Nhiều công ty thành viên của một số tập đoàn thường xuyên trúng thầu các gói thầu từ các chủ đầu tư là “anh chị em gần xa” trong nội bộ tập đoàn. Giá trị trúng thầu đến từ các gói thầu nội bộ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị trúng thầu của công ty đó, thậm chí có trường hợp gần như không trúng thầu ngoài tập đoàn.
Trúng thầu từ các đơn vị trực thuộc
Mới đây, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho 2 đơn vị thành viên là Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) và Công ty CP Bọc ống dầu khí Việt Nam (PV COATING) được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư với lý do hai đơn vị này có sản phẩm “duy nhất trên thị trường”. PV GAS hiện nắm giữ 99,9% vốn điều lệ của PV PIPE và 52,9% vốn điều lệ của PV COATING. Đề xuất của PV Gas một phần cũng vì lo cho PV PIPE và PV COATING nếu không được tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp ống thép và ống thép bọc các loại cho các dự án đầu tư do PV GAS làm chủ đầu tư sẽ là thiệt thòi lớn đối với hai đơn vị này.
Sự lo lắng cho công ty con không chỉ thấy ở PV Gas, mà cả ở tầm Tập đoàn. Một số nguồn tin cho thấy PVN vẫn có chủ trương phát huy nội lực và sử dụng tối đa năng lực, dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn. Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí (PVE) cũng là một đơn vị trực thuộc PVN từng cho rằng chủ trương này là cơ hội để PVE tiếp cận và tham gia thực hiện các dự án trọng điểm của ngành dầu khí. PVE mong muốn Tập đoàn có cơ chế ưu tiên cụ thể để ưu tiên, hỗ trợ sử dụng dịch vụ của PVE đối với các gói thầu thuộc các dự án phải thực hiện đấu thầu cạnh tranh. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của PVE, ông Đinh Văn Sơn - Ủy viên HĐQT PVN cũng khẳng định, PVN tiếp tục hỗ trợ tích cực PVE trong việc đảm bảo tối đa nguồn công việc từ các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Thực tế, thống kê sơ bộ các gói thầu tư vấn thiết kế, khảo sát đã thực hiện đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu trong vòng 2 năm qua, PVE đa số trúng thầu hoặc được chỉ định thầu các gói thầu từ các đơn vị thuộc PVN.
Ở một tập đoàn lớn khác là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), nhiều công ty thành viên của VNPT trúng thầu với giá trị rất lớn từ các gói thầu trong nội bộ Tập đoàn. Ví dụ như, Công ty CP Thiết bị bưu điện (POSTEF) - đơn vị còn gần 50% vốn của VNPT trong 2 năm qua trúng nhiều gói thầu lớn khác do các đơn vị trực thuộc, thành viên, các VNPT địa phương làm chủ đầu tư/bên mời thầu, với tổng giá trúng thầu trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT-IN) – đơn vị hiện còn 32% vốn của VNPT được VNPT chỉ định nhiều gói thầu lớn, như Gói thầu Thiết kế kỹ thuật và cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc Dự án Mở rộng mạng vô tuyến khu vực 18 tỉnh miền Bắc mạng Vinaphone năm 2017 có giá trị 373 tỷ đồng. CT-IN trong vai trò nhà thầu độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác được chỉ định thầu, trúng thầu nhiều gói thầu của một số đơn vị thuộc VNPT.
Hiểu đúng quy định về “đầu ra - đầu vào”
Theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu, “nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu” và “nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau”. Tuy nhiên, đối với tập đoàn kinh tế nhà nước thì nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo một chuyên gia, sản phẩm, dịch vụ là “đầu ra” ở đây nên được hiểu là những sản phẩm do công ty trực tiếp sản xuất, chứ không phải nhập thành phẩm hoặc bán thành phẩm về gia công, lắp đặt với giá trị gia tăng không đáng kể rồi cung ứng cho tập đoàn hoặc các công ty trong tập đoàn. Việc mua đi bán lại này không giúp phát huy nội lực, năng lực sản xuất của công ty con trong tập đoàn, mà sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu cực, nâng giá sản phẩm do thêm bước trung gian, làm thất thoát nguồn lực. Vì thế, cần phải có giám sát, đánh giá được sản phẩm thuộc gói thầu có đúng do công ty con sản xuất hay không để đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả đấu thầu.
