Trong quý 2/2016, giá dầu thô thế giới đạt mức 47 USD/thùng (giá dầu tương lai cho dầu Brent), cải thiện 33,6% so với quý 1/2016.
Mặc dù vậy, so với mức giá của cùng kỳ năm 2015, giá dầu vẫn suy giảm 25,9%. Với sự cải thiện đáng kể so với quý 1/2016, giá dầu đang được duy trì ở mặt bằng giá cân bằng và ít biến động khi chỉ giao động trong khoảng 45-50 USD/thùng trong phần lớn thời gian của quý 2. Giá dầu sau thời điểm hồi phục từ cuối quý 1 và đầu quý 2 đang bước vào chu kì điều chỉnh và được các chuyên gia đánh giá có thể đạt mức 42 USD/thùng trong thời gian tới. Mặc dù vậy, với triển vọng thị trường dầu thô sẽ tiếp tục chu kì phục hồi.
Với sự cải thiện trên, giá nhiên liệu như CP Aramco (LPG), dầu FO và giá Gas bán lẻ trong nước cũng đã có sự phục hồi nhất định trong quý 2. Giá LPG trong quý 2 tăng 13,8% so với quý trước và giá dầu FO cải thiện 15,2% so với quý trước. Do đó, có thể dễ dàng có được câu trả lời cho sự cải thiện về doanh thu của các doanh nghiệp ngành khí, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối như Tổng CTCP Khí Việt Nam (GAS), CTCP Kinh doanh khí Miền Nam (PGS), CTCP CNG Việt Nam (CNG) và CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG) so với quý 1/2016, thời điểm giá dầu chạm đáy của 10 năm.
Cụ thể, tổng doanh thu quý 2/2016 của GAS xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 15.762 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn1.657 tỷ đồng, giảm hơn 38% cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, GAS đạt 29.803 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế 3.136,7 tỷ đồng, giảm 41,27% so với cùng kỳ, lần lượt hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận là 54,43% và 44,27%.
Ở mức thấp hơn, PGS trong quý II/2016 đạt tổng doanh thu hơn 1.272 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 23,1 tỷ đồng, giảm 43,34% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PGS đạt doanh thu 2.114 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 292,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,56 lần cùng kỳ 2015. Trong khi đó, quý 2/2016 CNG ghi nhận doanh thu 231,8 tỷ đồng và lãi ròng 37 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Không có được kết quả kinh doanh khả quan như các doanh nghiệp trên, PVG lại có kết quả kinh doanh sụt giảm khi lợi nhuận sau thuế quý 2/2016 chỉ đạt 5,4 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo lý giải của bà Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Tổng giám đốc PVG, trong năm 2016 mặc dù công ty kinh doanh thêm sản phẩm khí nén thiên nhiên (CNG) làm tăng lợi nhuận gộp quý 2, nhưng tình hình giá dầu biến động mạnh, giá CP thế giới giảm sâu, tình hình cạnh tranh về giá kéo dài giữa các đơn vị kinh doanh bán lẻ trên thị trường đã khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) bán lẻ của PVG giảm mạnh.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhìn về tăng trưởng, phân khúc khí vẫn đang chịu sức nặng từ những con số tăng trưởng âm khi chỉ duy nhất PVG đạt được mức tăng trưởng dương về doanh thu so với cùng kì, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp phân phối như GAS, PGS và CNG đều có mức sụt giảm không mấy tích cực.
Mặc dù vậy, biên lợi nhuận cải thiện là một điểm cộng đáng chú ý trong thời gian qua khi loại trừ GAS, tất cả doanh nghiệp trong phân ngành đều đạt được mức cải thiện tốt. Nguyên nhân chính đến từ việc GAS là doanh nghiệp độc quyền phân phối khí tại Việt Nam. Do đó, khi giá dầu duy trì thấp so với năm 2015, GAS phải chấp nhận giá khí tại miệng giếng cao trong khi giá bán cho doanh nghiệp hạ nguồn thấp. Bên cạnh đó, với mỏ khí mới có chi phí cao như Tiền Hải – Thái Bình, CNG hay PVG được duy trì giá đầu vào hòa vốn và nhận được sự hỗ trợ từ GAS.
Nhìn về triển vọng nửa sau 2016, với nhận định giá dầu sẽ có sự cải thiện trong thời gian tới sau kỳ điều chỉnh hiện tại, phân khúc khí dự kiến sẽ tiếp tục có sự hồi phục mặc dù tốc độ sẽ còn chậm. Doanh thu và lợi nhuận sẽ có sự cải thiện so với các quý trước đó nhưng vẫn phải chịu mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, so với mức giá của cùng kỳ năm 2015, giá dầu vẫn suy giảm 25,9%. Với sự cải thiện đáng kể so với quý 1/2016, giá dầu đang được duy trì ở mặt bằng giá cân bằng và ít biến động khi chỉ giao động trong khoảng 45-50 USD/thùng trong phần lớn thời gian của quý 2. Giá dầu sau thời điểm hồi phục từ cuối quý 1 và đầu quý 2 đang bước vào chu kì điều chỉnh và được các chuyên gia đánh giá có thể đạt mức 42 USD/thùng trong thời gian tới. Mặc dù vậy, với triển vọng thị trường dầu thô sẽ tiếp tục chu kì phục hồi.
Ở mức thấp hơn, PGS trong quý II/2016 đạt tổng doanh thu hơn 1.272 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 23,1 tỷ đồng, giảm 43,34% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PGS đạt doanh thu 2.114 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 292,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,56 lần cùng kỳ 2015. Trong khi đó, quý 2/2016 CNG ghi nhận doanh thu 231,8 tỷ đồng và lãi ròng 37 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhìn về tăng trưởng, phân khúc khí vẫn đang chịu sức nặng từ những con số tăng trưởng âm khi chỉ duy nhất PVG đạt được mức tăng trưởng dương về doanh thu so với cùng kì, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp phân phối như GAS, PGS và CNG đều có mức sụt giảm không mấy tích cực.
Mặc dù vậy, biên lợi nhuận cải thiện là một điểm cộng đáng chú ý trong thời gian qua khi loại trừ GAS, tất cả doanh nghiệp trong phân ngành đều đạt được mức cải thiện tốt. Nguyên nhân chính đến từ việc GAS là doanh nghiệp độc quyền phân phối khí tại Việt Nam. Do đó, khi giá dầu duy trì thấp so với năm 2015, GAS phải chấp nhận giá khí tại miệng giếng cao trong khi giá bán cho doanh nghiệp hạ nguồn thấp. Bên cạnh đó, với mỏ khí mới có chi phí cao như Tiền Hải – Thái Bình, CNG hay PVG được duy trì giá đầu vào hòa vốn và nhận được sự hỗ trợ từ GAS.
Nhìn về triển vọng nửa sau 2016, với nhận định giá dầu sẽ có sự cải thiện trong thời gian tới sau kỳ điều chỉnh hiện tại, phân khúc khí dự kiến sẽ tiếp tục có sự hồi phục mặc dù tốc độ sẽ còn chậm. Doanh thu và lợi nhuận sẽ có sự cải thiện so với các quý trước đó nhưng vẫn phải chịu mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
Hiền Anh - Infonet.vn
Relate Threads