Được áp dụng cơ chế giá khí đầu vào thả nổi ngay trước khi giá dầu bắt đầu sụt giảm, điều này những tưởng sẽ giúp Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã DPM) có giai đoạn bứt phá. Tuy nhiên, việc giá urea trong nước và thế giới giảm sâu cùng tình trạng dư thừa sản lượng khi hạn hán kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long và lũ lụt tại miền Trung ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu phân bón, khiến kết quả kinh doanh năm 2016 của DPM bị sụt giảm.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá dầu năm 2017 sẽ tăng hơn 20% so với mức giá bình quân 45 USD/thùng của năm nay, khiến chi phí đầu vào của DPM gia tăng (khí là nguyên liệu chính trong sản xuất urea và chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm trên 50% tổng chi phí sản xuất - kinh doanh của DPM).
Trong khi đó, các báo cáo của Hiệp hội Phân bón thế giới đều nhìn nhận khá tiêu cực về giá urea trong các năm tới do tình trạng dư thừa, giá dầu tăng trở lại có thể kéo giá urea phục hồi, nhưng sẽ có độ trễ và dự báo mức phục hồi thấp hơn mức tăng chi phí đầu vào, nên hoạt động sản xuất – kinh doanh của DPM trong 2017 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, DPM còn chịu rủi ro trích lập dự phòng thêm cho khoản đầu tư vào PVTex. Dự án được chờ đợi tạo bước đột phá cho DPM là nhà máy NH3-NPK dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2017, nên chưa thể đóng góp nhiều vào việc cải thiện kết quả kinh doanh năm tới, trong khi nhà máy urea hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất.
Lợi thế của DPM là nhà máy urea hiện tại được xây dựng từ năm 2003 và dự kiến sẽ hết khấu hao trong năm 2017, qua đó, làm giảm chi phí, bù đắp cho sự sụt giảm của doanh thu. Với hệ thống phân phối mạnh, thương hiệu DPM được bà con nông dân chấp nhận giúp doanh nghiệp duy trì thị phần trên 40%.
Mặt khác, Tổng công ty Hóa chất (Vinachem) đã đề xuất Chính phủ ban hành các quy định về thuế chống bán phá giá với phân bón urea nhập khẩu, phân loại urea vào danh mục sản phẩm giảm thuế VAT đầu vào để hỗ trợ nhà máy Đạm Ninh Bình và Hà Bắc trước sức ép cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu giá rẻ cũng giúp DPM hưởng lợi.
Lũy kế 4 quý gần nhất, thu nhập bình quân mỗi cổ phần (EPS) của DPM đạt 3.300 đồng, tương ứng mức PE thị trường 8x, tương đối thấp so với PE của thị trường Việt Nam và nhiều công ty cùng ngành tại Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, vốn là các nước có sản lượng sản xuất urea hàng đầu châu Á. DPM có điểm mạnh về cơ cấu tài chính lành mạnh, vay nợ thấp, tiền mặt dồi dào, chi trả cổ tức đều đặn (tỷ suất cổ tức hàng năm của DPM duy trì khoảng 10% so với thị giá).
Đặc biệt, từ năm 2018, Dự án NH3-NPK được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2017, kết quả kinh doanh của DPM được dự báo còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào sự hồi phục của giá urea trong nước và thế giới.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), giá dầu năm 2017 sẽ tăng hơn 20% so với mức giá bình quân 45 USD/thùng của năm nay, khiến chi phí đầu vào của DPM gia tăng (khí là nguyên liệu chính trong sản xuất urea và chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm trên 50% tổng chi phí sản xuất - kinh doanh của DPM).
Trong khi đó, các báo cáo của Hiệp hội Phân bón thế giới đều nhìn nhận khá tiêu cực về giá urea trong các năm tới do tình trạng dư thừa, giá dầu tăng trở lại có thể kéo giá urea phục hồi, nhưng sẽ có độ trễ và dự báo mức phục hồi thấp hơn mức tăng chi phí đầu vào, nên hoạt động sản xuất – kinh doanh của DPM trong 2017 vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, DPM còn chịu rủi ro trích lập dự phòng thêm cho khoản đầu tư vào PVTex. Dự án được chờ đợi tạo bước đột phá cho DPM là nhà máy NH3-NPK dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2017, nên chưa thể đóng góp nhiều vào việc cải thiện kết quả kinh doanh năm tới, trong khi nhà máy urea hiện hữu đã hoạt động gần hết công suất.
Mặt khác, Tổng công ty Hóa chất (Vinachem) đã đề xuất Chính phủ ban hành các quy định về thuế chống bán phá giá với phân bón urea nhập khẩu, phân loại urea vào danh mục sản phẩm giảm thuế VAT đầu vào để hỗ trợ nhà máy Đạm Ninh Bình và Hà Bắc trước sức ép cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu giá rẻ cũng giúp DPM hưởng lợi.
Lũy kế 4 quý gần nhất, thu nhập bình quân mỗi cổ phần (EPS) của DPM đạt 3.300 đồng, tương ứng mức PE thị trường 8x, tương đối thấp so với PE của thị trường Việt Nam và nhiều công ty cùng ngành tại Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, vốn là các nước có sản lượng sản xuất urea hàng đầu châu Á. DPM có điểm mạnh về cơ cấu tài chính lành mạnh, vay nợ thấp, tiền mặt dồi dào, chi trả cổ tức đều đặn (tỷ suất cổ tức hàng năm của DPM duy trì khoảng 10% so với thị giá).
Đặc biệt, từ năm 2018, Dự án NH3-NPK được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2017, kết quả kinh doanh của DPM được dự báo còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào sự hồi phục của giá urea trong nước và thế giới.
Tinnhanhchungkhoan.vn
Relate Threads