Từ năm 2012 đến nay, doanh thu thuần của Đạm Phú Mỹ đã giảm đáng kể từ 13.321 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 7.924 tỷ đồng năm 2016. Tuy nhiên, với những tín hiệu khởi sắc từ ngành phân bón năm 2017, Đạm Phú Mỹ hy vọng sẽ có bước chuyển mình tích cực hơn.
Bức tranh đầy ảm đạm
Trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2016, giá dầu thô thế giới giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của giá khí, cộng với tình trạng khó khăn của lĩnh vực nông nghiệp, sự gia tăng nguồn cung đạm nhập khẩu… đã khiến giá đạm rơi không phanh. Nếu như trước đây giá đỉnh điểm của phân Ure là 11.000 đồng – 12.000 đồng/kg thì tới năm 2016, giá tại thị trường phía Nam đã giảm xuống chỉ còn chưa đến 6.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thị trường phân bón còn gặp phải tình trạng cung lớn hơn cầu do mật độ “dày đặc” của các nhà máy sản xuất phân bón mới đi vào hoạt động. Trong khi nhu cầu phân đạm trong nước chỉ khoảng 2 triệu tấn/năm nhưng đã có đến 4 nhà máy phân đạm có công suất lên đến 2,65 triệu tấn.
Thậm chí, công suất thực tế của các nhà máy đạm trong nước còn lớn hơn công suất thiết kế. Điển hình là nhà máy Đạm Phú Mỹ, người “anh cả” đầu ngành, luôn sản xuất vượt khoảng 20.000 – 50.000 tấn so với công suất thiết kế 800.000 tấn/năm.
Chưa kể thị trường phân bón lại phải chứng kiến sự cạnh tranh đầy quyết liệt. Các doanh nghiệp phân bón trong nước không chỉ phải “oằn mình” chống lại phân bón nhập khẩu mà còn phải “đấu đá” lẫn nhau. Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2016, nhập khẩu phân bón tuy giảm 7% về lượng và 21% về giá trị, nhưng tổng lượng nhập khẩu vẫn đạt 4,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,125 tỷ USD.
Cuộc tranh giành thị phần diễn ra khá khốc liệt giữa các doanh nghiệp phân bón lớn như Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình, Đạm Bắc Hà,… Trong đó, Đạm Phú Mỹ đang tạm dẫn đầu thị trường Đông Nam Bộ với khoảng 70% thị phần.
Mặc dù được coi là công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất ngành, nhưng đứng trước bức tranh toàn cảnh ngành chỉ một màu xám xịt, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ cũng ngày càng giảm. Từ năm 2012 đến nay, doanh thu thuần của Đạm Phú Mỹ liên tục giảm mạnh, từ 13.321 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 7.924 tỷ đồng năm 2016. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 2,5 lần trong 5 năm, từ 3.067 tỷ đồng năm 2012 xuống 1.152 tỷ đồng năm 2016, đồng thời, giảm 24% so với năm 2015.
Mục tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm 2017 của Đạm Phú Mỹ là 810 tỷ đồng, giảm tới 29% so với năm 2016. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận ròng của Đạm Phú Mỹ đã đạt 556,46 tỷ đồng, tăng trưởng 60%.
Đạm Phú Mỹ có hy vọng đổi vận?
Giữa tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2018, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Đạm Phú Mỹ từ 61,3% xuống còn 51%. Đây được xem là hy vọng mới giúp Đạm Phú Mỹ có bước chuyển mình tích cực hơn trong thời gian tới, ít nhất là trên thị trường chứng khoán.
Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào những gì Sabeco đang đạt được sau khi có thông tin chính thức nhà nước sẽ bán hết vốn của doanh nghiệp bia này trong năm nay. Chỉ trong 3 tháng gần đây, cổ phiếu SAB của Sabeco đã tăng tới 36%, là trụ chính kéo VN-Index vượt mốc 800 điểm.
Đó là về ngắn hạn. Trong dài hạn, ngành phân bón cũng được kỳ vọng sẽ lấy lại “phong độ” trong năm 2017. Theo đó, nhu cầu đối với các mặt hàng phân bón gia tăng trở lại, các dự án NPK lớn được đưa vào hoạt động. Diễn biến về giá tích cực hơn. Những chuyển động về chính sách cũng sẽ giúp bức tranh ngành có những thay đổi “sáng sủa” hơn.
Nhiều dự đoán cho rằng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng phân bón chính như NPK và Ure sẽ tăng từ 2 – 5%. Trên thực tế, đầu năm 2017, giá cả của các loại phân bón Ure và DAP đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời gian giảm dài. Cụ thể, bình quân giá phân bón Ure thế giới tăng đến 10% so với mức đầu năm.
Còn ở thị trường trong nước, giá chào bán Ure cũng đã tăng bình quân 15% từ đầu năm đến cuối tháng 6/2017. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách bảo vệ môi trường tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy tại đây phải cắt giảm công suất hoạt động dẫn đến nguồn cung phân bón Ure trong vụ Đông Xuân năm nay bị khan hiếm.
