Theo ông Ninh Viết Định, Trưởng ban đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện quy định về chỉ định thầu trong Luật đấu thầu vẫn mang đậm nét Việt Nam, không giống với hình thức nào của quốc tế thường quy định.
Tại Hội thảo “Rà soát Pháp luật đấu thầu Việt Nam với các cam kết về mua sắm công trong EVFTA - Kết quả rà soát và đề xuất hiệu chỉnh từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp” do Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho biết, ngày 2/12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức hoàn tất đàm phán. Đây là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất của Việt Nam.
Cũng theo bà Trang, với phạm vi cam kết rộng, bao trùm không chỉ các lĩnh vực thương mại truyền thống như hàng hóa, dịch vụ…mà còn cả các lĩnh vực thương mại mới (như doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm công…), thậm chí phi thương mại (môi trường, phát triển bền vững. Một trong những lĩnh vực của EVFTA được đánh giá là sẽ có tác động trực tiếp và lớn tới các hệ thống pháp luật Việt Nam là chế định về mua sắm công.
Cũng theo bà Trang, cho đến cuối năm 2015, Việt Nam chưa từng có cam kết quốc tế (có hiệu lực) nào về mua sắm công (Việt Nam hiện mới chỉ là quan sát viên của Hiệp định về Mua sắm công của WTO từ tháng 12/2012). Vì vậy, về nguyên tắc pháp luật đấu thầu Việt Nam không phải tuân thủ bất kỳ chuẩn mực hay nguyên tắc quốc tế nào về mua sắm công.
Tuy nhiên, kết quả rà soát cho thấy, khá nhiều các nghĩa vụ cam kết trong Chương Mua sắm công của EVFTA đã được quy định trong pháp luật Việt Nam (trong pháp luật đấu thầu).
“Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có quy định đáp ứng khá nhiều các nghĩa vụ cam kết trong Chương Mua sắm công của EVFTA, song vẫn còn nhiều các cam kết trong hiệp định này có quy định khác biệt so với pháp luật Việt Nam và vì vậy cần được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam theo các cách thức thích hợp”, bà Trang cho biết.
Dẫn chứng về vấn đề này, bà Trang cho biết, trong số các nghĩa vụ cam kết trong EVFTA mà pháp luật đấu thầu Việt Nam chưa tuân thủ, ngoài một số nghĩa vụ đặc thù của EVFTA, phần lớn các nghĩa vụ khác đều vẫn là những vấn đề liên quan tới minh bạch và cạnh tranh, hoặc các quy định liên quan tới hệ thống đấu thầu (ví dụ đối với từng hình thức đấu thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật trong đấu thầu, khiếu nại khiếu kiện trong đấu thầu…).
Liên quan đến vấn đề này, ông Ninh Viết Định, Trưởng ban đấu thầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, Luật đấu thầu đã quy định chi tiết về thủ tục, quy trình và nội dung từng bước để thực thi các mục tiêu đã vạch ra. Luật đấu thầu là một trong những công cụ mẫu mực hiện đại phục vụ tích cực cho cơ chế thị trường phát triển. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, nhất là nền kinh tế Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu hội nhập cơ chế thị trường và mặt bằng phát triển chung còn đang ở mức thấp. Vì vậy, còn nhiều yếu tố đang cản trở quá trình phát triển.
Theo ông Định, quy định về chỉ định thầu trong Luật đấu thầu là mang đậm nét Việt Nam, không giống với hình thức nào của quốc tế thường quy định. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng, cần bỏ hẳn khái niệm “Chỉ định thầu” như quy định trong Luật đấu thầu để có hình thức lựa chọn phù hợp với thông lệ chung.
Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho rằng, để đảm bảo tuân thủ các cam kết về mua sắm công trong EVFTA, Việt Nam có thể thực hiện hai giải pháp.
Giải pháp thứ nhất là xây dựng một văn bản riêng thực thị EVFTA. Theo đó, đối với những cam kết liên quan tới việc mở cửa thị trường đặc thù riêng của EVFTA, việc sửa đổi pháp luật đấu thầu chung Việt Nam theo các cam kết này của Hiệp định là không khả thi và không phù hợp. Do đó, việc xây dựng một văn bản riêng, với các quy định nội luật hóa các cam kết đặc thù của EVFTA để thực thi Hiệp định là phù hợp.
