Các doanh nghiệp xăng dầu trong nước cho rằng, lọc dầu Dung Quất chỉ có cách giảm giá bán hoặc được giảm thuế thì doanh nghiệp trong nước mới có thể mua được nhiều sản phẩm của nhà máy này.
Bộ Công Thương vừa có công văn từ chối đề nghị của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) về việc xuất khẩu sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Đồng thời đề nghị BSR đàm phán với các doanh nghiệp trong nước để bán tối đa sản phẩm của lọc dầu Dung Quất ở thị trường nội địa.
Sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào cân đối cung cầu xăng dầu hàng năm. Do vậy, Bộ Công thương đề nghị sản phẩm Lọc dầu Dung Quất cần ưu tiên tiêu thụ tại thị trường nội địa, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ, góp phần kiềm chế nhập siêu.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính, chính sách thuế, tạo thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Dung Quất, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nội địa tối đa sản phẩm của nhà máy.
Trong trường hợp tình hình tiêu thụ nội địa khó khăn, tồn kho sản phẩm có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn vận hành của nhà máy thì mới xem xét đến phương án xuất khẩu.
Thực tế, theo BSR, hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu đang được áp dụng cho sản phẩm lọc dầu Dung Quất để làm căn cứ tính giá bán và tính thu điều tiết đang cao hơn nhiều so với mức thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Việt Nam và Hàn Quốc (chênh lệch thuế 10%).
Điều này làm cho Dung Quất khó tiêu thụ sản phẩm vì giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Minh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho biết, 2-3 tháng trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã nhập hàng mạnh từ Hàn Quốc và các nước ASEAN để hưởng thuế thấp.
Theo thống kê, lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 5 ước đạt 1.200 nghìn tấn, tương đương 485 triệu USD, lũy kế 5 tháng ước đạt 5.405 nghìn tấn, tăng 27,6% so với sản lượng cùng kỳ năm 2015. Xét theo thị trường, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore, Malaysia, đặc biệt là Hàn Quốc tăng gấp 6,2 lần... so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hà cho rằng, để Dung Quất bán được hàng với giá hợp lý chỉ có cách giảm thuế hoặc giảm giá. “Với mức chênh 10% thuế, tính theo giá đã chênh tới 5 USD/thùng như hiện thời thì doanh nghiệp không còn cách nào khác là đi nhập hàng thay vì mua xăng dầu của Dung Quất. Trong bối cảnh, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng lên cao như hiện nay thì mức chênh lệch giá này càng lớn, càng bất lợi cho Dung Quất khi bán sản phẩm”-ông Hà nói.
Tháng 2 vừa qua, với lý do mức thuế mà các sản phẩm xăng dầu của Dung Quất đang phải chịu vẫn còn qua cao so với mức thuế áp trên các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ cảnh báo nguy cơ bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới.
Bộ Công Thương vừa có công văn từ chối đề nghị của Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) về việc xuất khẩu sản phẩm xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Đồng thời đề nghị BSR đàm phán với các doanh nghiệp trong nước để bán tối đa sản phẩm của lọc dầu Dung Quất ở thị trường nội địa.
Sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào cân đối cung cầu xăng dầu hàng năm. Do vậy, Bộ Công thương đề nghị sản phẩm Lọc dầu Dung Quất cần ưu tiên tiêu thụ tại thị trường nội địa, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ, góp phần kiềm chế nhập siêu.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính, chính sách thuế, tạo thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Dung Quất, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nội địa tối đa sản phẩm của nhà máy.
Trong trường hợp tình hình tiêu thụ nội địa khó khăn, tồn kho sản phẩm có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn vận hành của nhà máy thì mới xem xét đến phương án xuất khẩu.
Thực tế, theo BSR, hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu đang được áp dụng cho sản phẩm lọc dầu Dung Quất để làm căn cứ tính giá bán và tính thu điều tiết đang cao hơn nhiều so với mức thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước ASEAN, Việt Nam và Hàn Quốc (chênh lệch thuế 10%).
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Minh Hà, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) cho biết, 2-3 tháng trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã nhập hàng mạnh từ Hàn Quốc và các nước ASEAN để hưởng thuế thấp.
Theo thống kê, lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 5 ước đạt 1.200 nghìn tấn, tương đương 485 triệu USD, lũy kế 5 tháng ước đạt 5.405 nghìn tấn, tăng 27,6% so với sản lượng cùng kỳ năm 2015. Xét theo thị trường, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore, Malaysia, đặc biệt là Hàn Quốc tăng gấp 6,2 lần... so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hà cho rằng, để Dung Quất bán được hàng với giá hợp lý chỉ có cách giảm thuế hoặc giảm giá. “Với mức chênh 10% thuế, tính theo giá đã chênh tới 5 USD/thùng như hiện thời thì doanh nghiệp không còn cách nào khác là đi nhập hàng thay vì mua xăng dầu của Dung Quất. Trong bối cảnh, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng lên cao như hiện nay thì mức chênh lệch giá này càng lớn, càng bất lợi cho Dung Quất khi bán sản phẩm”-ông Hà nói.
Tháng 2 vừa qua, với lý do mức thuế mà các sản phẩm xăng dầu của Dung Quất đang phải chịu vẫn còn qua cao so với mức thuế áp trên các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ cảnh báo nguy cơ bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới.
Theo: Báo Dân Việt
Relate Threads