Ngay sau khi Nghị định 19 về kinh doanh khí gas vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 15/5/2016, khá nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh khí đã lên tiếng về một số bất cập quy định: điều kiện tối thiểu về số lượng vỏ bình, dung tích chứa của mỗi DN chiết xuất....
Theo ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Đông Tùng gas, Nghị định 19 quy định, điều kiện đối với thương nhân phân phối khí: Phải có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3, có số lượng bình loại 12kg đủ điều kiện lưu thông là 100.000 chiếc , với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,6 triệu lít" đăng đặt các DN vào thế khó khăn.
Điều kiện kinh doanh gas… bất hợp lý!?
Ông Tùng cho hay, nếu áp dụng quy định này thì rất nhiều các DN gas nhỏ lẻ ở các tỉnh miền núi đều không đạt tiêu chuẩn kinh doanh gas và chiết nạp gas. Do đó thị trường gas phải phụ thuộc lớn vào các DN lớn, lo ngại dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và khan hiếm thị trường.
Trong khi đó, bình quân sản lượng tiêu thụ gas của các tỉnh miền núi khoảng 150 – 250 tấn. Như vậy để được đủ điều kiện kinh doanh, ông Tùng cho hay: Các trạm chiết nạp quy mô nhỏ và vừa sẽ phải vay bổ sung một lượng vốn khoản 25 tỷ đồng để mua thêm khoảng 50.000 – 55.000 vỏ, đầu từ thêm bồn tồn trữ và kho chứa vỏ chai khi chưa có người tiêu dùng để đảm bảo điều kiện quy định của nghị định là 100.000 vỏ chai LPG và 300m3. Khi đó chi phí về vốn, khấu hao, về quản lý sẽ đẩy giá thành lên cao, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp này.
Ông này cho hay, việc áp đặt con số bắt buộc cho tất cả các trạm chiết mà không tính đến yếu tố vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn với vùng có điều kiện thuận lợi và những nơi đã có quy hoạch nhiều trạm chiết/ 1 tỉnh là không phù hợp.
Bên cạnh đó, Nghị định về kinh doanh khí không cho các DN (không đáp ứng đủ điều kiện) kinh doanh như theo Nghị định, được hoạt động theo hình thức nào? Có được liên kết nhau để làm hoặc mua bán sáp nhập hay không? Nếu nghị định không nói rõ, có thể sẽ có nhiều DN phải phá sản, giải thể. Nếu việc áp dụng điều kiện kinh doanh tối thiểu quá sức chịu đựng của DN, rất có thể nhiều DN triết suất gas nhỏ lẻ ở các địa phương đang giúp bình ổn giá thị trường bị phá sản, như thế giá gas sẽ bị độc quyền bởi những DN lớn.
Còn theo ông Lý Trần Dũng, Công ty gas Ngọn lửa Thần: “Trong quy định mới về kinh doanh khí, có nói một thương nhân phân phối phải có 20 đại lý, công ty chúng tôi không có đại lý nhưng có hơn 30 cửa hàng phục vụ nhân dân. Khái niệm đại lý tại Việt Nam chưa rõ, còn trùng với cửa hàng, chúng tôi thấy hơn 30 cửa hàng của chúng tôi có chức năng còn hơn cả 20 đại lý mà Nghị định quy định”.
Đặc biệt, ông Dũng cho rằng: nhu cầu sử dụng gas hiện nay đang giảm dần, người dân và doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện. Như vậy, quy định DN gas phải có 100.000 vỏ chai LPG và 300m3 hoặc phải có từ 20 đại lý trở lên mới được kinh doanh khí. Như vậy, chúng tôi phải chuyển sang mô hình đại lý, chi hàng chục tỷ đổng mở rộng nhà xưởng, mua bình gas để đủ điều kiện kinh doanh, trong khi thị phần và sức mạnh thị trường của chúng tôi chỉ có vậy, lâu nay chúng tôi vẫn kinh doanh được và giúp giá gas bình ổn và sản phẩm đa dạng với người dùng.
Bộ Công Thương yêu cầu DN liên kết hợp tác!