Giải pháp thứ hai là sửa đổi pháp luật đấu thầu chung. Cụ thể, việc sửa đổi này sẽ được thực hiện với các văn bản trong hệ thống pháp luật đấu thầu cấp cao có quy định về vấn đề liên quan, trường hợp có nhiều văn bản cùng quy định về một nội dung “chưa tuân thủ” thì việc sửa đổi trước hết cần được thực hiện đối với văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong số đó.
Tại Hội thảo “Rà soát Pháp luật đấu thầu Việt Nam với các cam kết về mua sắm công trong EVFTA - Kết quả rà soát và đề xuất hiệu chỉnh từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp” do Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho biết, ngày 2/12/2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức hoàn tất đàm phán. Đây là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất của Việt Nam.
Cũng theo bà Trang, cho đến cuối năm 2015, Việt Nam chưa từng có cam kết quốc tế (có hiệu lực) nào về mua sắm công (Việt Nam hiện mới chỉ là quan sát viên của Hiệp định về Mua sắm công của WTO từ tháng 12/2012). Vì vậy, về nguyên tắc pháp luật đấu thầu Việt Nam không phải tuân thủ bất kỳ chuẩn mực hay nguyên tắc quốc tế nào về mua sắm công.
Tuy nhiên, kết quả rà soát cho thấy, khá nhiều các nghĩa vụ cam kết trong Chương Mua sắm công của EVFTA đã được quy định trong pháp luật Việt Nam (trong pháp luật đấu thầu).
“Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có quy định đáp ứng khá nhiều các nghĩa vụ cam kết trong Chương Mua sắm công của EVFTA, song vẫn còn nhiều các cam kết trong hiệp định này có quy định khác biệt so với pháp luật Việt Nam và vì vậy cần được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam theo các cách thức thích hợp”, bà Trang cho biết.
Dẫn chứng về vấn đề này, bà Trang cho biết, trong số các nghĩa vụ cam kết trong EVFTA mà pháp luật đấu thầu Việt Nam chưa tuân thủ, ngoài một số nghĩa vụ đặc thù của EVFTA, phần lớn các nghĩa vụ khác đều vẫn là những vấn đề liên quan tới minh bạch và cạnh tranh, hoặc các quy định liên quan tới hệ thống đấu thầu (ví dụ đối với từng hình thức đấu thầu, tiêu chuẩn kỹ thuật trong đấu thầu, khiếu nại khiếu kiện trong đấu thầu…).
Liên quan đến vấn đề này, ông Ninh Viết Định, Trưởng ban đấu thầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, Luật đấu thầu đã quy định chi tiết về thủ tục, quy trình và nội dung từng bước để thực thi các mục tiêu đã vạch ra. Luật đấu thầu là một trong những công cụ mẫu mực hiện đại phục vụ tích cực cho cơ chế thị trường phát triển. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, nhất là nền kinh tế Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu hội nhập cơ chế thị trường và mặt bằng phát triển chung còn đang ở mức thấp. Vì vậy, còn nhiều yếu tố đang cản trở quá trình phát triển.
Theo ông Định, quy định về chỉ định thầu trong Luật đấu thầu là mang đậm nét Việt Nam, không giống với hình thức nào của quốc tế thường quy định. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh bình đẳng, cần bỏ hẳn khái niệm “Chỉ định thầu” như quy định trong Luật đấu thầu để có hình thức lựa chọn phù hợp với thông lệ chung.
Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho rằng, để đảm bảo tuân thủ các cam kết về mua sắm công trong EVFTA, Việt Nam có thể thực hiện hai giải pháp.
Giải pháp thứ nhất là xây dựng một văn bản riêng thực thị EVFTA. Theo đó, đối với những cam kết liên quan tới việc mở cửa thị trường đặc thù riêng của EVFTA, việc sửa đổi pháp luật đấu thầu chung Việt Nam theo các cam kết này của Hiệp định là không khả thi và không phù hợp. Do đó, việc xây dựng một văn bản riêng, với các quy định nội luật hóa các cam kết đặc thù của EVFTA để thực thi Hiệp định là phù hợp.
Giải pháp thứ hai là sửa đổi pháp luật đấu thầu chung. Cụ thể, việc sửa đổi này sẽ được thực hiện với các văn bản trong hệ thống pháp luật đấu thầu cấp cao có quy định về vấn đề liên quan, trường hợp có nhiều văn bản cùng quy định về một nội dung “chưa tuân thủ” thì việc sửa đổi trước hết cần được thực hiện đối với văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong số đó.
Theo: vnmedia.vn/
Relate Threads