Qua 7 năm hoạt động, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách, phát triển ổn định, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tạo nền tảng vững chắc cho việc điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuyệt đối an toàn, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia, được Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) triển khai thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. BSR là doanh nghiệp thành viên của PVN, quản lý, vận hành nhà máy.
Qua 7 năm hoạt động, BSR đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách, phát triển ổn định, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tạo nền tảng vững chắc cho việc điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuyệt đối an toàn, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.
Nhà máy bao gồm 15 phân xưởng công nghệ (kể cả phân xưởng sản xuất polypropylene), 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ, khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô và sản phẩm. Nhà máy đang áp dụng Chương trình “5S” (Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng) đã được các chuyên gia Nhật đúc kết qua thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm để xây dựng một môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, BSR còn thiết lập và thực thi có hiệu quả hệ thống quản lý tích hợp QHSE theo các tiêu chuẩn: ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007… nhằm cung ứng các sản phẩm xăng dầu chất lượng tốt nhất, cạnh tranh với các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu.
Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn/năm (tương đương 148.000 thùng/ngày), Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước, bao gồm các sản phẩm: Xăng Mogas A92/95, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa, dầu diesel, dầu nhiên liệu đốt, khí hóa lỏng LPG, propylene, hạt nhựa polypropylene… Do chất lượng bảo đảm, nguồn cung ổn định, nên các sản phẩm mang thương hiệu BSR luôn được tín nhiệm cao của đối tác và người tiêu dùng trong cả nước.
Đặc biệt, sản phẩm nhiên liệu phản lực Jet A-1K và nhiên liệu Diesel L-62 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chính thức được Cục Nhiên liệu và chất cháy tên lửa (thuộc Bộ Tham mưu bảo đảm vật tư kỹ thuật các lực lượng vũ trang LB Nga) cấp phép sử dụng trên vũ khí trang bị, thiết bị quân sự và thiết bị đặc biệt của Nga tại Việt Nam kể từ ngày 16/10/2014. Đây là một bước phát triển mới rất quan trọng của BSR trong khả năng làm chủ công nghệ lọc hóa dầu và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm của nhà máy.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã và đang phát triển nhanh, bền vững, trở thành động lực kinh tế cho tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung. Năm 2009 với chế độ vận hành chạy thử, chạy nghiệm thu, nhà máy đã chế biến trên 2 triệu tấn sản phẩm, nộp ngân sách “khiêm tốn” gần 2.400 tỷ đồng. Đến năm 2013, nhà máy đã tạo ra doanh thu và nộp ngân sách cao nhất với 154,2 nghìn tỷ đồng và 28,4 nghìn tỷ đồng, sản xuất được 6,61 triệu tấn sản phẩm. Năm 2014, doanh thu của BSR đạt 127.796 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 23.241 tỷ đồng.
Tính lũy kế cả trong quá trình chạy thử, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nhập hơn 430 chuyến dầu thô, tương đương 33,6 triệu tấn dầu thô. Tổng sản lượng đạt gần 31 triệu tấn sản phẩm, doanh thu thuần 619,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 100 nghìn tỷ đồng.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, nếu như năm 2005, khi bắt đầu triển khai gói thầu EPC, GDP bình quân đầu người của tỉnh chỉ có 319 USD, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 546,2 tỷ đồng, thì đến năm 2008, khi kết thúc giai đoạn xây dựng của dự án, GDP bình quân đầu người đã đạt 608 USD, tổng thu ngân sách đạt 1.557,2 tỷ đồng. Đến năm 2013, GDP đạt 2.040 USD/người, tổng thu ngân sách đạt trên 30.000 tỷ đồng. Hàng năm, Công ty BSR luôn chiếm khoảng 85- 90% tổng thu ngân sách của tỉnh, đưa Quảng Ngãi vào nhóm các tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước.
Đi đầu trong lộ trình xăng sinh học E5
Thực hiện theo đúng lộ trình của Chính phủ và chủ trương của PVN, BSR đã tiến hành nghiên cứu giải pháp phối trộn Ethanol vào xăng tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong một thời gian dài. Ngày 28/7/2014, BSR đã hoàn thành hệ thống công nghệ pha trộn xăng E5 RON 92 trực tuyến (In-line blending) bảo đảm độ chính xác và kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Công suất tối đa hệ thống công nghệ pha trộn xăng E5 RON 92 của BSR dự kiến đủ cung cấp xăng E5 RON 92 cho khu vực miền Trung.