Theo đại diện Hiệp hội gas Việt Nam, đối với điều kiện cửa hàng bán gas, không nên quy định là thuộc thương nhân phân phối mà nên ghi rõ là đủ điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ và đăng ký kinh doanh thì anh được mở. "Còn khi họ ký hợp đồng với đại lý, tổng đại lý thì mặc họ. Bây giờ vẫn có những cửa hàng bán nhiều loại gas, nếu ta quy định cửa hàng thuộc nhà phân phối thì lại quay lại với độc quyền thị trường", ông này nói.
Ý kiến thứ hai là điều kiện thương nhân phân phối phải có trạm nạp. Như vậy nếu chưa có trạm nạp thì phải bán lại cho các thương nhân đầu mối khác, hoặc kết hợp để làm. Tuy nhiên, thực tế này nếu ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa 3 - 4 tỉnh mới có một trạm nạp khí, thì tự nhiên triệt tiêu các DN nhỏ và vừa là thương nhân phân phối, đầu mối (đủ giấy phép được lập trạm nạp gas) cung cấp gas cho mỗi tỉnh. Như vậy, quá trình vận chuyển sẽ làm giá gas tăng lên và dễ gây độc quyền.
Trả lời về những băn khoăn của DN, đại diện Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước cho hay: Trong thời gian qua, một số Sở quản lý mặt hàng khí gas trong cấp phép chưa tốt dẫn đến doanh nghiệp chưa đủ điều kiện nhưng vẫn sang chiết gas khiến thị trường gas trở nên phức tạp, các DN gas cạnh tranh nhau dưới nhiều hình thức gây ảnh hưởng đến thị trường và quản lý Nhà nước. Nghị định 19 ra đời và kế thừa các ưu điểm của Nghị định 107 về kinh doanh khí, đó là phân cấp, giao nhiều quyền cho các Sở Công Thương địa phương. Tuy nhiên, đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nên đòi hỏi Bộ phải bắt tay vào xây dựng các thiết chế để hướng đến thị trường lành mạnh hơn.
"Nghị định 19 là những thiết chế cần thiết để quản lý, xây dựng các điều kiện thực tế của cả nước chứ không phải xây dựng một kịch bản, nghị định cho từng vùng cụ thể. Một Nghị định không thỏa mãn tất cả DN nhưng sẽ thỏa mãn được phần lớn DN và quan trọng nhất là có lợi cho thị trường. Do đó các DN kinh doanh khí gas trong thời gian tới cần tính toán, liên kết với nhau để giúp thị trường trở nên tốt hơn", ông Quyền giải thích.
Theo ông Hà Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Đông Tùng gas, Nghị định 19 quy định, điều kiện đối với thương nhân phân phối khí: Phải có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3, có số lượng bình loại 12kg đủ điều kiện lưu thông là 100.000 chiếc , với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,6 triệu lít" đăng đặt các DN vào thế khó khăn.
Điều kiện kinh doanh gas… bất hợp lý!?
Ông Tùng cho hay, nếu áp dụng quy định này thì rất nhiều các DN gas nhỏ lẻ ở các tỉnh miền núi đều không đạt tiêu chuẩn kinh doanh gas và chiết nạp gas. Do đó thị trường gas phải phụ thuộc lớn vào các DN lớn, lo ngại dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và khan hiếm thị trường.
Trong khi đó, bình quân sản lượng tiêu thụ gas của các tỉnh miền núi khoảng 150 – 250 tấn. Như vậy để được đủ điều kiện kinh doanh, ông Tùng cho hay: Các trạm chiết nạp quy mô nhỏ và vừa sẽ phải vay bổ sung một lượng vốn khoản 25 tỷ đồng để mua thêm khoảng 50.000 – 55.000 vỏ, đầu từ thêm bồn tồn trữ và kho chứa vỏ chai khi chưa có người tiêu dùng để đảm bảo điều kiện quy định của nghị định là 100.000 vỏ chai LPG và 300m3. Khi đó chi phí về vốn, khấu hao, về quản lý sẽ đẩy giá thành lên cao, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp này.
Ông này cho hay, việc áp đặt con số bắt buộc cho tất cả các trạm chiết mà không tính đến yếu tố vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn với vùng có điều kiện thuận lợi và những nơi đã có quy hoạch nhiều trạm chiết/ 1 tỉnh là không phù hợp.
