Cty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 là DN 100% vốn nước ngoài đầu tiên vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại thị trường xăng dầu Việt Nam. Trả lời DĐDN, TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế – Viện kinh tế tài chính – Bộ Tài chính khẳng định: Sự vào cuộc của một liên doanh nước ngoài là cú hích cần thiết cho thị trường xăng dầu Việt Nam.
Ông Ánh khẳng định: Trong bối cảnh này, sự vào cuộc của một liên doanh nước ngoài được đánh giá là cú hích cần thiết cho thị trường xăng dầu Việt Nam. Trước tiên, là để gần với quy chuẩn quốc tế hơn.
– Vậy theo ông, thị trường xăng dầu VN sẽ có tác động như thế nào khi nhà nước đồng ý mở cửa cho thương nhân nước ngoài tham gia?
Chúng ta đã biết, thị trường xăng dầu VN phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh VN chưa thể xây dựng một ngành lọc dầu, hóa dầu đúng tiềm năng. Hơn nữa, cơ chế quản lý hiện nay của chúng ta là nhà nước đang can thiệp khá mạnh, khá sâu về giá.
Vì những điểm yếu đó, VN luôn phải lo lắng về những rắc rối của giá xăng dầu. Điển hình, giá xăng dầu trong nước dễ “lạc nhịp” với thế giới, hay có khi giá tăng nhanh nhưng giảm lại chậm. Như vậy, nếu huy động được các DN FDI lớn tham gia thì có thể sẽ hạn chế được khuyết tật về cấu trúc thị trường.
Bởi lẽ, khi DN FDI vào sẽ tạo ra một thế cạnh tranh công bằng, cụ thể là cạnh tranh về giá với các DN lớn trong nước. Khi đó, DN FDI sẽ gián tiếp “loại” khỏi thị trường những DN làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, việc DN FDI có mặt tại thị trường buộc Nhà nước phải có chính sách ứng xử mới với thị trường xăng dầu chứ không thể can thiệp sâu về giá như hiện nay.
– Tuy nhiên, nhiều DN trong nước lại đang tỏ ra lo ngại rằng, nếu mở cửa cho khối ngoại tham gia thị trường này, thì sẽ có nguy cơ ngành xăng dầu bị thâu tóm, thưa ông?
Phải khẳng định một thực tế rằng, đối với những DN FDI lớn, thì việc mua lại các DN VN là rất dễ. Thậm chí, không loại trừ khả năng mua được những DN rất lớn. Nhưng tôi nghĩ, bản thân các DN xăng dầu trong nước cũng đã đến lúc phải “tự lớn”, tăng tính cạnh tranh chứ không thể chỉ lo sợ… rồi để đó.
Như tôi đã nói ở trên, hiện nay nguồn xăng dầu của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài. Nghĩa là chúng ta cũng đang bị chi phối. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan quản lý phải biết đón đầu để đưa ra những chính sách hợp lý để tránh lo ngại mất thị trường.
Ở nước ngoài với các ngành kinh tế như xăng dầu, điện… được tự do thu hút đầu tư. Còn với chúng ta, mặt hàng xăng dầu có thể được “cởi trói” từ từ, ví như khống chế thị phần nắm giữ, buộc phải thành lập liên doanh hoặc chính sách giám sát giá. Tức là chúng ta sẽ khống chế bán phá giá, khống chế việc thâu tóm thị trường, thâu tóm đối thủ.
– Theo ông, cơ quan quản lý sẽ phải đón đầu trong điều hành ra sao?
Dù còn lo ngại về an ninh năng lượng thì cũng không thể ngăn được xu thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang vào Việt Nam để thăm dò, điều tra thị trường bán lẻ xăng dầu nhằm dọn đường cho thương nhân của họ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực bán lẻ. Việc đầu tiên cần làm là phải sửa đổi Nghị định 83/NĐ- CP về kinh doanh xăng dầu cho phù hợp với thông lệ quốc tế về mở cửa thị trường. Vì với một thị trường xăng dầu như hiện nay, khi nhà đầu tư nước ngoài vào thì chẳng khác nào một “chiếc áo quá bé khoác cho người khổng lồ”.