Để chuẩn bị phương án tiêu thụ xăng E5 RON 92, BSR đã tích cực làm việc với các doanh nghiệp đầu mối về các vấn đề liên quan đến công tác sản xuất chế biến và pha trộn; các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, vận chuyển sản phẩm, quy trình phối hợp trong việc giao nhận và hỗ trợ xử lý nếu sản phẩm không đạt chất lượng, kế hoạch và lộ trình cung cấp xăng E5 RON 92...
Sau quá trình đàm phán và tích cực triển khai, đến hết năm 2014, BSR đã ký kết hợp đồng tiêu thụ xăng E5 RON 92 với các doanh nghiệp đầu mối: Petrolimex, PV Oil, Thanh Lễ, Hải Hà, Hòa Khánh.
Để thúc đẩy thị trường tiêu thụ xăng E5, ngày 31/5/2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Quảng Ngãi, theo đó tổ chức phân phối xăng E5 sớm hơn lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 19/6/2014, đây là quyết định hết sức quan trọng mang tính đột phá đối với sự hình thành và phát triển thị trường năng lượng sinh học trên địa bàn tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, lộ trình xăng E5 cũng đẩy mạnh ở thị trường tại TP.Đà Nẵng. Ngày 22/9/2014, UBND Đà Nẵng, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Đà Nẵng, theo đó, tổ chức triển khai phân phối xăng E5 RON 92 ngay trong tháng 10/2014 để đến ngày 1/11/2014 phân phối toàn bộ xăng E5 RON 92 thay thế xăng khoáng Mogas 92 trên địa bàn. BSR và các đầu mối, tổng đại lý, đại lý ngừng phân phối và kinh doanh xăng khoáng Mogas 92 từ ngày 1/10/2014 trên địa bàn Đà Nẵng để tập trung phân phối xăng E5 RON 92, đồng thời vẫn lưu hành song song xăng Mogas 95.
Trên cơ sở kết quả tốt đẹp về triển khai phân phối xăng E5 RON 92 tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng, ngày 23/9/2014, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Quảng Nam, theo đó, tổ chức triển khai phân phối xăng E5 RON 92 ngay trong tháng 11/2014. Đến ngày 31/12/2014, Quảng Nam đã phân phối toàn bộ xăng E5 RON 92 thay thế xăng khoáng Mogas 92 trên địa bàn tỉnh, đồng thời vẫn lưu hành song song xăng Mogas 95.
Công tác phối hợp giữa BSR với khách hàng diễn ra khá thuận lợi. BSR luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, trong suốt thời gian qua, về cơ bản BSR không nhận được ý kiến phàn nàn từ phía khách hàng.
Nâng cấp, mở rộng nhà máy
Mới đây, BSR đã ký kết Hợp đồng tư vấn thiết kế tổng thể dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất với đối tác Amec Foster Wheeler (Vương quốc Anh). Dự án có vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD, sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm hiện nay lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Năm 2021, sẽ đưa nhà máy hoàn thiện vào vận hành, sản xuất, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước và tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nhiên liệu.
Ông Nguyễn Hoài Giang - Chủ tịch Hội đồng thành viên BSR - cho biết: Ở giai đoạn 1, khi thiết kế và xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, do kinh phí đầu tư hạn hẹp nên chỉ ưu tiên xử lý nguồn dầu Bạch Hổ nhẹ, ngọt, ít lưu huỳnh. Tương lai gần, nguồn dầu Bạch Hổ sẽ cạn kiệt, để tăng hiệu quả, hiệu suất đột biến, tăng tính cạnh tranh hiện nay với các nhà máy lọc dầu khác, phải xác định được nguồn dầu thô và công nghệ phù hợp để thay thế hoàn toàn nguồn dầu Bạch Hổ. Vì vậy, buộc phải nâng cấp nhà máy để có nguồn dầu vào rẻ hơn từ Trung Đông, Tây Phi và Nga. Đây là những chủng loại dầu chua, nặng hơn, nhiều tạp chất hơn dầu Bạch Hổ. Như vậy, hiệu quả kinh tế mới được nâng cao.