Với những tín hiệu khởi sắc kể trên, kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu thuần 3.038 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận ròng đạt 556,46 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 60%.
Bên cạnh đó, RongViet Research cũng đưa ra dự đoán doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Đạm Phú Mỹ đều tăng trong năm 2017. Trong đó, doanh thu đạt 9.226 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm trước. Con số này được dựa trên giả định sản lượng tiêu thụ Ure đạt 830.000 tấn và giá bán tăng 18% so với năm 2016.
Bức tranh đầy ảm đạm
Trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2016, giá dầu thô thế giới giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của giá khí, cộng với tình trạng khó khăn của lĩnh vực nông nghiệp, sự gia tăng nguồn cung đạm nhập khẩu… đã khiến giá đạm rơi không phanh. Nếu như trước đây giá đỉnh điểm của phân Ure là 11.000 đồng – 12.000 đồng/kg thì tới năm 2016, giá tại thị trường phía Nam đã giảm xuống chỉ còn chưa đến 6.000 đồng/kg.
Thậm chí, công suất thực tế của các nhà máy đạm trong nước còn lớn hơn công suất thiết kế. Điển hình là nhà máy Đạm Phú Mỹ, người “anh cả” đầu ngành, luôn sản xuất vượt khoảng 20.000 – 50.000 tấn so với công suất thiết kế 800.000 tấn/năm.
Chưa kể thị trường phân bón lại phải chứng kiến sự cạnh tranh đầy quyết liệt. Các doanh nghiệp phân bón trong nước không chỉ phải “oằn mình” chống lại phân bón nhập khẩu mà còn phải “đấu đá” lẫn nhau. Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2016, nhập khẩu phân bón tuy giảm 7% về lượng và 21% về giá trị, nhưng tổng lượng nhập khẩu vẫn đạt 4,2 triệu tấn, trị giá hơn 1,125 tỷ USD.
Cuộc tranh giành thị phần diễn ra khá khốc liệt giữa các doanh nghiệp phân bón lớn như Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình, Đạm Bắc Hà,… Trong đó, Đạm Phú Mỹ đang tạm dẫn đầu thị trường Đông Nam Bộ với khoảng 70% thị phần.
Mặc dù được coi là công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất ngành, nhưng đứng trước bức tranh toàn cảnh ngành chỉ một màu xám xịt, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ cũng ngày càng giảm. Từ năm 2012 đến nay, doanh thu thuần của Đạm Phú Mỹ liên tục giảm mạnh, từ 13.321 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 7.924 tỷ đồng năm 2016. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 2,5 lần trong 5 năm, từ 3.067 tỷ đồng năm 2012 xuống 1.152 tỷ đồng năm 2016, đồng thời, giảm 24% so với năm 2015.
Mục tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm 2017 của Đạm Phú Mỹ là 810 tỷ đồng, giảm tới 29% so với năm 2016. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận ròng của Đạm Phú Mỹ đã đạt 556,46 tỷ đồng, tăng trưởng 60%.
Đạm Phú Mỹ có hy vọng đổi vận?
Giữa tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2018, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Đạm Phú Mỹ từ 61,3% xuống còn 51%. Đây được xem là hy vọng mới giúp Đạm Phú Mỹ có bước chuyển mình tích cực hơn trong thời gian tới, ít nhất là trên thị trường chứng khoán.
Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào những gì Sabeco đang đạt được sau khi có thông tin chính thức nhà nước sẽ bán hết vốn của doanh nghiệp bia này trong năm nay. Chỉ trong 3 tháng gần đây, cổ phiếu SAB của Sabeco đã tăng tới 36%, là trụ chính kéo VN-Index vượt mốc 800 điểm.
Đó là về ngắn hạn. Trong dài hạn, ngành phân bón cũng được kỳ vọng sẽ lấy lại “phong độ” trong năm 2017. Theo đó, nhu cầu đối với các mặt hàng phân bón gia tăng trở lại, các dự án NPK lớn được đưa vào hoạt động. Diễn biến về giá tích cực hơn. Những chuyển động về chính sách cũng sẽ giúp bức tranh ngành có những thay đổi “sáng sủa” hơn.
Còn ở thị trường trong nước, giá chào bán Ure cũng đã tăng bình quân 15% từ đầu năm đến cuối tháng 6/2017. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách bảo vệ môi trường tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy tại đây phải cắt giảm công suất hoạt động dẫn đến nguồn cung phân bón Ure trong vụ Đông Xuân năm nay bị khan hiếm.
Với những tín hiệu khởi sắc kể trên, kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu thuần 3.038 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận ròng đạt 556,46 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 60%.
Bên cạnh đó, RongViet Research cũng đưa ra dự đoán doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Đạm Phú Mỹ đều tăng trong năm 2017. Trong đó, doanh thu đạt 9.226 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm trước. Con số này được dựa trên giả định sản lượng tiêu thụ Ure đạt 830.000 tấn và giá bán tăng 18% so với năm 2016.
Trang Lê
vietnamfinance.vn
vietnamfinance.vn
Relate Threads