Tiếp đó là nên xóa bỏ quỹ bình ổn giá đối với xăng dầu vì thực tế nó chẳng giải quyết vấn đề gì. Bởi lẽ, khi duy trì quỹ bình ổn này thì chính cơ quan quản lý đang làm phức tạp thêm vấn đề trong điều hành quản lý giá. Theo tôi, duy trì quỹ bình ổn xăng dầu như hiện nay sẽ tạo ra vùng mờ trong quản lý.
– Xin cảm ơn ông!
Ông Ánh khẳng định: Trong bối cảnh này, sự vào cuộc của một liên doanh nước ngoài được đánh giá là cú hích cần thiết cho thị trường xăng dầu Việt Nam. Trước tiên, là để gần với quy chuẩn quốc tế hơn.
– Vậy theo ông, thị trường xăng dầu VN sẽ có tác động như thế nào khi nhà nước đồng ý mở cửa cho thương nhân nước ngoài tham gia?
Chúng ta đã biết, thị trường xăng dầu VN phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh VN chưa thể xây dựng một ngành lọc dầu, hóa dầu đúng tiềm năng. Hơn nữa, cơ chế quản lý hiện nay của chúng ta là nhà nước đang can thiệp khá mạnh, khá sâu về giá.
Vì những điểm yếu đó, VN luôn phải lo lắng về những rắc rối của giá xăng dầu. Điển hình, giá xăng dầu trong nước dễ “lạc nhịp” với thế giới, hay có khi giá tăng nhanh nhưng giảm lại chậm. Như vậy, nếu huy động được các DN FDI lớn tham gia thì có thể sẽ hạn chế được khuyết tật về cấu trúc thị trường.
Bởi lẽ, khi DN FDI vào sẽ tạo ra một thế cạnh tranh công bằng, cụ thể là cạnh tranh về giá với các DN lớn trong nước. Khi đó, DN FDI sẽ gián tiếp “loại” khỏi thị trường những DN làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, việc DN FDI có mặt tại thị trường buộc Nhà nước phải có chính sách ứng xử mới với thị trường xăng dầu chứ không thể can thiệp sâu về giá như hiện nay.
Phải khẳng định một thực tế rằng, đối với những DN FDI lớn, thì việc mua lại các DN VN là rất dễ. Thậm chí, không loại trừ khả năng mua được những DN rất lớn. Nhưng tôi nghĩ, bản thân các DN xăng dầu trong nước cũng đã đến lúc phải “tự lớn”, tăng tính cạnh tranh chứ không thể chỉ lo sợ… rồi để đó.
Như tôi đã nói ở trên, hiện nay nguồn xăng dầu của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài. Nghĩa là chúng ta cũng đang bị chi phối. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan quản lý phải biết đón đầu để đưa ra những chính sách hợp lý để tránh lo ngại mất thị trường.
Ở nước ngoài với các ngành kinh tế như xăng dầu, điện… được tự do thu hút đầu tư. Còn với chúng ta, mặt hàng xăng dầu có thể được “cởi trói” từ từ, ví như khống chế thị phần nắm giữ, buộc phải thành lập liên doanh hoặc chính sách giám sát giá. Tức là chúng ta sẽ khống chế bán phá giá, khống chế việc thâu tóm thị trường, thâu tóm đối thủ.
– Theo ông, cơ quan quản lý sẽ phải đón đầu trong điều hành ra sao?
Dù còn lo ngại về an ninh năng lượng thì cũng không thể ngăn được xu thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang vào Việt Nam để thăm dò, điều tra thị trường bán lẻ xăng dầu nhằm dọn đường cho thương nhân của họ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn lĩnh vực bán lẻ. Việc đầu tiên cần làm là phải sửa đổi Nghị định 83/NĐ- CP về kinh doanh xăng dầu cho phù hợp với thông lệ quốc tế về mở cửa thị trường. Vì với một thị trường xăng dầu như hiện nay, khi nhà đầu tư nước ngoài vào thì chẳng khác nào một “chiếc áo quá bé khoác cho người khổng lồ”.
Tiếp đó là nên xóa bỏ quỹ bình ổn giá đối với xăng dầu vì thực tế nó chẳng giải quyết vấn đề gì. Bởi lẽ, khi duy trì quỹ bình ổn này thì chính cơ quan quản lý đang làm phức tạp thêm vấn đề trong điều hành quản lý giá. Theo tôi, duy trì quỹ bình ổn xăng dầu như hiện nay sẽ tạo ra vùng mờ trong quản lý.
– Xin cảm ơn ông!
Mai Thanh thực hiện (enternews.vn)
Relate Threads