Với tiềm lực lớn, đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 3,5% GDP mỗi năm và tham gia tích cực vào lộ trình phân phối xăng sinh học E5, BSR thực sự là đầu tàu trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Những thành công đó là cơ sở để BSR thực hiện việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất thành công.
Qua 7 năm hoạt động, BSR đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách, phát triển ổn định, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tạo nền tảng vững chắc cho việc điều hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuyệt đối an toàn, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.
Nhà máy bao gồm 15 phân xưởng công nghệ (kể cả phân xưởng sản xuất polypropylene), 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ, khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, hệ thống ống dẫn dầu thô và sản phẩm. Nhà máy đang áp dụng Chương trình “5S” (Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc - Sẵn sàng) đã được các chuyên gia Nhật đúc kết qua thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm để xây dựng một môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, BSR còn thiết lập và thực thi có hiệu quả hệ thống quản lý tích hợp QHSE theo các tiêu chuẩn: ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007… nhằm cung ứng các sản phẩm xăng dầu chất lượng tốt nhất, cạnh tranh với các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu.
Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn/năm (tương đương 148.000 thùng/ngày), Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước, bao gồm các sản phẩm: Xăng Mogas A92/95, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa, dầu diesel, dầu nhiên liệu đốt, khí hóa lỏng LPG, propylene, hạt nhựa polypropylene… Do chất lượng bảo đảm, nguồn cung ổn định, nên các sản phẩm mang thương hiệu BSR luôn được tín nhiệm cao của đối tác và người tiêu dùng trong cả nước.
Đặc biệt, sản phẩm nhiên liệu phản lực Jet A-1K và nhiên liệu Diesel L-62 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã chính thức được Cục Nhiên liệu và chất cháy tên lửa (thuộc Bộ Tham mưu bảo đảm vật tư kỹ thuật các lực lượng vũ trang LB Nga) cấp phép sử dụng trên vũ khí trang bị, thiết bị quân sự và thiết bị đặc biệt của Nga tại Việt Nam kể từ ngày 16/10/2014. Đây là một bước phát triển mới rất quan trọng của BSR trong khả năng làm chủ công nghệ lọc hóa dầu và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm của nhà máy.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã và đang phát triển nhanh, bền vững, trở thành động lực kinh tế cho tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung. Năm 2009 với chế độ vận hành chạy thử, chạy nghiệm thu, nhà máy đã chế biến trên 2 triệu tấn sản phẩm, nộp ngân sách “khiêm tốn” gần 2.400 tỷ đồng. Đến năm 2013, nhà máy đã tạo ra doanh thu và nộp ngân sách cao nhất với 154,2 nghìn tỷ đồng và 28,4 nghìn tỷ đồng, sản xuất được 6,61 triệu tấn sản phẩm. Năm 2014, doanh thu của BSR đạt 127.796 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 23.241 tỷ đồng.
Tính lũy kế cả trong quá trình chạy thử, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nhập hơn 430 chuyến dầu thô, tương đương 33,6 triệu tấn dầu thô. Tổng sản lượng đạt gần 31 triệu tấn sản phẩm, doanh thu thuần 619,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 100 nghìn tỷ đồng.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, nếu như năm 2005, khi bắt đầu triển khai gói thầu EPC, GDP bình quân đầu người của tỉnh chỉ có 319 USD, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 546,2 tỷ đồng, thì đến năm 2008, khi kết thúc giai đoạn xây dựng của dự án, GDP bình quân đầu người đã đạt 608 USD, tổng thu ngân sách đạt 1.557,2 tỷ đồng. Đến năm 2013, GDP đạt 2.040 USD/người, tổng thu ngân sách đạt trên 30.000 tỷ đồng. Hàng năm, Công ty BSR luôn chiếm khoảng 85- 90% tổng thu ngân sách của tỉnh, đưa Quảng Ngãi vào nhóm các tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước.
Đi đầu trong lộ trình xăng sinh học E5
Thực hiện theo đúng lộ trình của Chính phủ và chủ trương của PVN, BSR đã tiến hành nghiên cứu giải pháp phối trộn Ethanol vào xăng tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong một thời gian dài. Ngày 28/7/2014, BSR đã hoàn thành hệ thống công nghệ pha trộn xăng E5 RON 92 trực tuyến (In-line blending) bảo đảm độ chính xác và kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Công suất tối đa hệ thống công nghệ pha trộn xăng E5 RON 92 của BSR dự kiến đủ cung cấp xăng E5 RON 92 cho khu vực miền Trung.
Để chuẩn bị phương án tiêu thụ xăng E5 RON 92, BSR đã tích cực làm việc với các doanh nghiệp đầu mối về các vấn đề liên quan đến công tác sản xuất chế biến và pha trộn; các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, vận chuyển sản phẩm, quy trình phối hợp trong việc giao nhận và hỗ trợ xử lý nếu sản phẩm không đạt chất lượng, kế hoạch và lộ trình cung cấp xăng E5 RON 92...
Sau quá trình đàm phán và tích cực triển khai, đến hết năm 2014, BSR đã ký kết hợp đồng tiêu thụ xăng E5 RON 92 với các doanh nghiệp đầu mối: Petrolimex, PV Oil, Thanh Lễ, Hải Hà, Hòa Khánh.
Để thúc đẩy thị trường tiêu thụ xăng E5, ngày 31/5/2014, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Quảng Ngãi, theo đó tổ chức phân phối xăng E5 sớm hơn lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 19/6/2014, đây là quyết định hết sức quan trọng mang tính đột phá đối với sự hình thành và phát triển thị trường năng lượng sinh học trên địa bàn tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, lộ trình xăng E5 cũng đẩy mạnh ở thị trường tại TP.Đà Nẵng. Ngày 22/9/2014, UBND Đà Nẵng, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Đà Nẵng, theo đó, tổ chức triển khai phân phối xăng E5 RON 92 ngay trong tháng 10/2014 để đến ngày 1/11/2014 phân phối toàn bộ xăng E5 RON 92 thay thế xăng khoáng Mogas 92 trên địa bàn. BSR và các đầu mối, tổng đại lý, đại lý ngừng phân phối và kinh doanh xăng khoáng Mogas 92 từ ngày 1/10/2014 trên địa bàn Đà Nẵng để tập trung phân phối xăng E5 RON 92, đồng thời vẫn lưu hành song song xăng Mogas 95.
Trên cơ sở kết quả tốt đẹp về triển khai phân phối xăng E5 RON 92 tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng, ngày 23/9/2014, UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Công Thương, PVN và Petrolimex đã thống nhất kế hoạch phối hợp triển khai phân phối xăng E5 tại Quảng Nam, theo đó, tổ chức triển khai phân phối xăng E5 RON 92 ngay trong tháng 11/2014. Đến ngày 31/12/2014, Quảng Nam đã phân phối toàn bộ xăng E5 RON 92 thay thế xăng khoáng Mogas 92 trên địa bàn tỉnh, đồng thời vẫn lưu hành song song xăng Mogas 95.
Công tác phối hợp giữa BSR với khách hàng diễn ra khá thuận lợi. BSR luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, trong suốt thời gian qua, về cơ bản BSR không nhận được ý kiến phàn nàn từ phía khách hàng.
Nâng cấp, mở rộng nhà máy
Mới đây, BSR đã ký kết Hợp đồng tư vấn thiết kế tổng thể dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất với đối tác Amec Foster Wheeler (Vương quốc Anh). Dự án có vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD, sau khi hoàn thành sẽ nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm hiện nay lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Năm 2021, sẽ đưa nhà máy hoàn thiện vào vận hành, sản xuất, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước và tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nhiên liệu.
Với tiềm lực lớn, đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 3,5% GDP mỗi năm và tham gia tích cực vào lộ trình phân phối xăng sinh học E5, BSR thực sự là đầu tàu trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Những thành công đó là cơ sở để BSR thực hiện việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất thành công.
Thu Nga - Báo Công Thương
Relate Threads