Bên cạnh đó, Nghị định về kinh doanh khí không cho các DN (không đáp ứng đủ điều kiện) kinh doanh như theo Nghị định, được hoạt động theo hình thức nào? Có được liên kết nhau để làm hoặc mua bán sáp nhập hay không? Nếu nghị định không nói rõ, có thể sẽ có nhiều DN phải phá sản, giải thể. Nếu việc áp dụng điều kiện kinh doanh tối thiểu quá sức chịu đựng của DN, rất có thể nhiều DN triết suất gas nhỏ lẻ ở các địa phương đang giúp bình ổn giá thị trường bị phá sản, như thế giá gas sẽ bị độc quyền bởi những DN lớn.
Đặc biệt, ông Dũng cho rằng: nhu cầu sử dụng gas hiện nay đang giảm dần, người dân và doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện. Như vậy, quy định DN gas phải có 100.000 vỏ chai LPG và 300m3 hoặc phải có từ 20 đại lý trở lên mới được kinh doanh khí. Như vậy, chúng tôi phải chuyển sang mô hình đại lý, chi hàng chục tỷ đổng mở rộng nhà xưởng, mua bình gas để đủ điều kiện kinh doanh, trong khi thị phần và sức mạnh thị trường của chúng tôi chỉ có vậy, lâu nay chúng tôi vẫn kinh doanh được và giúp giá gas bình ổn và sản phẩm đa dạng với người dùng.
Bộ Công Thương yêu cầu DN liên kết hợp tác!
Theo đại diện Hiệp hội gas Việt Nam, đối với điều kiện cửa hàng bán gas, không nên quy định là thuộc thương nhân phân phối mà nên ghi rõ là đủ điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ và đăng ký kinh doanh thì anh được mở. "Còn khi họ ký hợp đồng với đại lý, tổng đại lý thì mặc họ. Bây giờ vẫn có những cửa hàng bán nhiều loại gas, nếu ta quy định cửa hàng thuộc nhà phân phối thì lại quay lại với độc quyền thị trường", ông này nói.
Ý kiến thứ hai là điều kiện thương nhân phân phối phải có trạm nạp. Như vậy nếu chưa có trạm nạp thì phải bán lại cho các thương nhân đầu mối khác, hoặc kết hợp để làm. Tuy nhiên, thực tế này nếu ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa 3 - 4 tỉnh mới có một trạm nạp khí, thì tự nhiên triệt tiêu các DN nhỏ và vừa là thương nhân phân phối, đầu mối (đủ giấy phép được lập trạm nạp gas) cung cấp gas cho mỗi tỉnh. Như vậy, quá trình vận chuyển sẽ làm giá gas tăng lên và dễ gây độc quyền.
Trả lời về những băn khoăn của DN, đại diện Bộ Công Thương, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước cho hay: Trong thời gian qua, một số Sở quản lý mặt hàng khí gas trong cấp phép chưa tốt dẫn đến doanh nghiệp chưa đủ điều kiện nhưng vẫn sang chiết gas khiến thị trường gas trở nên phức tạp, các DN gas cạnh tranh nhau dưới nhiều hình thức gây ảnh hưởng đến thị trường và quản lý Nhà nước. Nghị định 19 ra đời và kế thừa các ưu điểm của Nghị định 107 về kinh doanh khí, đó là phân cấp, giao nhiều quyền cho các Sở Công Thương địa phương. Tuy nhiên, đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nên đòi hỏi Bộ phải bắt tay vào xây dựng các thiết chế để hướng đến thị trường lành mạnh hơn.
"Nghị định 19 là những thiết chế cần thiết để quản lý, xây dựng các điều kiện thực tế của cả nước chứ không phải xây dựng một kịch bản, nghị định cho từng vùng cụ thể. Một Nghị định không thỏa mãn tất cả DN nhưng sẽ thỏa mãn được phần lớn DN và quan trọng nhất là có lợi cho thị trường. Do đó các DN kinh doanh khí gas trong thời gian tới cần tính toán, liên kết với nhau để giúp thị trường trở nên tốt hơn", ông Quyền giải thích.
Nguyễn Tuyền - Dân Trí
Relate Threads