Ngoài ra, chuyên gia này khuyến nghị, dù có sự tham gia của công ty con, cháu, thì quá trình đấu thầu chủ đầu tư là tập đoàn hay các đơn vị thuộc tập đoàn cũng cần đảm bảo cạnh tranh thực sự cho các nhà thầu khác, tránh trường hợp cố tình “gài bẫy” để tạo thuận lợi cho công ty con, gây khó nhà thầu ngoài ngành.
Trúng thầu từ các đơn vị trực thuộc
Mới đây, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép cho 2 đơn vị thành viên là Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) và Công ty CP Bọc ống dầu khí Việt Nam (PV COATING) được tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án do PV GAS làm chủ đầu tư với lý do hai đơn vị này có sản phẩm “duy nhất trên thị trường”. PV GAS hiện nắm giữ 99,9% vốn điều lệ của PV PIPE và 52,9% vốn điều lệ của PV COATING. Đề xuất của PV Gas một phần cũng vì lo cho PV PIPE và PV COATING nếu không được tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp ống thép và ống thép bọc các loại cho các dự án đầu tư do PV GAS làm chủ đầu tư sẽ là thiệt thòi lớn đối với hai đơn vị này.
Thực tế, thống kê sơ bộ các gói thầu tư vấn thiết kế, khảo sát đã thực hiện đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu trong vòng 2 năm qua, PVE đa số trúng thầu hoặc được chỉ định thầu các gói thầu từ các đơn vị thuộc PVN.
Ở một tập đoàn lớn khác là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), nhiều công ty thành viên của VNPT trúng thầu với giá trị rất lớn từ các gói thầu trong nội bộ Tập đoàn. Ví dụ như, Công ty CP Thiết bị bưu điện (POSTEF) - đơn vị còn gần 50% vốn của VNPT trong 2 năm qua trúng nhiều gói thầu lớn khác do các đơn vị trực thuộc, thành viên, các VNPT địa phương làm chủ đầu tư/bên mời thầu, với tổng giá trúng thầu trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện (CT-IN) – đơn vị hiện còn 32% vốn của VNPT được VNPT chỉ định nhiều gói thầu lớn, như Gói thầu Thiết kế kỹ thuật và cung cấp thiết bị hệ thống vô tuyến thuộc Dự án Mở rộng mạng vô tuyến khu vực 18 tỉnh miền Bắc mạng Vinaphone năm 2017 có giá trị 373 tỷ đồng. CT-IN trong vai trò nhà thầu độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác được chỉ định thầu, trúng thầu nhiều gói thầu của một số đơn vị thuộc VNPT.
Hiểu đúng quy định về “đầu ra - đầu vào”
Theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu, “nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu” và “nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau”. Tuy nhiên, đối với tập đoàn kinh tế nhà nước thì nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo một chuyên gia, sản phẩm, dịch vụ là “đầu ra” ở đây nên được hiểu là những sản phẩm do công ty trực tiếp sản xuất, chứ không phải nhập thành phẩm hoặc bán thành phẩm về gia công, lắp đặt với giá trị gia tăng không đáng kể rồi cung ứng cho tập đoàn hoặc các công ty trong tập đoàn. Việc mua đi bán lại này không giúp phát huy nội lực, năng lực sản xuất của công ty con trong tập đoàn, mà sẽ dẫn đến nguy cơ tiêu cực, nâng giá sản phẩm do thêm bước trung gian, làm thất thoát nguồn lực. Vì thế, cần phải có giám sát, đánh giá được sản phẩm thuộc gói thầu có đúng do công ty con sản xuất hay không để đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả đấu thầu.
Ngoài ra, chuyên gia này khuyến nghị, dù có sự tham gia của công ty con, cháu, thì quá trình đấu thầu chủ đầu tư là tập đoàn hay các đơn vị thuộc tập đoàn cũng cần đảm bảo cạnh tranh thực sự cho các nhà thầu khác, tránh trường hợp cố tình “gài bẫy” để tạo thuận lợi cho công ty con, gây khó nhà thầu ngoài ngành.
Việt Thắng
Báo Đấu thầu
Báo Đấu thầu
Relate Threads