Giá xăng hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong mối quan tâm hàng ngày của xã hội. Bởi ngoài phương tiện di chuyển cá nhân mà hầu như ai cũng sử dụng, giá xăng dầu còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá của rất nhiều loại hàng hóa thiết yếu trong đời sống.
Chuyện giá xăng dầu thế giới tăng giảm nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Tuy nhiên, điều hành giá cả xăng dầu cần đặt mục tiêu hàng đầu là hài hòa giữa một bên là ngân sách quốc gia và một bên là lợi ích của nền kinh tế và người dân. Tuyệt đối không xem nhẹ bên nào vì mối liên quan mật thiết giữa hai bên. Buộc một bên chịu quá nhiều thiệt thòi cũng có nghĩa là sẽ làm phương hại nghiêm trọng đến bên đó và tác động xấu lên bên còn lại về lâu dài. Thiết nghĩ để đạt được sự cân bằng này cần tuân thủ ba nguyên tắc sau.
Thứ hai, giá xăng dầu phải minh bạch qua việc giải thích cho người tiêu dùng cơ sở hợp lý của việc tăng giảm. Để làm rõ ý này, thử lấy giá xăng A95 tại bốn thời điểm sau (làm tròn): Tháng Giêng năm 2010, giá dầu thô thế giới khoảng 90 đô la Mỹ một thùng, giá xăng là 16.400 đồng một lít. Giữa năm 2014, khi giá dầu thô thế giới khoảng 120 đô la Mỹ, giá xăng là 26.000 đồng. Tháng Giêng năm ngoái, giá dầu khoảng 26 đô la Mỹ, giá xăng là 16.000 đồng. Tháng 2 năm nay, giá dầu là 56 đô la Mỹ, giá xăng là 19.000 đồng. Xét từng thời điểm giá xăng trong nước đồng điệu với giá thế giới, nhưng về tổng thể, người tiêu dùng không thể hiểu nổi cơ sở để đưa các mức giá như thế.
Cũng liên quan phần nào đến việc minh bạch giá xăng, Nhà nước cần xem xét thấu đáo chuyện tăng thuế môi trường vào giá xăng dầu. Trước áp lực lạm phát rất lớn trong năm nay, cần phải nương sức cho nền kinh tế, chứ không nên tăng giá tùy ý. Thuế môi trường phải được dùng cho công tác bảo vệ môi trường, không được chi vào việc khác. Để doanh nghiệp xăng dầu không tùy tiện về giá, Nhà nước phải tạo điều kiện cho công chúng theo dõi được đường đi của đồng tiền đóng thuế của họ.
Cuối cùng, nếu đã tính hết mọi đường mà vẫn phải tăng giá xăng, Nhà nước phải làm mọi cách để ngăn hiện tượng “té nước theo mưa” khi một số doanh nghiệp lợi dụng xăng dầu tăng giá đẩy giá sản phẩm của họ lên để trục lợi. Tuy Việt Nam không can thiệp được vào giá cả thế giới, chống “té nước theo mưa” là chuyện trong tầm tay của các cơ quan chức năng nếu thực sự có quyết tâm.
Thứ nhất, điều hành giá xăng dầu phải công bằng, cần loại bỏ ngay não trạng xem chỉ có ngân sách nhà nước mới là mục tiêu hàng đầu. Giá dầu thế giới tăng cũng có nghĩa là tăng một nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, phải nhớ rằng Việt Nam là một nước vừa xuất vừa nhập xăng dầu. Khi giá dầu thế giới tăng, tuy ngân sách được lợi, gánh nặng cũng đè lên vai doanh nghiệp và người dân. Trong điều hành chính sách, không nên chỉ hồ hởi vì ngân sách tăng mà xem như đó là chuyện mặc nhiên người dân phải chịu. Đi kèm với việc tăng giá phải là các biện pháp hữu hiệu nhằm kịp thời giảm nặng gánh nặng cho họ.Thứ hai, giá xăng dầu phải minh bạch qua việc giải thích cho người tiêu dùng cơ sở hợp lý của việc tăng giảm. Để làm rõ ý này, thử lấy giá xăng A95 tại bốn thời điểm sau (làm tròn): Tháng Giêng năm 2010, giá dầu thô thế giới khoảng 90 đô la Mỹ một thùng, giá xăng là 16.400 đồng một lít. Giữa năm 2014, khi giá dầu thô thế giới khoảng 120 đô la Mỹ, giá xăng là 26.000 đồng. Tháng Giêng năm ngoái, giá dầu khoảng 26 đô la Mỹ, giá xăng là 16.000 đồng. Tháng 2 năm nay, giá dầu là 56 đô la Mỹ, giá xăng là 19.000 đồng. Xét từng thời điểm giá xăng trong nước đồng điệu với giá thế giới, nhưng về tổng thể, người tiêu dùng không thể hiểu nổi cơ sở để đưa các mức giá như thế.
Cũng liên quan phần nào đến việc minh bạch giá xăng, Nhà nước cần xem xét thấu đáo chuyện tăng thuế môi trường vào giá xăng dầu. Trước áp lực lạm phát rất lớn trong năm nay, cần phải nương sức cho nền kinh tế, chứ không nên tăng giá tùy ý. Thuế môi trường phải được dùng cho công tác bảo vệ môi trường, không được chi vào việc khác. Để doanh nghiệp xăng dầu không tùy tiện về giá, Nhà nước phải tạo điều kiện cho công chúng theo dõi được đường đi của đồng tiền đóng thuế của họ.
Cuối cùng, nếu đã tính hết mọi đường mà vẫn phải tăng giá xăng, Nhà nước phải làm mọi cách để ngăn hiện tượng “té nước theo mưa” khi một số doanh nghiệp lợi dụng xăng dầu tăng giá đẩy giá sản phẩm của họ lên để trục lợi. Tuy Việt Nam không can thiệp được vào giá cả thế giới, chống “té nước theo mưa” là chuyện trong tầm tay của các cơ quan chức năng nếu thực sự có quyết tâm.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads