vào giai đoạn bảo trì định kỳ, khiến cho sản lượng vận chuyển sụt giảm trong năm 2017. Mặc dù doanh thu giảm, nhưng hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2017 lại giảm xuống 86,2%, so với mức 88,6%, cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVT đã hiệu quả hơn. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của PVT tăng lên mức 13,7%, so với mức 11,3%.
Hoạt động kinh doanh của PVT phụ thuộc vào các hợp đồng vận tại do PVN giao.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của PVT năm 2017 đạt hơn 533 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2016.
Đáng lưu ý, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán của doanh nghiệp này đã tăng 7,4% so với lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán. Theo giải trình của doanh nghiệp này, chênh lệch nói trên là do điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, làm tăng chi phí thuế thu nhập hoàn lãi và giảm chi phí thuế thu nhập hiện hành.
Tính đến 31/12/2017, nợ phải trả của PVT hơn 4.541 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hơn 4.661 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 97,4%. Mặc dù lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh của PVT giảm 39,4% so với năm 2016, nhưng vẫn thực dương khá lớn. Do đó, với tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu nói trên, thì áp lực trả nợ của doanh nghiệp cũng không quá lớn.
Những rủi ro “ám” PVT
PVT hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí; dịch vụ vận tải hàng rời; dịch vụ hàng hải dầu khí; dịch vụ quản lý kỹ thuật tàu biển, …
Với sự hậu thuẫn từ PVN, PVT được hưởng rất nhiều ưu đãi từ việc nhận các hợp đồng vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí cũng như than cho các nhà máy nhiệt điện. Do đó, mặc dù ngành vận tải biển gặp khá nhiều khó khăn trong các năm trước, nhưng PVT vẫn trụ được trong giai đoạn khủng hoảng của ngành.
Trong năm 2018, với việc nhà máy lọc dầu Dung Quất quay lại hoạt động ổn định, sản lượng dầu thô PVT vận chuyển cho Dung Quất có thể đạt được mức cao của năm 2016 là 7 triệu tấn. Do đó, mảng vận tải có thể tăng trưởng khoảng hơn 10% so với năm 2017.
Trong khi đó, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn với tổng công suất 10 triệu tấn/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng của PVT. Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không đóng góp nhiều cho PVT trong năm nay, nhưng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực cho PVT trong những năm tới, bởi PVN sở hữu khoảng 25% vốn tại nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Với mức giá 20.200 VND/Cp, PVT đang được giao dịch với mức P/E forward 2018 khoảng 11 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành 14 lần. Do đó, triển vọng tăng điểm của PVT vẫn còn, nhưng không được đánh giá cao, cùng lắm chỉ lên mức 25.000- 27.000đ/CP trong ngắn và trung hạn. Theo phân tích kỹ thuật, PVT đang điều chỉnh ngắn hạn. Do đó, các nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh của PVT về khoảng 16.000- 18.000đ/Cp để mua vào.
Hiện tai, PVT đang đối mặt với một số rủi ro tiểm ẩn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này phụ thuộc vào các hợp đồng vận tại do PVN giao.
Thứ hai, nếu các nhà máy nhiệt than, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tiếp tục bị chậm tiến độ, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT.
Thứ ba, biến động của giá dầu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT. Hiện nay nguồn cung từ dầu đá phiến của Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh, trong khi nhiều khả năng OPEC sẽ ngừng gia hạn cắt giảm sản lượng. Điều này sẽ khiến giá dầu có nguy cơ bị giảm trở lại.
Thứ tư, rủi ro về tỷ giá cũng đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT.
Ngọc Anh
enternews.vn
enternews.vn
Relate Threads