Các nhà sản xuất nhiệt điện than với công suất lắp đặt một nhà máy khoảng 1.000 MW thì phải đầu tư đi kèm công nghệ với ít nhất 30 MW năng lượng tái tạo.
Trên đây là một trong những đề xuất được ông Lê Anh Kiên, Phó viện trưởng Viện Nhiệt đới môi trường nêu ra tại Hội thảo về công nghệ xanh Việt Nam - Đài Loan do Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) tổ chức tại TPHCM sáng nay (11-9).
Theo ông Kiên, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác...
Tuy nhiên đến nay công suất khai thác từ nguồn tiềm năng này vẫn còn rất hạn chế. Chẳng hạn, thủy điện nhỏ công suất tiềm năng hơn 7.000 MW nhưng chỉ khai thác được khoảng 2.370 MW, điện mặt trời cũng chỉ khai thác khoảng 4 MW, điện rác tiềm năng hàng trăm MW nhưng chỉ khai thác 2,4 MW, điện từ nguồn nhiện liệu sinh khối tiềm năng đến hơn 2.000 MW nhưng đến nay cũng chỉ khai thác khoảng 187 MW và đặc biệt là điện gió có tiềm năng khai thác lên đến hơn 8.000 MW nhưng cũng mới chỉ có 159 MW công suất được khai thác.
Do vậy, theo ông Kiên, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo thì Việt Nam rất cần có thêm cơ chế để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.
Đặc biệt, ông Kiên cho biết theo tổng hợp nhiều ý kiến của các nhà khoa học thì Việt Nam cần có thêm tiêu chuẩn về dự án năng lượng để thúc đẩy phát triển phần năng lượng tái tạo. Ví dụ như dự án điện than công suất lắp đặt 1.000 MW thì phải có ít nhất 30 MW từ năng lượng tái tạo áp dụng công nghệ sử dụng thêm các nguyên liệu sinh khối làm nhiên liệu.
"Đây mới chỉ là đề xuất thôi chứ chưa mang tính ràng buộc bởi còn phụ thuộc vào công nghệ của nhà đầu tư. Chẳng hạn với các nhà máy nhiệt điện than cần có thêm công nghệ đốt củi trấu, các nguyên liệu sinh khối... vì công nghệ đốt than có thể đi kèm với việc đốt các nguyên liệu sinh khối, hiện một số nước đã áp dụng công nghệ đi kèm này", ông Kiên nói thêm qua trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo sáng nay.
Một số các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay như miễn thuế doanh nghiệp cho dự án năng lượng tái tạo, miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, tất cả lượng điện sản xuất ra đều được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua lại...
Mặc dù vậy, cũng theo ông Kiên ngoài các chính sách hỗ trợ trên thì một trong những vấn đề cốt yếu nhất đối với việc giúp phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam là tăng giá mua điện. Chẳng hạn giá điện gió hiện mới chỉ 7,8 cent/kWh, điện nhiên liệu sinh khối 5,8 cent/kWh, điện khí ga bãi chôn lấp 7,28 ceent/kWh, điện đốt rác khoảng 10,05 cent/kWh, điện từ pin năng lượng mặt trời (dạng nông trại) khoảng 9,35 cent/kWh... đều vẫn còn thấp chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
Trên đây là một trong những đề xuất được ông Lê Anh Kiên, Phó viện trưởng Viện Nhiệt đới môi trường nêu ra tại Hội thảo về công nghệ xanh Việt Nam - Đài Loan do Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2) tổ chức tại TPHCM sáng nay (11-9).
Theo ông Kiên, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác...
Do vậy, theo ông Kiên, để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo thì Việt Nam rất cần có thêm cơ chế để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.
Đặc biệt, ông Kiên cho biết theo tổng hợp nhiều ý kiến của các nhà khoa học thì Việt Nam cần có thêm tiêu chuẩn về dự án năng lượng để thúc đẩy phát triển phần năng lượng tái tạo. Ví dụ như dự án điện than công suất lắp đặt 1.000 MW thì phải có ít nhất 30 MW từ năng lượng tái tạo áp dụng công nghệ sử dụng thêm các nguyên liệu sinh khối làm nhiên liệu.
"Đây mới chỉ là đề xuất thôi chứ chưa mang tính ràng buộc bởi còn phụ thuộc vào công nghệ của nhà đầu tư. Chẳng hạn với các nhà máy nhiệt điện than cần có thêm công nghệ đốt củi trấu, các nguyên liệu sinh khối... vì công nghệ đốt than có thể đi kèm với việc đốt các nguyên liệu sinh khối, hiện một số nước đã áp dụng công nghệ đi kèm này", ông Kiên nói thêm qua trao đổi với TBKTSG Online bên lề hội thảo sáng nay.
Một số các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay như miễn thuế doanh nghiệp cho dự án năng lượng tái tạo, miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, tất cả lượng điện sản xuất ra đều được Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua lại...
Mặc dù vậy, cũng theo ông Kiên ngoài các chính sách hỗ trợ trên thì một trong những vấn đề cốt yếu nhất đối với việc giúp phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam là tăng giá mua điện. Chẳng hạn giá điện gió hiện mới chỉ 7,8 cent/kWh, điện nhiên liệu sinh khối 5,8 cent/kWh, điện khí ga bãi chôn lấp 7,28 ceent/kWh, điện đốt rác khoảng 10,05 cent/kWh, điện từ pin năng lượng mặt trời (dạng nông trại) khoảng 9,35 cent/kWh... đều vẫn còn thấp chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads