Những công trình nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực dầu khí không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn hình thành nên đội ngũ nhân lực chất lượng cao, làm chủ công nghệ hiện đại.
Khoa học công nghệ có vai trò nền tảng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì tạo đột phá trong hoạt động hiệu quả cũng như hướng tới xây dựng chuỗi công nghiệp dầu khí đồng bộ, hiện đại.
Đi đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong hơn 4 thập niên qua, PVN đã không ngừng phát triển và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) bằng việc tiếp nhận thành tựu công nghệ mới, làm chủ và cải tiến công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn trong hoạt động sản xuất của PVN.
Hoạt động KHCN tại PVN đang được triển khai ở tất cả khâu thượng nguồn - trung nguồn - hạ nguồn, các lĩnh vực kinh tế, quản lý, an toàn và môi trường dầu khí.
Bên cạnh việc xây dựng tiềm lực mạnh về KHCN, đầu tư ứng dụng trang thiết bị hiện đại, chương trình nghiên cứu KHCN của PVN gồm các hướng nghiên cứu dài hạn, mang tính định hướng làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch cho từng năm, đảm bảo và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN.
Các nội dung, chương trình nghiên cứu bài bản, từ nghiên cứu lý thuyết, phòng thí nghiệm đến mô phỏng, thử nghiệm trên công trình thực địa và áp dụng thực tế đều phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN, một số nội dung nghiên cứu mang tính chất đón đầu, định hướng làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển lâu dài.
Trên thực tế, mỗi thành tựu của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đều mang dấu ấn đậm nét của KHCN.
Ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ dầu khí, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các công trình, cụm công trình nghiên cứu và các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp to lớn trong hoạt động nghiên cứu KHCN của PVN.
Đó là Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ Tam, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”.
Đặc biệt, trong đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/ Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5, ba công trình nghiên cứu KHCN của PVN đã được Đảng, Nhà nước vinh danh với hai Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN và một Giải thưởng Nhà nước về KHCN. Đó là:Cụm công trình: “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam” của TS Từ Thành Nghĩa và 29 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Đó là công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” của kỹ sư Phan Tử Giang và 16 đồng tác giả của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Và cuối cùng là công trình “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” của kỹ sư Trần Xuân Hoàng và 8 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Mang lại lợi ích kinh tế lớn
Công trình “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam” là tiền đề để đưa nhiều mỏ khác ở bể Cửu Long vào khai thác dựa trên nền tảng mô hình kết nối các mỏ nhỏ, mỏ cận biên.
Đây là công trình được đánh giá là đặc biệt xuất sắc, áp dụng thành công công nghệ vận chuyển dầu nhiều parafin bằng đường ống ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam Việt Nam với tổ hợp các giải pháp công nghệ đa dạng, khác biệt so với công nghệ truyền thống của thế giới.
Công trình đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm thiết kế hệ thống công nghệ theo Đề án 16716 của Liên Xô cũ, thay đổi cấu hình phát triển mỏ, đặt cơ sở vận hành an toàn các mỏ Bạch Hổ, Rồng sau khi phương án vận chuyển dầu về Thành Tuy Hạ không khả thi và đường ống vận chuyển dầu trong nội mỏ tắc nghẽn do lắng đọng parafin nghiêm trọng.
Hiệu quả kinh tế trực tiếp của Cụm công trình đến hết năm 2014 là 779,7 triệu USD.
Về giá trị khoa học, công trình đã phát triển và hoàn thiện tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều parafin, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước cũng như làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển dầu trên thế giới.
Về giá trị kinh tế, công trình đã góp phần phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam với việc đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác năm 1986, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, tạo ra sản phẩm mới cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu.
Nguồn thu ngoại tệ kịp thời của Vietsovpetro đã giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu không áp dụng tổ hợp công nghệ này thì khó có thể đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác nhanh chóng vào năm 1986 như đã thực hiện.
Công trình sẽ được tiếp tục áp dụng trong tương lai, tạo cơ hội cho đầu tư, phát triển ngành dầu khí, đặc biệt cho phát triển các mỏ liên kết, mỏ cận biên và mỏ nhỏ.
Công trình cũng giúp đào tạo nên đội ngũ các chuyên gia kỹ thuật về khai thác dầu khí và các nhà quản lý cho ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần tăng cường tình hữu nghị Việt - Xô và bảo vệ an ninh chủ quyền Quốc gia.
Công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” của kỹ sư Phan Tử Giang và 16 đồng tác giả của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Trên thế giới, chỉ có khoảng 10 công ty của Mỹ, Singpore, Ucraine và Trung Quốc là có khả năng tham gia vào lĩnh vực giàn khoan dầu khí tự nâng. PV Shipyard là công ty đầu tiên tại Việt Nam tham gia lĩnh vực nhiều tiềm năng nhưng có yêu cầu rất cao về công nghệ này.
Sản phẩm giàn khoan dầu khí tự nâng được thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và công trình trong suốt quá trình hoạt động dưới các tác động khắc nghiệt trên biển. Toàn bộ quá trình thiết kế chi tiết, chế tạo được đăng kiểm quốc tế kiểm tra, công nhận.
Việc nghiên cứu, ứng dụng vào chế tạo thành công giàn khoan dầu khí tự nâng Tam Đảo 03 đưa Việt Nam thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ thiết kế chi tiết và chế tạo giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở ra một ngành công nghiệp mới tại Việt Nam.
Đồng thời, việc nghiên cứ chế tạo thành công này cũng giúp xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, giám sát và quản lý dự án có chuyên môn, kĩ thuật vững vàng đủ khả năng đảm trách được toàn bộ các khâu tính toán thiết kế chi tiết, công nghệ thi công giàn khoan tự nâng.
Nhờ vậy, ngành dầu khí đã giảm thiểu việc thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài cho các dự án tiếp theo (từ 13 chuyên gia dự khi thực hiện Dự án Tam Đảo 03 xuống còn 3 chuyên gia khi thực hiện Dự án Tam Đảo 05).
Các kết quả nghiên cứu từ Dự án Tam Đảo 03 đã được áp dụng cho dự án Tam Đảo 05 (có khối lượng, quy mô gấp 1,5 lần), giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa lên thêm khoảng 5% so với 34,6% của Tam Đảo 03.
Ngoài ra, áp dụng để thực hiện nâng cấp giàn khoan tự nâng Tam Đảo 02, giàn khoan Cửu Long, Murmaskya và một số giàn khoan khác đang hoạt động tại Việt Nam giúp tiết kiệm hàng triệu USD cho đất nước.
Và cuối cùng là công trình “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” của kỹ sư Trần Xuân Hoàng và 8 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Những thành tựu khoa học, công nghệ trong đề tài đã tạo những thay đổi mang tính đột phá trong việc nắm bắt làm chủ công nghệ thi công chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế bằng phương pháp tự phóng tại Việt Nam một trong những vấn đề hóc búa của lĩnh vực thi công biển.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và kinh nghiệm từ thực tế áp dụng Vietsovpetro có đủ điều kiện và uy tín để tham gia đấu thầu các dự án lớn về xây dựng công trình khai thác dầu khí biển trong khu vực và trên thế giới.
Cụm đề tài được nghiên cứu áp dụng tại Liên doanh Việt - Nga Vietsopetro từ năm 2010 đến nay góp phần then chốt trong việc thi công an toàn các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí như: Giàn Đại Hùng 02: chân đế nặng 4.500T, chân đế Giàn Mộc Tinh: 6.500T, chân đế Hải Thạch: 7.500T, chân đế Thiên Ưng: 6.500T.
Ứng dụng đề tài này đã mang lại doanh thu: 294 triệu USD, lợi nhuận sau thuế cho Vietsovpetro đạt hơn 38.5 triệu USD.
Qua đề tài những cơ sở vật chất cơ bản cho công tác thì công, lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng đã bước đầu được gây dựng tại Việt Nam như tính toán cải tạo mới bờ cảng, đường trượt, cải hoán thành công sà lan tự phóng duy nhất ở Việt Nam (VSP-05), đào tạo đội ngũ kỹ sư, quản lý dự án và thi công hoàn toàn chuyên nghiệp, phát huy nội lực trong nước và đủ sức đảm đương các công trình khó, phức tạp.
Như vậy bằng những thành tựu KHCN, thực tế sản xuất cụ thể cụm đề tài đã có những đóng góp thiết thực trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo đất nước./.
Khoa học công nghệ có vai trò nền tảng trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì tạo đột phá trong hoạt động hiệu quả cũng như hướng tới xây dựng chuỗi công nghiệp dầu khí đồng bộ, hiện đại.
Đi đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong hơn 4 thập niên qua, PVN đã không ngừng phát triển và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) bằng việc tiếp nhận thành tựu công nghệ mới, làm chủ và cải tiến công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn trong hoạt động sản xuất của PVN.
Hoạt động KHCN tại PVN đang được triển khai ở tất cả khâu thượng nguồn - trung nguồn - hạ nguồn, các lĩnh vực kinh tế, quản lý, an toàn và môi trường dầu khí.
Bên cạnh việc xây dựng tiềm lực mạnh về KHCN, đầu tư ứng dụng trang thiết bị hiện đại, chương trình nghiên cứu KHCN của PVN gồm các hướng nghiên cứu dài hạn, mang tính định hướng làm cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch cho từng năm, đảm bảo và phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN.
Các nội dung, chương trình nghiên cứu bài bản, từ nghiên cứu lý thuyết, phòng thí nghiệm đến mô phỏng, thử nghiệm trên công trình thực địa và áp dụng thực tế đều phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN, một số nội dung nghiên cứu mang tính chất đón đầu, định hướng làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển lâu dài.
Trên thực tế, mỗi thành tựu của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đều mang dấu ấn đậm nét của KHCN.
Ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ dầu khí, Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các công trình, cụm công trình nghiên cứu và các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp to lớn trong hoạt động nghiên cứu KHCN của PVN.
Đó là Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác các thân dầu trong đá móng granitoid trước Đệ Tam, bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”.
Đặc biệt, trong đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/ Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 5, ba công trình nghiên cứu KHCN của PVN đã được Đảng, Nhà nước vinh danh với hai Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN và một Giải thưởng Nhà nước về KHCN. Đó là:Cụm công trình: “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam” của TS Từ Thành Nghĩa và 29 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Đó là công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” của kỹ sư Phan Tử Giang và 16 đồng tác giả của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Và cuối cùng là công trình “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” của kỹ sư Trần Xuân Hoàng và 8 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Mang lại lợi ích kinh tế lớn
Công trình “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam” là tiền đề để đưa nhiều mỏ khác ở bể Cửu Long vào khai thác dựa trên nền tảng mô hình kết nối các mỏ nhỏ, mỏ cận biên.
Đây là công trình được đánh giá là đặc biệt xuất sắc, áp dụng thành công công nghệ vận chuyển dầu nhiều parafin bằng đường ống ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam Việt Nam với tổ hợp các giải pháp công nghệ đa dạng, khác biệt so với công nghệ truyền thống của thế giới.
Công trình đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm thiết kế hệ thống công nghệ theo Đề án 16716 của Liên Xô cũ, thay đổi cấu hình phát triển mỏ, đặt cơ sở vận hành an toàn các mỏ Bạch Hổ, Rồng sau khi phương án vận chuyển dầu về Thành Tuy Hạ không khả thi và đường ống vận chuyển dầu trong nội mỏ tắc nghẽn do lắng đọng parafin nghiêm trọng.
Hiệu quả kinh tế trực tiếp của Cụm công trình đến hết năm 2014 là 779,7 triệu USD.
Về giá trị khoa học, công trình đã phát triển và hoàn thiện tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều parafin, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước cũng như làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển dầu trên thế giới.
Về giá trị kinh tế, công trình đã góp phần phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam với việc đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác năm 1986, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, tạo ra sản phẩm mới cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu.
Nguồn thu ngoại tệ kịp thời của Vietsovpetro đã giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu không áp dụng tổ hợp công nghệ này thì khó có thể đưa mỏ Bạch Hổ vào khai thác nhanh chóng vào năm 1986 như đã thực hiện.
Công trình cũng giúp đào tạo nên đội ngũ các chuyên gia kỹ thuật về khai thác dầu khí và các nhà quản lý cho ngành Dầu khí Việt Nam, góp phần tăng cường tình hữu nghị Việt - Xô và bảo vệ an ninh chủ quyền Quốc gia.
Công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” của kỹ sư Phan Tử Giang và 16 đồng tác giả của Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ.
Trên thế giới, chỉ có khoảng 10 công ty của Mỹ, Singpore, Ucraine và Trung Quốc là có khả năng tham gia vào lĩnh vực giàn khoan dầu khí tự nâng. PV Shipyard là công ty đầu tiên tại Việt Nam tham gia lĩnh vực nhiều tiềm năng nhưng có yêu cầu rất cao về công nghệ này.
Sản phẩm giàn khoan dầu khí tự nâng được thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và công trình trong suốt quá trình hoạt động dưới các tác động khắc nghiệt trên biển. Toàn bộ quá trình thiết kế chi tiết, chế tạo được đăng kiểm quốc tế kiểm tra, công nhận.
Việc nghiên cứu, ứng dụng vào chế tạo thành công giàn khoan dầu khí tự nâng Tam Đảo 03 đưa Việt Nam thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu công nghệ thiết kế chi tiết và chế tạo giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở ra một ngành công nghiệp mới tại Việt Nam.
Đồng thời, việc nghiên cứ chế tạo thành công này cũng giúp xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, giám sát và quản lý dự án có chuyên môn, kĩ thuật vững vàng đủ khả năng đảm trách được toàn bộ các khâu tính toán thiết kế chi tiết, công nghệ thi công giàn khoan tự nâng.
Nhờ vậy, ngành dầu khí đã giảm thiểu việc thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài cho các dự án tiếp theo (từ 13 chuyên gia dự khi thực hiện Dự án Tam Đảo 03 xuống còn 3 chuyên gia khi thực hiện Dự án Tam Đảo 05).
Các kết quả nghiên cứu từ Dự án Tam Đảo 03 đã được áp dụng cho dự án Tam Đảo 05 (có khối lượng, quy mô gấp 1,5 lần), giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa lên thêm khoảng 5% so với 34,6% của Tam Đảo 03.
Ngoài ra, áp dụng để thực hiện nâng cấp giàn khoan tự nâng Tam Đảo 02, giàn khoan Cửu Long, Murmaskya và một số giàn khoan khác đang hoạt động tại Việt Nam giúp tiết kiệm hàng triệu USD cho đất nước.
Và cuối cùng là công trình “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam” của kỹ sư Trần Xuân Hoàng và 8 đồng tác giả của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đạt Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Những thành tựu khoa học, công nghệ trong đề tài đã tạo những thay đổi mang tính đột phá trong việc nắm bắt làm chủ công nghệ thi công chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế bằng phương pháp tự phóng tại Việt Nam một trong những vấn đề hóc búa của lĩnh vực thi công biển.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và kinh nghiệm từ thực tế áp dụng Vietsovpetro có đủ điều kiện và uy tín để tham gia đấu thầu các dự án lớn về xây dựng công trình khai thác dầu khí biển trong khu vực và trên thế giới.
Cụm đề tài được nghiên cứu áp dụng tại Liên doanh Việt - Nga Vietsopetro từ năm 2010 đến nay góp phần then chốt trong việc thi công an toàn các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí như: Giàn Đại Hùng 02: chân đế nặng 4.500T, chân đế Giàn Mộc Tinh: 6.500T, chân đế Hải Thạch: 7.500T, chân đế Thiên Ưng: 6.500T.
Ứng dụng đề tài này đã mang lại doanh thu: 294 triệu USD, lợi nhuận sau thuế cho Vietsovpetro đạt hơn 38.5 triệu USD.
Qua đề tài những cơ sở vật chất cơ bản cho công tác thì công, lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng đã bước đầu được gây dựng tại Việt Nam như tính toán cải tạo mới bờ cảng, đường trượt, cải hoán thành công sà lan tự phóng duy nhất ở Việt Nam (VSP-05), đào tạo đội ngũ kỹ sư, quản lý dự án và thi công hoàn toàn chuyên nghiệp, phát huy nội lực trong nước và đủ sức đảm đương các công trình khó, phức tạp.
Như vậy bằng những thành tựu KHCN, thực tế sản xuất cụ thể cụm đề tài đã có những đóng góp thiết thực trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo đất nước./.
TTXVN
Relate Threads